A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chương | Nội dung chính |
Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX | - Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. - Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873 - 1884. - Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. - Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913). - Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. |
Chương II. Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 | - Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. - Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. |
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
- Nguyên nhân: Do các nước TB chạy theo lợi nhuận,sản xuất ồ ạt …=> khủng hoảng "thừa"…
- Diễn biến:
Bắt đầu từ Mĩ => lan nhanh khắp các nước TBCN.
=> Là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài,có sức tàn phá chưa từng thấy , gây nên hậu quả hết sức nặng nề.
b. Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Châu âu và thế giới(đẩy lùi sức SX hàng chục năm).
- Hàng chục triệu CN thất nghiệp tăng, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ, phong trào đấu tranh của nd lên cao.
=> Để thoát ra khỏi KH, 1 số nước TB như Anh, Pháp...tiến hành cải cách KT-XH...1 số nước khác như Đức, Italia, NBản tiến hành phát xít hóa bộ máy c/q(...)và phát động chiến tranh để chia lại thế giới.
Câu 2. Tại sao nói: trong thập niên 20 của TK XX, nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới? Nguyên nhân đưa đến sự phát triển đó?
- Sau chiến tranh thế giới nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế- tài chính số một của TG:
+ 1928 chiếm 48%SLCN toàn thế giới vượt SLCN toàn Châu âu.
+ Chiếm 60% dự trữ vàng thế giới.
+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô,đầu lửa,thép…
- Nguyên nhân: Không bị chiến tranh tàn phá, Thu lợi từ chiến tranh; Ứng dụng KHKT vào sản xuất; Tăng cường bóc lột công nhân...
Câu 3. Nêu hoàn cảnh,nội dung,tác dụng của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven?
- Hoàn cảnh: Nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng 1929 - 1933...
-> 1932 Tổng tống mới đắc cử Rudơven mới đắc cử đã thực hiện " Chính sách mới"
- Nội dung: (SGK)
- Tác dụng:
+ Đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.
+ Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động.
+ Duy trì được chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 4 đến câu 9 của đề cương ôn tập HK2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?
A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.
B. Lo tích lũy lương thực.
C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Câu 2: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
(Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, và khu vực miền núi. Cuộc sống của người dân bị đe dọa, bóc lột, cùng với những chính sách thuế khóa nặng nề đã làm nông dân Yên Thế bùng nổ chiến tranh.)
Câu 3: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
A. Giúp vua cứu nước
B. Bảo vệ cuộc sống
C. Giành lại độc lập.
D. Cứu nước, cứu nhà.
Câu 4: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
A. Xây dựng phòng tuyến
B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.
C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.
Câu 5: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
A. Cải cách kinh tế, xã hội
B. Cải cách duy tân
C. Chính sách ngoại giao mở cửa
D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Câu 6: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?
A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
B. Cải cách duy tân đất nước.
C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
Câu 7: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?
A. Cướp đoạt ruộng đất
B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng
D. Lập đồn điền
Câu 8: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói
B. Khai thác than và kim loại
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
D. Khai thác điện, nước.
Câu 9: Mục đích của Hội Duy Tân là gì?
A. Lập ra một nước Việt Nam độc lập.
B. Bạo động vũ trang chống Pháp.
C. Nâng cao dân trí.
D. Nâng cao dân trí, dân quyền.
Câu 10: Tổ chức phong trào Đông Du là ai?
A. Phan Châu Trinh
B. Hội Duy Tân
C. Phan Bội Châu
D. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 4 đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2019 (có lời giải chi tiết).
- Đề thi HK2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2019 - Trường THCS Quỳ Hợp
Chúc các em học tốt!