Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Phú Lương

TRƯỜNG THCS PHÚ LƯƠNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm khách quan: 

Câu 1:  Hậu quả chủ yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước tư bản Châu Âu là:

A. Tàn phá nặng nề kinh tế,nhân dân lao động bị bần cùng,phong trào CM bùng nổ

B. Cao trào cách mạng lắng xuống khắp Châu Âu.

C. Các nước tư bản giầu lên nhanh chóng.

D. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển

Câu2: (0,6 đ) Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam á từ (1918- 1939) là:

A. Giai cấp tư sản lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

B. Giai cấp vô sản dần trưởng thành, các ĐCS được thành lập và lãnh đạo  phong trào cách mạng

C. Cùng với phong trào vô sản phong trào dân chủ tư sản cũng phát triển.

D. Phong trào cách mạng diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.

Câu3: Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là:

A. Cách mạng  Anh năm 1640

B. Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

C. Công xã Pa-ri 1871.

D. Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

Câu 4(1,0) Hãy điền những từ sau:bành trướng;  quân sự hoá; không ổn định; chiến tranh; cuộc khủng hoảng  để hoàn thiện nhận xét về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?

“Sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918), kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng(1)................................ Để tìm lối thoát khỏi(2)..........................., Nhật Bản tăng cường chính sách(3)..................................................đất nước, đẩy mạnh việc tiến hành (4).................................và(5)................................... ra bên ngoài.”

Câu 5: (1,4 đ) : Hãy nối thời gian ở cột A sao cho phù hợp với sự kiện ở cột B

TT

Thời gian (A)

Nối

TT

Sự kiện (B)

1

4-5-1919

 

A

Quốc tế cộng sản  thành lập

2

7-1937

 

B

Sản xuất công nghiệp của Liên Xô chỉ đứng sau Mĩ

3

1929- 1933

 

C

Phong trào Ngũ Tứ

4

2-3- 1919

 

D

Nga kí hoà ước với Đức, rút ra khỏi chiến tranh

5

1936

 

Đ

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

6

3- 1918

 

E

Khủng hoảng kinh tế thế giới

7

11-1918

 

F

Nhật phát động chiến tranh xâm lược TQuốc

B. Phần tự luận: (6 điểm).

Câu 4: Hãy nêu những nội dung chủ yếu của Chính sách mới (của Ru-dơ-ven)?Tác dụng của việc thực hiện Chính sách  mới ở  Mĩ năm 1932?

Câu 5: Để tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã đi theo đường lối nào?Nêu rõ những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội của Liên Xô thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội(1925-1941)?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  A

Câu 2:   B

Câu 3: C

Câu 4: 

1- không ổn đinh;     

2- cuộc khủng hoảng;        

3- quân sự hoá

4- chiến tranh;          

5- bành trướng

Câu 4: 

1 – C   ;        2 – F   ;          3 – E   ;       4 – A  ;           5 – B     ; 6 – D      ; 7 – Đ

 Câu 5:  ( 2,0 điểm)

- Chính sách mới của Ru-dơ-ven được nước Mĩ thực hiện vào cuối năm 1932.

- Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế và tài chính.          

- Chính phủ ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.   

- Nhà nước tăng cường vai trò  của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp , tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.                

Câu 6:

Năm 1926 – 1929 Liên Xô tập trung mọi sức lực vào việc bước đầu công nghiệp hoá XHCN.   

- Đường lối: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng….chế tạo máy móc nông nghiệp và công nghiệp quốc phòng.    

* Thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 - Kinh tế:Đạt thành tựu to lớn về nhiều mặt. đến năm 1936 sản lượng công nghiệp liên Xô đứng đầu châu Âu và đững thứ hai thế giới sau Mĩ, công cuộc tập thể hoá nông nghiệp cơ bản được hoàn thành….               

 - Văn hoá - giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cấp giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cấp THCS ở thành phố.Các lĩnh vực KH….   

- Xã hội: Xoá bổ các giai cấp bóc lột, chỉ còn lại hai giai cấp là công nhân, nông dân và trí thức XHCN.                                                                   

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm khách quan (3đ)

Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng:

Câu 1: (0,5đ) Thực dân Pháp đã chọn nơi nào làm mục tiêu xâm lược đầu tiên ở nước ta?

A. Huế                                                            B. Hà Nội

C. Đà Nẵng                                                     D. Phú Yên

Câu 2 (0,5đ) Nguyên nhân nào khiến Pháp quyết định chuyển mặt trận từ Đà Nẵng về Gia Định?

A. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại.

B. Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.

C. Đi trước Anh một bước trong việc làm chủ các cảng biển quan trọng ở miền Nam.

D. Chuẩn bị đánh Cam-pu-chia dò đường sang Trung Quốc.

Câu 3 (0,5đ) Triều đình Huế  kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 5-6-1862                                           A. Ngày 6-5-1862

C. Ngày 8-6-1862                                           D. Ngày 6-8-1862.

Câu 4 (0,5đ) Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?

A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì.

B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.

C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.

D. Hoà hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.

Câu 5 (0,5đ) Câu nói  "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" là của ai?

A. Trương Định                                              B. Trương Quyền

C. Nguyễn Trung Trực                                    D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 6 (0,5đ) Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

A. S ự bảo thủ, bạc nhược của triều đình.

B. Sai lầm chủ quan của Nguyễn Tri Phương.

C. Không đoàn kết, tập hợp được nhân dân.

D. Cả 3 lí do trên đúng.

II. Tự luận (7đ)

Câu 1: Em hãy so sánh giữa 2 hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) để chứng minh cho nhận định từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. (So sánh: về lãnh thổ, chủ quyền... ) (3đ)

Câu 2: Em hãy tường thuật diễn biến chiến thắng Cầu Giấy (12- 1873)? Chiến thắng đó có ý nghĩa như thế nào? (3đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: (0,5đ)Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi , giàu tài nguyên và chế độ phong kiến đã suy yếu.

B. Việt Nam có thị trường rộng lớn.

C. Việt Nam có vị trí giáp với Trung Quốc.

D. Pháp và Việt Nam có mối hận thù từ lâu trong lịch sử.

Câu 2: (0,5đ)Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ.

C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

D. Triều đình biết củng cố đoàn kết toàn dân.

Câu 3: (0,5đ) Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh"

B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.

Câu 4: (0,5đ) Theo HIệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho PHáp vào buôn bán?

A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.

B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.

C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.

D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.

Câu 5(0,5đ) Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?

A. Hoàng Diệu                                                B. Nguyễn Tri Phương

C. Nguyễn Trung Trực                                    D. Trương Định.

Câu 6: (0,5đ) Ai là người được nhân dân tôn  là  "Bình Tây đại nguyên soái"?

A. Nguyễn Tri Phương                                   B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định                                              D. Trương Quyền.

II. Tự luận

Câu 1. Vì sao thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm được Bắc Kì? Trình bày diễn biến cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) của thực dân Pháp? 

Câu 2: Em hãy so sánh giữa 2 hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) để chứng minh cho nhận định từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. (So sánh: về lãnh thổ, chủ quyền... ) 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

A. Phần trắc nghiệm khách quan:(4đ)

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng: (1 đ).

1. Trào lưu cải cách Duy Tân ra đời trong bối cảnh:

A. Thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì.

B. Kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

C. Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ mạnh mẽ.

D. Cả 3 ý trên.

2. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện các giai tầng:

A. Nông dân.

B. Địa chủ phong kiến.

C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

D. Tất cả các tầng lớp trên.

Câu 2: Hãy nối các cuộc khởi nghĩa với thời gian, người lãnh đạo tương ứng: (1đ).

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

1.Khởi nghĩa Hương Khê

A. 1905 - 1909.

a. Phan Đình Phùng.

2. Khởi nghĩa Yên Thế

B. 1886 - 1887.

b. Phan Bội Châu.

3. Phong trào Đông Du

C. 1885 - 1895.

c. Hoàng Hoa Thám.

4. Khởi nghĩa Bãi Sậy

D.1884 - 1913.

d. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

 

E. 1883 - 1892.

e. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 3: Điền các cụm từ cho sẵn sau đây vào chỗ..... cho đúng với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1884. (2đ).

- Bắc Kì.

- Trung Kì.

- Nam Kì.

- Gia Định.

- Định Tường.

- Đà Nẵng.

- Cửa biển Thuận An.

Tấn công cửa biển.................................không thành công. Pháp chuyển vào tấn công.........................................và thôn tính...............................rồi chuyển ra đánh....................................Cuối cùng, Pháp đổ bộ đánh chiếm......................................

buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.

B. Phần tự luận:(6đ)

Câu 1: ( 1đ) Kể tên các phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918?

Câu 2: (5đ) Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Trình bày những sự kiện chính về hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917? Em có nhận xét gì về hướng đi của Nguyễn Tất Thành so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Phú Lương. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?