Bài tập về Động vật lớp thú môn Sinh học 7 có đáp án

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT LỚP THÚ MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Quan sát hình 46.2; 46.3 SGK đọc các thông tin có liên quan tới các hình trên, điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ phận cơ thể

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ lông

Bộ lông mao dày, xốp

Giữ nhiệt, an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm

Chi (có vuốt)

Chi trước ngắn

Đào hang và di chuyển

Chi sau dài, khỏe

Bật nhảy xa, chạy trốn kẻ thù

Giác quan

Mũi thính, lông xúc giác cảm giác xúc giác nhanh nhạy

Thăm dò thức ăn, môi trường, phát hiện kẻ thù

Tai thính, vành tai to, dài; cử động được theo các phía

Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù

 

 

Câu 2: Quan sat hình 46.5 SGK giải thích tại sao, con thro chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song tròn một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi? (lưu ý trên đường chạy của thỏ có cả những đoạn bụi cây rậm rạp và các hang trong đất).

Trả lời:

Thỏ khi bị rượt đuổi thường chạy theo hình chữ Z làm kẻ thù bị mất đà nên không thể vồ được nó. Lúc này kẻ thù lao lên một hướng khác nên thỏ có thể nhanh chóng lẩn vào bụi rậm.

 

Câu 3: Em hãy lựa chọn các thông tin ở cột (B) tương ứng với cột (A) và điền a, b, c,… vào đầu câu ở cột B

Trả lời:

Câu 4: Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa 74 km/h, trong khi đó cáo xám: 64 km/h, chó săn 68 km/h, chó sói 69,23 km/h thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên

Trả lời:

Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.

 

Câu 5: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.

Trả lời:

Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.

 

Câu 6: Quan sát các bộ phận xương thỏ kết hợp với hình 47.1 SGK. Đối chiếu với bộ xương thằn lằn đã học, nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Xương đầu

+ Cột sống: Xương sườn, xương mỏ ác

+ Xương chi: Đai vài, chi trên; đai hông, chi dưới

- Khác nhau:

Xương thỏ: Đốt sống cổ 7 đốt. Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoành). Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao

Xương thằn lằn: Nhiều hơn. Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng. Các chi nằm ngang

 

Câu 7: Quan sát trên mẫu mổ kết hợp với hình 47.2 (SGK). Hãy xác định vị trí, thành phần của các hệ cơ quan và ghi vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Thành phần của các hệ cơ quan

Hệ cơ quan

Các thành phần

Tuần hoàn

Tim 4 ngăn

Các mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

Hô hấp

Khí quản, phế quản, 2 lá phổi

Tiêu hóa

Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tụy.

Bài tiết

2 thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu

Sinh sản

Cái: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung

Đực: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối

 

 

Câu 8:  Đặc điểm của giác quan của thỏ?

Trả lời:

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú, phức tạp.

- Giác quan phát triển (đủ 5 giác quan), xúc giác, thính giác rất phát triển.

 

Câu 9:  Ghi vào bảng sau những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp Động vật có xương sống đã học.

Trả lời:

Các hệ cơ quan

Đặc điểm cấu tạo thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp ĐVCXS đã học

Hệ tuần hoàn

Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Hệ hô hấp

Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.

Hệ thần kinh

Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.

 

 

Câu 10: Hãy nêu tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm ở hình 47.5 SGK.

Trả lời:

Cơ hoành co dãn làm thay đối lồng ngực. Khi cơ hoành co, thể tích lồng ngực lớn, áp suất giám, không khí tràn vào phổi (hít vào). Khi cơ hoành dãn, thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài (thở ra).

 

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về Động vật lớp thú môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?