Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Tân Kiên

TRƯỜNG THCS TÂN KIÊN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm). Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có công cơ học?

A. Cậu bé đang ngồi học bài.

B. Cô bé đang chơi đàn pianô.

C. Nước ép lên thành bình chứa.

D. Con bò đang kéo xe.

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản:

A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi.

C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công.

D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.

Câu 3: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao nhất định.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Câu 4: Đơn vị của công suất là:

A. Jun.                               B. Oát.

C. km/h.                             D. Niu ton.

Câu 5: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao \(6\,\,m\) với lực kéo ở đầu dây tự do là \(100\,\,N\). Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu?

A. \(1200\,\,J\).                   B. \(600\,\,J\).

C. \(300\,\,J\).                     D. \(2400\,\,J\).

Câu 6: Vật nhúng trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Không lực nào.

C. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.

B. Lực đẩy Ác-si-mét.

D. Trọng lực.

Câu 7: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi:

A. Hai vật có nhiệt năng khác nhau.

B. Hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.

C. Hai vật có nhiệt độ khác nhau.

D. Hai vật có nhiệt độ khác nhau, không tiếp xúc nhau.

Câu 8: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng:

A. Dẫn nhiệt.

B. Bức xạ nhiệt.

C. Đối lưu.

D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây vừa có động năng vừa có thế năng?

A. Một ô tô đang leo dốc.

B. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.

C. Nước được ngăn trên đập cao.

D. Hòn đá nằm yên bên đường.

Câu 10: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nếu để lâu ngày vẫn bị xẹp? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào quả bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại .

B. Vì cao su là chấn đàn hồi nên sau khi bị thổi nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ quả bóng có khoảng cách, nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 11: Chọn câu trả lời đúng nhất. Đứng gần một lò lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?

A. Sự dẫn nhiệt của không khí.

B. Sự đối lưu.

C. Sự bức xạ nhiệt.

D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 12: Một lực \(F = 500\,\,N\) tác dụng vào một vật làm vật di chuyển quãng đường \(20\,\,m\). Công thực hiện là:

A. \(500\,\,J\).

B. \(10000\,\,J\).

C. \(100\,\,kJ\).

D. \(5000\,\,J\).

Câu 13: Một máy kéo trong thời gian \(1\) phút thực hiện một công là \(30000\,\,J\). Công suất của máy kéo đó là:

A. \(30000\,\,W\).

B. \(1800000\,\,W\).

C. \(500\,\,W\).

D. \(500\,\,kW\).

Câu 14: Khi đun một ấm nước, nhiệt độ của nước tăng nhanh chủ yếu là do:

A. Sự dẫn nhiệt.

B. Sự đối lưu.

C. Bức xạ nhiệt.

D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.

Câu 15: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?

A. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1:  Hai lực cân bằng là gì? Giải thích tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên và đang chuyển động, lấy ví dụ minh họa?

Câu 2: Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường \(300\,\,m\) hết \(1\) phút, người thứ hai đi quãng đường \(8,1\,\,km\) hết \(0,5\) giờ.

a. Người nào đi nhanh hơn?

b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau \(30\) phút, hai người cách nhau bao nhiêu \(km\)?

ĐÁP ÁN

1. D

2. A

3. B

4. B

5. A

6. C

7. B

8. C

9. A

10. D

11. D

12. B

13. C

14. A

15. A

Câu 1.

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính

Ví dụ: Đặt một cố nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc. Do có quán tính, cốc không chuyển động ngay mà vẫn đứng yên

Câu 2.

Đổi: \(8,1\,\,km = 8100\,\,m\)

\(0,5h = 1800s\)

a. Vận tốc của người thứ nhất và người thứ 2 lần lượt là:

\(\begin{array}{l}{v_1} = \frac{{{S_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{300}}{{60}} = 5\,\,\left( {m/s} \right)\\{v_2} = \frac{{{S_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{8100}}{{1800}} = 4,5\,\,\left( {m/s} \right)\end{array}\)

Nhận xét: \(4,5m/s < 5m/s \to \) người thứ nhất đi nhanh hơn

b. Đổi: \(30phut = 1800s\)

Quãng đường hai người đi được sau 30 phút lần lượt là:

\(\begin{array}{l}{S_1}' = {v_1}t' = 5.1800 = 9000\,\,\left( m \right) = 9\,\,\left( {km} \right)\\{S_2}' = {v_2}t' = 4,5.1800 = 8100\,\,\left( m \right) = 8,1\,\,\left( {km} \right)\end{array}\)

Khoảng cách giữa hai người sau 30 phút là:

\(L = {S_1}' - {S_2}' = 9 - 8,1 = 0,9\,\,\left( {km} \right)\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng: 

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học?

A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật

B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật

D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật

Câu 2: Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: \({v_1} = 54\,\,km/h;\,\,{v_2} = 10\,\,m/s;\,\,{v_3} = 0,02\,\,km/s\). Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc.

A. \({v_1} < {v_2} < {v_3}\)

B. \({v_2} < {v_1} < {v_3}\)

C. \({v_3} < {v_2} < {v_1}\)

D. \({v_2} < {v_3} < {v_1}\)

Câu 3: Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực?

A. Lực làm cho vật chuyển động

B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc

C. Lực làm cho vật biến dạng

D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai

Câu 4: Trong các phương án sau đây, phương án nào có thể giảm được ma sát?

A. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

C. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc

Câu 5: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc?

A. \(km/ph\)                          B. \(m/h\)

C. \(ph/m\)                            D. \(km/h\)

Câu 6: Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: 

A. sẽ chuyển động nhanh hơn

B. sẽ tiếp tục đứng yên

C. sẽ chuyển động chậm dần

D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Câu 7: Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: 

A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất

B. Giảm áp lực của chân trên nền đất

C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất

D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất.

Câu 8: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương,

A. cùng chiều, cùng độ lớn

B. ngược chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật

C. ngược chiều, cùng độ lớn

D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: Biểu diễn các lực sau: 

a. Trọng lực của một vật có khối lượng \(2\,\,kg\) (tỉ xích \(1\,\,cm\) ứng với \(5\,\,N\))

b. Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực \(P\) có độ lớn \(300\,\,N\); lực kéo \({F_k}\) có phương nghiêng \({30^0}\) so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ \(200\,\,N\).

Câu 2: Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài \(600\,\,m\) hết \(2\) phút; quãng đường hai dài \(6\,\,km\) hết \(0,5\) giờ.

a. Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường.

b. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.D

4.A

5.C

6.D

7.C

8.B

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. Trọng lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của vật:

\(P = 10m = 10.2 = 20\,\,\left( N \right)\)

Trọng lực có:

Điểm đặt tại tâm của vật

Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống

Độ lớn của lực bằng \(20\,\,N\)

Biểu diễn lực:

b. Biểu diễn các lực:

Câu 2.

Đổi: \(2phut = 120s\)

a. Vận tốc của người đó trên quãng đường đầu tiên là:

\({v_1} = \frac{{{S_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{600}}{{120}} = 5\,\,\left( {m/s} \right) = 18\,\,\left( {km/h} \right)\)

Vận tốc của người đó trên quãng đường thứ hai là:

\({v_2} = \frac{{{S_2}}}{{{t_2}}} = \frac{6}{{0,5}} = 12\,\,\left( {km/h} \right)\)

b. Đổi: \(600\,\,m = 0,6\,\,km\)

\(2\,\,phut = \frac{1}{{30}}h\)

Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường là:

\({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{0,6 + 6}}{{\frac{1}{{30}} + 0,5}} = 12,375\,\,\left( {km/h} \right)\).

 

3. ĐỀ SỐ 3

I.  TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm

Câu 1. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô

A. tiếp tục đi thẳng

B. rẽ sang phải

C. rẽ sang trái 

D. đang dừng lại

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày

C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động

Câu 3. Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố

A. phương và chiều của lực

B. điểm đặt của lực

C. độ lớn của lực

D. cả ba đáp án trên

Câu 4. Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài \(S = 3,6\,\,km\), trong thời gian \(t = 40\) phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. \(19,44\,\,m/s\)                 B. \(15\,\,m/s\)

C. \(1,5\,\,m/s\)                     D. \(2323\,\,m/s\)

Câu 5. Nếu trên một đoạn đường, vật lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động

A. đều                      B. không đều

C. chậm dần            D. nhanh dần

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng. Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe dừng lại, người ta dùng phanh (thắng) xe để

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng trọng lực

Câu 7. Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều

A. cánh quạt quay ổn định

B. chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc \(5\,\,km/h\)

C. tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước

D. chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất

Câu 8. Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại

A. ma sát giữa đế giày và nền nhà

B. ma sát giữa thức ăn và đôi đũa

C. ma sát giữa bánh xe và trục quay

D. ma sát giữa dây là ròng rọc

II.  TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên?

Câu 2. (2 điểm) Một người đi xe mô tô trên đoạn đường \(ABC\) với vận tốc trung bình \(20\,\,km/h\). Biết trên đoạn đường \(AB\) người đó đi trong thời gian \({t_1} = 10\) phút, trên đoạn đường \(BC\) người đó đi trong thời gian \({t_2} = 20\) phút. Tính quãng đường \(ABC\).

Câu 3. (1 điểm) Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm \(A\) và \(B\). Vận tốc trong nửa thời gian đầu là \(30\,\,km/h\) và trong nửa thời gian sau là \(15\,\,m/s\). Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường.

ĐÁP ÁN

1.C

2.C

3.D

4.C

5.B

6.A

7.C

8.C

 

II.  TỰ LUẬN

Câu 1.

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: xe ô tô đang đi trên đường, ô tô chuyển động so với cây cối bên đường, nhưng đứng yên so với tài xế trên xe

Câu 2.

Đổi: \(10phut = \frac{1}{6}h\)

\(20phut = \frac{1}{3}h\)

Tổng thời gian người đó đi trên quãng đường \(ABC\) là:

\(t = {t_1} + {t_2} = \frac{1}{6} + \frac{1}{3} = 0,5\,\,\left( h \right)\)

Quãng đường \(ABC\) dài là:

\(S = v.t = 20.0,5 = 10\,\,\left( {km} \right)\)

Câu 3.

Gọi thời gian xe máy chuyển động trên toàn bộ quãng đường là \(t\)

Quãng đường xe máy đi được trong nửa thời gian đầu là:

\({S_1} = {v_1}\frac{t}{2} = \frac{1}{2}{v_1}t\)

Quãng đường xe máy đi được trong nửa thời gian cuối là:

\({S_2} = {v_2}.\frac{t}{2} = \frac{1}{2}{v_2}t\)

Quãng đường xe máy đi được là:

\(S = {S_1} + {S_2} = \frac{1}{2}{v_1}t + \frac{1}{2}{v_2}t = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}t\)

Vận tốc trung bình của xe máy trên cả đoạn đường là:

\({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{t} = \frac{{\frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}t}}{t} = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)

Thay số: \({v_1} = 30\,\,km/h;\,\,{v_2} = 15\,\,m/s = 54\,\,km/h\), ta có:

\({v_{tb}} = \frac{{30 + 54}}{2} = 42\,\,\left( {km/h} \right)\).

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Ném một quả bóng lên cao, hãy cho biết trong quá trình chuyển động, cơ năng đã được chuyển hóa như thế nào ?

Câu 2. Nêu nội dung của định luật bảo toàn cơ năng. Động năng của mộ: vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 3. Điền vào chỗ trống:

Nhiệt năng có thể truyền từ……………của một vật,……………bằng hình thức dẫn nhiệt.

Câu 4. Một cần trục nhỏ khi hoạt động với công suất P = 1500W thì nâng được một vật nặng m = 200kg lên độ cao 12m trong 20 giây.

a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật ?

b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc ?

Câu 5. Một đoàn tàu hỏa chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Đầu máy phải thắng một lực cản bằng 0,005 trọng lượng của đoàn tàu. Biết công suất đầu máy là 750kW. xác định khối lượng của đoàn tàu ?

Câu 6: Một con ngựa kéo xe đi được \(120\,\,m\) với lực kéo là \(200\,\,N\) trong thời gian \(60\) giây.

a. Tính công của con ngựa đã thực hiện?

b. Tính công suất làm việc của con ngựa?

Câu 7: Đưa một vật có trọng lượng \(P = 500\,\,N\) từ mặt đất lên độ cao \(50\,\,cm\).

a. Tính công đưa vật lên theo phương thẳng đứng?

b. Dùng ván nghiêng dài \(2\,\,m\) để đưa vật lên thì cần lực kéo nhỏ nhất bằng bao nhiêu? Bỏ qua ma sát giữa vật và ván nghiêng.

c. Dùng tấm ván khác cũng có độ dài \(2\,\,m\). Nhưng do có ma sát nên lực kéo vật bằng ván nghiêng này là \(150\,\,N\). Hãy tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng và độ lớn của lực ma sát? 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

 Khi ném quả bóng lên cao, bóng chuyển động theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đi lên chậm dần cho đến khi vận tốc bằng không, trong giai đoạn này thì động năng giảm dần và vận tốc giảm dần, thế năng hấp dẫn tăng dần vì độ cao của bóng tăng dần. Đến khi vận tốc của bóng bằng 0. động năng giảm đến giá trị 0 và thế năng đạt giá trị cực đại.

Giai đoạn 2: Đi xuống nhanh dần cho đến khi chạm đất. Trong giai đoạn này động năng tăng dần vì vận tốc tăng dần, thế năng hấp dẫn giảm dẩn vì độ cao của bóng giảm dần. Đến khi chạm đất, vận tốc của bóng là lớn nhất, động năng tăng đến giá trị cực đại còn thế năng giảm đến giá trị nhỏ nhất (nếu chọn mặt đất làm gốc thế năng thì thế năng của bóng bằng 0).

Câu 2.

Nội dung của định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học. động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Động năng của một vật phụ thuộc vào hai yếu tố đó là khối lượng và vận tốc của vật, nếu các đại lượng đó càng lớn thì động năng càng lớn.

Câu 3.

Nhiệt năng có thể truyền lừ phần này sang phần khác của một vật từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Câu 4.

a) Áp dụng công thức \(P = \dfrac{A }{ t}\)

\( \Rightarrow A = P.t = 1500.20 = 30000\,J\)

b) Công có ích: \(A_1  = P.s = 10.200.12 = 24000\,J\)

Hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_1}}}{A}  = 0,8\) hay \(H = 80\%.\)

Câu 5.

Theo giả thiết trong 1 s công của đầu tàu:

\(A = P.t = 750000\, J\)

Công lực cản \(A’ = 0,005.10 .m.s = 0,005.10.m. 10 \)\(\,= 750000\,J\)

Suy ra \(m =\dfrac{{750000}}{{0,5}} = 1500000\,kg \)\(\,= 1500\) tấn.

Câu 6:

a. Công của con ngựa thực hiện là:

\(A = F.s = 200.120 = 24000\,\,\left( J \right)\)

b. Công suất làm việc của con ngựa là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{24000}}{{60}} = 400\,\,\left( W \right)\)

Câu 7:

a. Đổi: \(50cm = 0,5m\)

Công đưa vật lên theo phương thẳng đứng là:

\({A_i} = P.h = 500.0,5 = 250\,\,\left( J \right)\)

b. Vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát

Công của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là:

\(A = {A_i} = F.s \Rightarrow F = \frac{{{A_i}}}{s} = \frac{{250}}{2} = 125\,\,\left( N \right)\)

c. Công của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là:

\({A_{tp}} = F'.s = 150.2 = 300\,\,\left( J \right)\)

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

\(H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}}.100\%  = \frac{{250}}{{300}}.100\%  \approx 83,3\% \)

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. (3,0 điểm)

Câu 1: Một hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, xe đột ngột rẽ phải, hành khách sẽ ở trạng thái nào?

A. Nghiêng người sang phải

B. Nghiêng người sang trái

C. Ngồi yên

D. Ngã về phía trước

Câu 2: Đơn vị của vận tốc là

A. \(km.h\)                            B. \(m/s\)

C. \(h/km\)                            D. \(s/m\)

Câu 3: Đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ

A. Khối lượng                      B. Thể tích

C. Lực                                  D. Độ dài

Câu 4: Công thức tính vận tốc trung bình là

A. \({v_{tb}} = s.t\)           

B. \({v_{tb}} = \frac{s}{t}\)

C. \({v_{tb}} = \frac{t}{s}\)              

D. \({v_{tb}} = F.s\)

Câu 5: Chuyển động nào sau là chuyển động đều

A. Ô tô bắt đầu rời bến

B. Hòn đá được ném lên cao

C. Chuyển động tròn của kim đồng hồ

D. Chuyển động thẳng của vật rơi tự do

Câu 6: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều. Các cặp lực cân bằng tác dụng lên ô tô là

A. Lực kéo và lực nâng của đường

B. Trọng lực và lực kéo

C. Trọng lực và lực ma sát

D. Trọng lực và lực nâng của đường

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1.

a. Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc (chỉ rõ các đại lượng).

b. Một xe mô tô chuyển động với vận tốc 36km/h, con số đó cho biết điều gì? Sau 2 giờ 15 phút, mô tô đi được quãng đường bao nhiêu?

Câu 2. Hãy chọn giá trị vận tốc cho phù hợp:

Đối tượng

Vận tốc

1. Người đi bộ

a. 340 m/s

2. Xe đạp lúc xuống dốc

b. 300.000 km/s

3. Vận tốc tối đa của xe mô tô tại nơi đông dân cư

c. 5 km/h

4. Vận tốc âm thanh trong không khí

d. 40 km/h

5. Vận tốc của ánh sáng trong chân không

e. 42,5 km/h

Câu 3. Một xe mô tô chuyển động có vận tốc mô tả trong đồ thị sau:

a) Hãy cho biết tính chất của chuyển động trong từng giai đoạn.

b) Tính đoạn đường mà vật đi được trong giai đoạn vật có vận tốc lớn nhất.

Câu 4. Một người đi bộ và một ngưòi đi xe đạp trên cùng một quãng đường AB. Biết thời gian người đi xe bằng 2 thời gian người đi bộ. Vận tốc trung bình của người đi bộ so với người đi xe là bao nhiêu ?

Câu 5. Có thể nào 3 lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không? Em hãy cho ví dụ minh họa.

ĐÁP ÁN

1. B

2. B

3. C

4. B

5. C

6. D

Câu 1.

a. Độ lớn vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Biểu thức: \(v = \dfrac{s }{ t}\) 

Trong đó:

+ v: vận tốc (m/s)

+ t: thời gian (s)

+ s: quãng đường (m)

b. \(v = 36\,km/h\) cho biết mỗi giờ xe mô tô đi được 36km.

 t = 2h 15 phút = 2,25h

\(\Rightarrow s = v.t = 36.2,25 = 81 km.\)

Câu 2. 1c; 2e ; 3d; 4a; 5b.

Câu 3.

a) 1 : nhanh dần, 2 : đều, 3 : chậm dần, 4 : đứng yên, 5 : nhanh dần, 6 : đều, 7: chậm dần.

b) Mô tô chuyển động với vận tốc cực đại là 75km/h trong 2 phút, như thế mô tô đi được 2,5km.

Câu 4. Vận tốc đi bộ trung bình là \(v_b =\dfrac{S }{ {3t}}\)

Vận tốc đi xe đạp trung bình là \(v_x = \dfrac{S }{ t}\)

Vận tốc trung bình cùa người đi bộ so với người đi xe là bằng \(\dfrac{1 }{ 3}\) lần.

Câu 5. Có. Thí dụ, có hai sợi dây treo một vật. Hai lực căng dây \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \)  để giữ cân bằng một vật có trọng lượng P.

Vậy 3 lực cân bằng nhau là 2 lực căng \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \)  và trọng lực \(\overrightarrow P \)

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Tân Kiên. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?