Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

PHẦN A: NỘI DUNG CƠ BẢN

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiếp theo)

I. Nội dung kiến thức:

1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

  • Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:

+ Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.

+ Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám chỗ ở của công dân trong hai trường hợp, nhưng việc khám không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định:

  • Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khửng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện, tài liệu liên quan đến vụ án.
  • Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.

+ Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định; chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng thể thức mà pháp luật quy định.

- Ý nghĩa

2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

  • Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
  • Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Không ai được tự tiện bóc mở, thu giũ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác

+ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pl và chỉ trong trường hợp cần thiết mới có quyền kiểm soát thư, điện thọại, điện tín của người khác.

+ Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác sẽ bị xử lý theo pl

- Ý nghĩa

3. Quyềntự do ngôn luận

- Khái niệm quyền tự do ngôn luận

- Nội dung quyền tự do ngôn luận:

+ Công dân có thể sử dụng quyền này tại cuộc họp ở cơ quan, tr­ờng học, tổ dân phố… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, tr­ờng học, địa phư­ơng mình.

+ Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ tr­ơng, chính sách và pháp luật của nhà n­ớc; về xây dựng bộ máy nhà n­ớc trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội

+ Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân  trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, hoặc công dân có thể viết th­ cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.

- Ý nghĩa

4. Trách nhiệm của nhà n­ước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

II. Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan:

Hiến pháp 2013, bộ luật hình sự 2009,bộ luật tố tụng hình sự 2015, luật xử lý vi phạm hành chính 2012…

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. Nội dung kiến thức:

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

Nội dung quyền bầu cử và quyền ứng cử

+ Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân.

Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi học thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, trừ một số trường hợp mà luật bầu cử quy định không được thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử.

+ Cách thực hiện:

  • Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
  • Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng 2 con đường: Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử ( trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử)

- Ý nghĩa

2. Quyền tham gia quản lý nà nước và xã hội

- Khái niệm quyền tham gia quản lý nà nước và xã hội

Nội dung quyền tham gia quản lý nà nước và xã hội:

+ Ở phạm vi cả nước:

. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pl quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân. Đồng thời, trong quá trình thực hiện pl, nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách pl để nhà nước sửa đổi, hoàn thiện.

Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý

+ Ở phạm vi cơ sở: Dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

- Ý nghĩa

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

  • quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

-Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân:

+Người có quyền khiếu nại, tố cáo

Người khiếu nại: cá nhân (công dân), tổ chức

Người tố cáo: chỉ có công dân

+ Người giải quyết khiếu nại, tố cáo

+ Cách thực hiện khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Ý nghĩa

4. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân

II. Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan:

Hiến pháp 2013, luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015, Luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân 2015, luật khiếu nại 2011, luật tố cáo2011, bộ luật hình sự 2009

BÀI 8:PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

I. Nội dung kiến thức

1. Quyền học tập của công dân

Khái niệm

- Nội dung:

+ Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.

+ Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào

+ Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

+ Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

2.Quyền sáng tạo của công dân

Khái niệm

- Nội dung:

Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; các tác phẩm báo chí; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học công nghệ.

3. Quyền phát triển của công dân

Khái niệm

- Nội dung:

+ Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

+ Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

4. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

5.  Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân  

II. Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan:

Hiến pháp 2013, Luật giáo dục ( sửa đổi 2009), luật sở hữu trí tuệ ( sửa đổi 2009) luật xử lý vi phạm hành chính 2012…

BÀI 9:PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

I. Nội dung kiến thức

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững đất nước.

- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển kinh tế.

+ Quyền tự do kinh doanh

+ Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển văn hóa

- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội

- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.

II. Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan:

 Hiến pháp 2013, Luật doanh nghiệp 2014, Luật di sản văn hóa 2001, Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật an ninh quốc gia 2004

B. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 6: Các quyền tự do cơ bản

Câu 1: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa

A. Công dân với pháp luật                         B. Nhà nước với pháp luật                                        

C. Nhà nước với công dân                                     D. Công dân với Nhà nước và pháp luật

Câu 2: Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 20 Hiến pháp 2013 là

A. Quyền tự do nhất                                                B. Quyền tự do cơ bản nhất

C. Quyền tự do quan trọng nhất               D. Quyền tự do cần thiết nhất

Câu 3: Trừ trường hợp phạm tội quả tang, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Phê chuẩn  của Viện kiểm sát, thì không ai         

A. Bị khởi tố                          B. Bị xét xử                           C. Bị bắt                                 D. Bị truy tố

Câu 4: Cơ quan nào sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam

A. Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát                               B. Uỷ ban nhân dân, Toà án

C. Cảnh sát điều tra, Uỷ ban nhân dân                           D. Viện kiểm sát, Toà án

Câu 5: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nghĩa là, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp nào?

A. Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng                                                B. Phạm tội rất nghiêm trọng                    

C. Đang bị truy nã                                                                D. Phạm tội quả tang

Câu 6: Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo qui định pháp luật có quyền ra lệnh bắt ai để tạm giam khi có căn cứ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

A. Người phạm tội quả tang                                                           B. Bị can, bị cáo

C. Người bị truy nã                                                              D. Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Câu 7: Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng                          B. Thực hiện tội phạm nghiêm trọng

C. Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng                            D. Thực hiện tội phạm

Câu 8: Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được. Đó là  bắt người trong trường hợp

A. truy nã                                           B. khẩn cấp               C. nguy hiểm                        D. đặc biệt

Câu 9: Đâu không phải là phạm tội quả tang?

A. Đang thực hiện tội phạm                                               B. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện

C. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt        D. Có ý định thực hiện tội phạm thì bị phát hiện

Câu 10: Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công  an xã. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X. Trong trường hợp này việc làm của công an xã là

A. đúng quy định pháp luật.           B. bắt kẻ gian kịp thời.      C. bắt người trái phép.         D. không đúng thẩm quyền.

Câu 11: “Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh.” là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 12: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 13: Chủ tịch xã ra lệnh cho công an xã bắt giam 2 chủ hộ vì lí do chậm nộp tiền quỹ lao động công ích. Trong trường hợp này việc làm của chủ tịch xã là

A. đúng quy định pháp luật.           B. bắt người trái phép.        C. làm việc quyết đoán.      D. hơi quá đáng.

Câu 14: Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt

B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội

C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án

D. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 16: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 17: Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 18: Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 19: Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 20: Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 21: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã tát vào mặt học sinh B. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Không vi phạm gì

Câu 22. Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại, đó là hành vi vi phạm quyền:

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm

C. Bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm

D. Được pháp luật bảo vệ của công dân

Câu 23. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.                B. Phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.                                D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 24. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.                B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.

C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.                         D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.

Câu 25: Việc làm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự , nhân phẩm của người khác là:

A. Đánh người gây thương tích                                        B. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi

C. Bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà                          D. Bắt người không có lí do

Câu 26: Theo pháp luật Việt Nam, Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội

A. truy nã                                           B. quả tang                           C. nghiêm trọng                   D. nguy hiểm

Câu 27: Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân đều trái với:

A. Lương tâm, đạo đức      B. Dư luận, chuẩn mực         C. Đạo đức, pháp luật          D. Pháp luật, chuẩn mực

Câu 28:Bắt người trái phép là hành vi thực hiện khi

A. Nghi ngờ một người phạm tội                           B. Bắt người phạm tội quả tang

C. Bắt người bị truy nã                                           D. Bắt người khi có phê chuẩn của viện kiểm sát

Câu 29. Không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì không ai bị bắt, trừ trường hợp       

A. phạm tội quả tang.          B. nghi ngờ gây án.       C. bao che người phạm tội.         D. không tố giác tội phạm.

Câu 30 Trường hợp nào sau đây thì bất kì ai cũng có quyền bắt người?

A. Bắt người liên quan đến vụ án                         B. Bắt người đang bị truy nã.

C. Bắt người bao che tội phạm.                            D. Bắt người đồng lõa với tội phạm.       

Câu 31. Trường hợp bắt người nào sau đây được xem là bắt người trái phép?

A. Do nghi ngờ người này có hành vi phạm pháp.                    B. Đang trèo tường vào nhà người khác.

C. Đang bẻ khóa xe để lấy trộm xe của người khác.                D. Ngay sau khi thực hiện tội phạm bị phát hiện.

Câu 32. Trường hợp nào sau đây được xem là bắt người trong trường hợp khẩn cấp?

A. Bắt người phạm tội quả tang.

B. Bắt người đang bị truy nã.

C. Bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

D. Bắt người đang bẻ khóa vào nhà người khác lấy trộm đồ.

Câu 33. Trường hợp nào sau đây không phải là phạm tội quả tang?

A. Đang thực hiện tội phạm.                                                          B. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

C. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.                   D. Có ý định thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

Câu 34. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt .

B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.

C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án.

D. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.

Câu 35. Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự có nghĩa là tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được

A. bảo vệ, giữ gìn.               B. bất khả xâm phạm.                     C. đảm bảo an toàn.                D. tôn trọng, bảo mật.

Câu 36. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ lí do chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế.                                     B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.  D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 37. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.           B. Khuyên T gỡ bỏ thông tin nói xấu, bịa đặt.

C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.            D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.

Câu 38. Bà N, hiệu trưởng trường NTY đi taxi vào sân trường trong giờ ra chơi và gây tai nạn cho một học sinh dẫn đến học sinh đó bị gãy chân, nhưng bà N lại che giấu sự việc. Bà N đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được đến trường học tập và tự do vui chơi .            B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.      D. Được chăm sóc tính mạng, sức khỏe. 

Câu 39.Ông A mất xe máy khẩn cấp báo công an xã. Ông khẳng định anh X là người đã lấy cắp. Căn cứ vào lời khai của ông A, công an xã ngay lập tức bắt X. Trong trường hợp này,  hành vi của công an xã là

A. phù hợp luật định

B.vi phạm quyền bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C.vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

D.vi phạm quyền quyền tự do đi lại của công dân

Câu 40.Người bị khởi tố hình sự theo quyết định của cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát gọi là gì?

A.Bị can.                    B.Bị cáo.                    C.Người bị kết án                            D.Đương sự.

Câu 41.Người đã bị tòa án đưa ra xét xử gọi là gì?

A.Bị can.                    B.Bị cáo.                    C.Người bị kết án                            D.Đương sự.

Câu 42.Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông thường là

A. không quá  6h.                B. không quá 12h.               C. không quá 24h.   D. không quá 48h.

Câu 43.Tạm giữ người chưa thành niên cần thông báo cho cha mẹ, người giám hộ của họ biết khi thời gian tạm giữ

A. quá  3h.

B. quá 6h.

C. quá 12h.

D. quá 24h.

Câu 44. Do hiểu lầm H và T ( học sinh THPT) cãi nhau to tiếng ngoài đường. Mọi người cùng thôn tới xem và cổ vũ hai bên. Ông trưởng công an xã biết chuyện cho người bắt H và T về trụ sở giam 13 tiếng, không cho tiếp xúc với gia đình. Trong trường hợp này, hành vi của công an xã là

A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm tính mạng công dân.

B. vi phạm quyền tự do ngôn luận.

C. sai, vì H và T chưa đủ tuổi bắt giam.

D. đúng, vì trưởng công an xã có thẩm quyền bắt người để ổn định trật tự.

Câu 45. Bắt người đúng pháp luật là bắt người theo đúng quy định của pháp luật về

A. quyền lực, trình tự, thủ tục.                   B. thẩm quyền, thời gian, thủ tục.

C. thẩm quyền, trình tự, thủ tục.               D. thời gian , trình tự, thủ tục.

Câu 46.Khi viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì người ra lệnh bắt

A. tùy theo tình hình để giải quyết.                           B. vẫn có thể tiếp tục điều tra nếu nghi ngờ.

C. phải trả tự do ngay cho người bị bắt.      D. xin ý kiến cấp trên trước khi trả tự do cho người bị bắt .

Câu 47. Phát hiện tên tội phạm bị truy nã đang ẩn nấp trong nhà ông T ,em cần phải làm gì?

A. Im lặng và tìm cách tránh xa.                B. Im lặng vì mình chưa đủ tuổi để giải quyết  .

C. Báo ngay cho công an đến bắt.                        D. Thông báo cho mọi người biết.

Câu 48.Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?

A. Bắt giam giữ người .                                          B. Trêu chọc làm người khác bực mình.

C. Rêu rao chuyện riêng tư của người khác.                 D. Lén đọc thư của người khác vì tò mò.

Câu 49. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A.Nghe trộm điện thoại của người khác.

B.Điều khiển xe máy khi đang có biểu hiện say rượu.

C.Đe dọa giết người nhưng chưa ra tay hành động.

D.Trong lúc khống chế tên cướp có vũ khí, anh A làm hắn bị thương.

Câu 50. Chị H phát hiện và có bằng chứng về việc chị T có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của mình. Trong trường hợp này chị H phải làm gì để bảo vệ quyền của mình?

A.Viết đơn kiện chị T và gửi lên tòa án có thẩm quyền.

B.Trực tiếp gặp chị T để cảnh cáo.

C.Thuê người dạy cho chị T một bài học.

D.Làm đơn trình báo vụ việc lên Ủy ban nhân dân huyện.

Câu 51. Người  trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt?

A. Người chuẩn bị phạm tội.                                  B. Người bị nghi ngờ phạm tội

C. Người phạm tội đang bị truy nã.                      D. Người bị khởi tố hình sự.

Câu 52.Trong trường hợp cần thiết phải bắt người khẩn cấp cần phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan nào để phê chuẩn?

A.Tòa án cùng cấp.                                     B.Viện kiểm sát cùng cấp.  

C.Ủy ban nhân dân cùng cấp.                               D.Cơ quan công an cấp trên.

Câu 53.Trong trường hợp bắt được người phạm tội quả tang, sau đó cần phải làm gì?

A.Trói, giam giữ để tra hỏi.                                                B.Giải ngay đến UBND nơi gần nhất.

C. Đánh cho một bài học để không tái phạm.                             D.Yêu cầu trả lại đồ rồi thả.

Câu 54. Để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?

A. Có suy nghĩ muốn giết người.   B. Đe dọa giết người.  C. Kết bè kéo cánh.     D. Gây chia rẽ đoàn kết nội bộ.

Bài 6: Các quyền tự do của CD – phần 2

Câu 1. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người

A. tôn tạo.                 B. tôn trọng.              C. bảo mật.                                       D. bảo vệ.

Câu 2. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền tự do cơ bản nào dưới đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử.                          B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền được phát biểu.                         D. Quyền bình đẳng trong xã hội.

Câu 3. Tự ý vào nhà người khác để tìm kiếm đối tượng trộm cắp là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.                B. Được bảo hộ về tài sản riêng.

C. Bảo mật nơi cư trú hợp pháp.                          D. Khai báo tạm trú, tạm vắng.

Câu 4. Nghi ngờ ông A lấy cắp điện thoại của mình, ông B cùng em trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.

B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

C. Quyền nhân thân của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

Câu 5. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền tự do dân chủ của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật điện thoại của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 6 Phát hiện tên tội phạm bị truy nã đang ẩn nấp trong nhà ông T ,em cần phải làm gì?

A. Im lặng và tìm cách tránh xa.                B. Xông vào bắt để tội phạm không trốn thoát.  .

C. Báo ngay cho công an đến bắt.                        D. Thông báo cho mọi người biết.

Câu 7. Nghi ngờ A lấy trộm điện thoại, D tự ý xông vào phòng A khám xét. Khi A phản đối, D đã đánh A bị thương. Trường hợp này D đã xâm phạm

A. tính mạng và nhân phẩm người khác             B. thân thể và tính mạng, sức khỏe người khác.

C. chỗ ở và tính mạng, sức khỏe người khác.               D. chỗ ở và thân thể người khác.

Câu 8. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý

A. đến nhà người khác chơi.                                 B. vào chỗ ở của người khác.

C. đến thăm nhà người khác.                               D. coi nhà người khác như nhà mình.

Câu 9. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của một người khi chỗ ở của người đó có

A. người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.   B. dao, búa, rìu.

C. đồ vật đặc biệt quý hiếm.                                  D. tài liệu quan trọng.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật nước ta thư tín, điện thọai, điện tín của cá nhân được bảo đảm

A. an toàn và công khai.                             B. an toàn trong quá trình vận chuyển.

C. an toàn và bí mật.                                               D. an toàn sau khi kiểm duyệt.

Câu 11. Hình thức xử lí cao nhất đối với người có hành vi tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là

A. xử phạt vi phạm hành chính.                B. xử phạt vi phạm kỉ luật.

C. xử phạt vi phạm dân sự.                                    D. truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 12. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín?

A. Truy câp và sử dụng wifi nhà hàng xóm        

B. Tự đưa địa chỉ email của mình cho bạn sử dụng.

C. Dùng máy ghi âm để nghe lén điện thoại của bạn.

D. Đọc thư của mình cho người khác biết.

Câu 13. Công dân có quyền tự do ngôn luận có nghĩa là công dân có quyền tự do

A. nói những gì mình thích.                        B. phát biểu ý kiến.              C. tố cáo.                   D. chỉ trích

Bài 7: Quyền dân chủ

Câu 1. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bầu cử.                                                                 B. Quyền ứng cử.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.                        D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 2. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ.                                      B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do.

C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.                                               D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

Câu 3. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Đang điều trị ở bệnh viện.                                                         B. Mất năng lực hành vi dân sự.

C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.                                    D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

Câu 4. Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền bình đẳng.                       B. Quyền dân chủ.              C. Quyền tố cáo.      D. Quyền khiếu nại.

Câu 5. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền khiếu nại.                     B. Quyền tố cáo.                            C. Quyền tự do ngôn luận.                     D. Quyền nhân thân.

Câu 6. Điều kiện nào dưới đây là đúng về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?

A.Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên không vi phạm luật, có năng lực và tín nhiệm với cử tri

B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm luật, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

C. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

D. Mọi công dân Việt Nam, có năng lực và tín nhiệm với cử tri

Câu 7. Bầu cử là quyền dân chủ 

A. trực tiếp.                           B. về quản lí.                         C. về văn hóa.                      D.gián tiếp.

Câu 8. Công dân được khiếu nại trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị 

A. thu hồi.                 B. phát tán.               C. xâm hại.                                       D. ảnh hưởng.

Câu 9. Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Phổ thông.           B. Bình đẳng.                        C. Tự quyết.                                     D. Tập trung

Câu 10. Khi đến thăm trường phổ thông dân tộc nội trú B, anh M đã vô tình phát hiện việc giám thị A nhốt học sinh vi phạm kỉ luật trong phòng tối. Anh M cần thực hiện quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của học sinh?

A. Tố cáo.                 B. Khiếu nại.             C. Bảo vệ.                                         D. Chăm sóc.

Câu 11. Là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, ông T góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng. Ông T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?

A. Chia sẻ thông tin nội bộ.                                                B. Triển khai kế hoạch liên ngành.

C. Bàn bạc việc biểu quyết công khai.                             D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12. Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Gửi đơn tố cáo.                                      B. Làm đơn khiếu nại.

C. Nhờ phóng viên viết bài.                   D. Im lặng vì nể nang.

Câu 13. Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khác gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước. Trong trường hợp này công dân đã thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền tố cáo.                         B. Quyền khiếu nại.                    C. Quyền được bảo vệ.                          D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 14. Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Dân chủ trực tiếp.                               B. Dân chủ gián tiếp.    C. Dân chủ tập trung.                              D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 15. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền tố cáo.                                                            B. Quyền đóng góp ý kiến. 

C. Quyền tự do.                                                              D. Quyền khiếu nại.

Câu 16. Quyền nào sau đây cho phép công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền  biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?

A. Quyền tố cáo.                                                            B. Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền tự do.                                               D. Quyền khiếu nại

Câu 17. Ngày 22/5/2016, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Xét về độ tuổi, công dân sinh ngày nào dưới đây không đủ điều kiện được bầu cử?

A. 21/4/1998                       B. 21/5/1998                       C. 21/5/1997.                      D. 21/4/1999

Câu 18. Theo quy định của Hiến pháp 2013, công dân có quyền bầu cử là công dân

A. đủ 18 tuổi trở lên.                                    B. đủ 21 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên.                        D. từ 21 tuổi trở lên

Câu 19. Theo quy định của Hiến pháp 2013, công dân có quyền ứng cử là công dân

A. đủ 18 tuổi trở lên.                                    B. đủ 21 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên.                        D. từ 21 tuổi trở lên.

Câu 20. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Trong trường hợp này công dân A đã thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền quyết định công việc của đất nước.                                               B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền tự do ngôn luận.                                                                     D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 21. Mục đích của quyền tố cáo là

A. bù đắp quyền lợi ích bị xâm phạm.                                        B. ngăn chặn việc làm trái pháp luật.                 

C. chia sẻ quyền lợi ích bị xâm phạm.                                                   D. khắc phục quyền lợi ích bị xâm phạm .

Câu 22. Nhằm phát hiện và ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân, pháp luật nước ta cho phép công dân được sử dụng quyền nào sau đây?

A. Quyền đóng góp ý kiến.                                     B. Quyền tự do.                                               

C. Quyền khiếu nại.                                                    D. Quyền tố cáo

Câu 23. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân?

A. Phổ thông.                 B. Bình đẳng.                  C. Biểu quyết.                D. Trực tiếp

Câu 24. Để nhân dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở thì những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước là những việc

A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.                                    B. dân làm và quyết định trực tiếp.

C. dân bàn bạc trước khi chính quyền xã, phường quyết định.                        D. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 25. Để nhân dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở thì hoạt động của chính quyền xã, thu chi các loại quỹ, lệ phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo là những việc

A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.                                    B. dân làm và quyết định trực tiếp.

C. dân bàn bạc trước khi chính quyền xã, phường quyết định.                        D. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 26. Để nhân dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở thì các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là những việc

A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.                                B. dân làm và quyết định trực tiếp.

C. dân đuợc bàn bạc trước khi chính quyền xã, phường quyết định.           D. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 27. Để nhân dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở thì chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là những việc

A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.                                    B. dân làm và quyết định trực tiếp.

C. dân bàn bạc trước khi chính quyền xã, phường quyết định.                        D. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 28. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây là các quyền gắn liền với việc thực hiện          

A. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.                          B. trật tự, an toàn xã hội.         

C. hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.                                             D. hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.

Câu 29. Khi phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì công dân có quyền

A. khiếu nại.                        B. tố cáo.                             C. bắt người.                                   D. im lặng.

Câu 30. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật, xâm hại tới lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là mục đích của quyền nào dưới đây ?         

A. Tố cáo.                                        B. Khiếu nại.                       C. Tự do.                             D. Bình đẳng.

Câu 31. Trong quá trình khiếu nại lần 2 của công dân thì công dân có thể sử dụng hình thức nào sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật?         

A. Đăng báo về vụ việc khiếu nại.                                                                   B. Gây sự và đe dọa người giải quyết khiếu nại.         

C. Tố cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình.                    D. Khởi kiện ra tòa hành chính.

Câu 32. Theo quy định của pháp luật, khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích  của mình, công dân được thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền tố cáo.                              B. Quyền khiếu nại.                                           

C. Quyền đóng góp ý kiến.                         D. Quyền kiện ra tòa.                                             

Câu 32. Sau ngày bầu cử An khoe với bạn rằng mình không chỉ bỏ một phiếu bầu cử mà cả mẹ và bà đều “tín nhiệm” giao phiếu cho An bỏ vào thùng phiếu luôn. Nếu em là An, trong trường hợp này em có nhận bỏ phiếu giùm cho mẹ và bà không?

A. Sẵn sàng nhận vì được tín nhiệm.                              B. Không thể từ chối vì đó là mẹ và bà của mình.

C. Từ chối vì như thế là vi phạm nguyên tắc bầu cử.                              D. Vẫn nhận nhưng sẽ nhờ người khác bỏ giùm.

Câu 33. Bà N, hiệu trưởng trường NTY đi taxi vào sân trường trong giờ ra chơi và gây tai nạn cho một học sinh dẫn đến học sinh đó bị gãy chân, nhưng bà N lại che giấu sự việc. Khi biết sự việc trên, công dân được thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền khiếu nại.                                                B. Quyền tố cáo.

C. Quyền đòi bồi thường.                                      D. Quyền kiến nghị.

Câu 34. Do nghi ngờ T (lớp 8) - bạn cùng lớp lấy cắp xe của con mình, ông H – một cán bộ xã đã bắt rồi nhốt T vào phòng làm việc suốt cả ngày và mắng nhiếc, nhéo tai, dọa dẫm, ép T phải nhận tội. Đến cuối ngày, T được thả về trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Trong trường hợp này gia đình T cần phải làm gì để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với những người khác?

A. Gửi đơn tố cáo hành vi của ông H.                              B. Chia sẻ sự việc lên mạng xã hội.        

C. Đến trụ sở làm ầm lên để đòi bồi thường.                 D. Gọi người tới nhà “dạy” cho ông H một bài học.

Câu 35: Trong dịp đại biểu Quốc Hội tiếp xúc cử tri, anh K đã kiến nghị với Quốc hội về vấn đề thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự vẫn còn nhiều kẻ hở, đề nghị Quốc hội nên nghiên cứu điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng trong nhân dân. Trong trường hợp này anh K đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?

A. Chia sẻ thông tin nội bộ.                                                B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyết định công việc của Quốc hội.                            D. Bàn bạc việc biểu quyết công khai.

Câu 36.Chị H phát hiện và có bằng chứng về việc chị T có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của mình. Trong trường hợp này chị H phải làm gì để bảo vệ quyền của mình?

A.Viết đơn kiện chị T và gửi lên tòa án có thẩm quyền.                       B.Trực tiếp gặp chị T để cảnh cáo.

C.Thuê người dạy cho chị T một bài học.                                   D.Làm đơn trình báo vụ việc lên Ủy ban nhân dân huyện.

Câu 37. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan tổ chức tiếp nhận giải quyết tố cáo phải

A. kiên quyết xử lí nghiêm.                                                B. chuyển hồ sơ lên cấp trên trực tiếp

C. chuyển hồ sơ đến tòa hành chính.                                          D. chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra

Câu 38. Trong quá trình khiếu nại nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền

A. gửi hồ sơ đến nhiều cơ quan cơ hội giải quyết sẽ cao hơn.                         B. gửi hồ sơ lên cấp cao nhất.

C. khởi kiện ra tòa hành chính.                                                                             D. gửi hồ sơ cho cơ quan điều tra.

Câu 39.Cơ quan nào là cơ quan đại biểu của nhân dân?

A. Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.                               B. Quốc hội và Chính phủ.

C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.                                             D. Ủy ban nhân dân và Chính phủ.

Câu 40.Quyền dân chủ nào dưới đây giúp nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước?

A. Bầu cử và ứng cử                                                                       B.Tham gia quản lí nhà nước và xã hội

C. Khiếu nại, tố cáo.                                                                        D. Tự do ngôn luận.

Câu 41.Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A.Phổ thông.                         B.Bình đẳng.                         C.Trực tiếp.                           D.Bỏ phiếu kín.

Câu 42.Công dân có quyền tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương là quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Bầu cử và ứng cử                                               B.Tham gia quản lí nhà nước và xã hội

C. Khiếu nại, tố cáo.                                                D. Tự do ngôn luận.

Câu 43.Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 2013 ở các địa phương đã họp tổ dân phố để lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Trong trường hợp này công dân các tổ dân phố đã thực hiện quyền

A. dân chủ gián tiếp                                    B. quản lí nhà nước và xã hội

C. Khiếu nại, tố cáo.                                                D. Tự do ngôn luận.

Câu 44.Công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính, quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.Trong trường hợp này công dân đã thực hiện quyền nào sau đây?

A. Tố cáo.                                                      B. Quản lí nhà nước.

C.  Khiếu nại.                                                           D.Tự do ngôn luận.

Câu 45.Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân có quyền tố cáo?

A.Thấy người lấy cắp tài sản công cộng.                                    B.Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế .

C.Bị công an giao thông xử phạt quá mức .                                D.Bị buộc thôi việc trong thời gian nuôi con 6 tháng tuổi .

Câu 46.Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân có quyền khiếu nại?

A.Phát hiện ổ đánh bạc .                                        B.Thấy người lấy cắp tài sản công cộng .

C.Bị công an giao thông xử phạt quá mức .        D.Phát hiện ổ mại dâm trá hình.

Câu 47.Khi người dân khiếu nại đối với hành vi hành chính của một cán bộ xã , ở bước đầu tiên người khiếu nại gửi đơn đến đâu?

A.Cơ quan công an .                                               B.Chủ tịch UBND xã .

C.Chủ tịch UBND huyện.                           D.Tòa án hành chính.

Câu 48.Phát hiện bà M là bảo mẫu thường xuyên bạo hành các bé mà bà trông giữ như bịt mũi, tát vào mồm mỗi khi cho ăn, hắt nước vào mặt, đánh đập… Trong trường hợp này em nên làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan gì tới mình.                       B. Bắt ngay bà đưa đến trụ sở công an  .

C. Báo cho chính quyền địa phương.                              D. Đe dọa cho bà một bài học.

Câu 49.Với hình thức dân chủ gián tiếp, nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước thông qua tổ chức nào dưới đây?

A. Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.                   B. Quốc hội và Chính phủ.

C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.                                 D. Ủy ban nhân dân và Chính phủ.

Câu 50.Quyền dân chủ nào dưới đây giúp nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước?

A. Bầu cử và ứng cử                                                           B.Tham gia quản lí nhà nước và xã hội

C. Khiếu nại, tố cáo.                                                            D. Tự do ngôn luận.

Câu 51.Tự mình đi bầu, viết phiếu và bỏ phiếu thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A.Phổ thông.                         B.Bình đẳng.                         C.Trực tiếp.                           D.Bỏ phiếu kín.

Câu52.Khi viết hộ phiếu bầu cho người không thể tự mình viết được thì phiếu bầu của cử tri được viết hộ phải đảm bảo

A.bí mật.                                B.bình đẳng.                         C.trực tiếp.                            D.công khai.

Câu53.Xét về đột tuổi, công dân Việt Nam nào dưới đây có thể tự ứng cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ 18 tuổi trở lên.                                               B. Đủ 20 tuổi trở lên.

C. Đủ 21 tuổi trở lên.                                               D. Mọi công dân Việt Nam.

Câu54. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Đang bị kỷ luật ở cơ quan.                                B. Đang bị tạm giam.

C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.            D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

Câu 55. Người thuộc trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người bị tàn tật.                                      B. Đang bị tạm giam.

C. Bị mất năng lực hành vi dân sự.                      D. Bị tòa án kết tội đang thi hành án.

Câu 56.Đâu là nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?

A.Phổ biến, rộng rãi, trực tiếp, bí mật.                              B.Bình đẳng, công bằng, tiến bộ và văn minh.

C.Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.                       D. Phổ thông, bình đẳng, minh bạch và chính xác.

Câu57. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền ứng cử?

A. Được lực lượng vũ trang giới thiệu ứng cử.

B. Đang bị quản chế hành chính.

C. Được tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử.

D. Công dân đủ 21 tuổi có năng lực và được cử tri tín nhiệm tự ứng cử,

Câu 58. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của

A. đất nước                           B. nhà nước                         C. địa phương                                  D. chính quyền

Câu 59.Công việc nào dưới đây thể hiện công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A.Góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.                                  B.Đại biểu tiếp xúc với cử tri

C.Bầu cử đại biểu Quốc hội                                                          D.Phê phán cái xấu trong đời sống xã hội

Câu 60.Ở phạm vi cơ sở, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A.Góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.

B. Biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.

C.Bàn và quyết định trực tiếp các công việc gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của người dân nơi họ sinh sống

D.Phản ánh kịp thời với Nhà nước những bất cập, không phù hợp của chính sách, pháp luật để nhà nước sửa đổi, hoàn thiện.

Câu 61.Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A.Yêu cầu chính quyền địa phương thông báo chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.

B. Phê phán cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.

C. Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

D.Phản ánh kịp thời với Nhà nước những bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật.

Câu 62.Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A.Yêu cầu chính quyền địa phương thông báo chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.

B. Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

C. Xây dựng ban hành các văn bản pháp luật.

D. Sửa đổi, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật.

Câu 63. Công việc nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi cơ sở?

A Xây dựng chiến lược phát triển của địa phương.

B. Bàn bạc và biểu quyết về xây dựng đường thôn xóm.

C.Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.

D.Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Câu 64.Công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo trong trường hợp nào?

A.Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

B.Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.

C.Quản lí nhà nước và xã hội

D.Giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan, nhà nước.

Câu 65.Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại

A. hành vi dân sự, quyết định dân sự.

B. hành vi hành chính, quyết định hành chính.

C. hành vi kỷ luật, quyết định kỷ luật.

D. hành vi hình sự, quyết định hình sự.

Câu 66. Quyền tố cáo là quyền của công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về

A. hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào

B. hành vi vi phạm pháp luật hành chính của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào

C. hành vi vi phạm pháp luật dân sự của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào

D. hành vi vi phạm pháp luật hình sự của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào

Câu 67.Công dân sử dụng quyền khiếu nại để làm gì?

A.Bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại.                                                B.Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.

C.Ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.                                    D.Giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước.

Câu 68.Công dân sử dụng quyền tố cáo để làm gì?

A.Khôi phục lợi ích hợp pháp của mình.                                     B.Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.

C.Ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.                                    D.Giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước.

Câu 69Người có quyền tố cáo là ai?

A.Công dân.              B.Tổ chức.                C.Cơ quan.               D.Công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 70 Người có quyền khiếu nại là ai?

A.Công dân.              B.Tổ chức.                C.Cơ quan.               D.Công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 71.Chị X nhận thấy hình thức kỷ luật “ buộc thôi việc” của Công ty đối với mình là không đúng. Chị X cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

A.Tự do ngôn luận.             B.Lao động.                          C.Tố cáo.                   D.Khiếu nại.

Câu 72.Gia đình ông N nhận thấy việc đền bù khi giải phóng mặt bằng cho nhà mình của cán bộ địa phương không thỏa đáng. Gia đình ông cần làm đơn gì để gửi cơ quan chức năng xem xét?

A. Đơn trình bày.                  B. Đơn tố giác.                     C. Đơn khiếu nại.                D. Đơn phản đối.

Câu 73. Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân A có quyền tố cáo?

A. A bị cơ quan thuế xử phạt không đúng .

B. A bị cảnh sát giao thông xử phạt quá mức .

C. A thấy cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lộ .

D. A được trả bài kiểm tra nhận thấy giáo viên cộng sai đểm thành phần.

Câu 74.Công dân sẽ không bị pháp luật xử phạt trong trường hợp nào dưới đây?

A.Che dấu tội phạm.                                               B.Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.

C.Không tố giác khi phát hiện tội phạm.              D. Tố giác khi phát hiện tội phạm.

Câu 75. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử

A. Phổ thông                        B. Bình đẳng                        C. Công khai                         D. Trực tiếp

Câu 76.  Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân là các quyền gắn liền với việc thực hiện

A. Quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.              B. Trật tự, an toàn xã hội.

C. Hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.                                  D. Hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.

Câu 77. Ở Phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:

A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.                      B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

C. Quyền dân chủ gián tiếp của công dân.                                 D. Tự do bình đẳng không trái với pháp luật.

BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền học tập.    B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển. D. Quyền vui chơi giải trí.

Câu 2.Việc làm nào dưới đây khuyến khích quyền sáng tạo của công dân?

A. Cấp học bổng cho học sinh đi du học.                        B. Cấp học bổng cho học sinh giỏi.

C. Tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi.                                  D. Thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật

Câu 3. Học sinh đạt được các giải cao theo quy định được tuyển thẳng vào các trường cao đẳng, đại học. Điều này thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền học tập.    B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển. D. Quyền ưu tiên.

Câu 4. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được

A. phát triển tòan diện.       B. tự do sáng tạo.    C. học không hạn chế.                   D. bảo vệ.

Câu 5. H có năng khiếu về hội họa nên em muốn thi vào trường Đại học Mỹ thuật nhưng bố em là Giám  đốc của một công ty lớn bắt ép em theo học ngành Quản trị kinh doanh. Trong trường hợp này H nên Thuyết phục cha mẹ dựa trên quy định về quyền

A. tự do                      B. phát triển              C.  sáng tạo.              D.  học tập

Câu 6. Nhà nước tạo điều kiện để công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoăc không tập trung, điều đó tạo cho công dân được

A. học bất cứ ngành nghề nào                                         B. bình đẳng về cơ hội học tập.

C. học không hạn chế.                                                       D. học thường xuyên suốt đời.

Câu 7. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tham gia các bậc học từ thấp đến cao.                      B. Tự do vào học trường đại học mình thích  .

C. Được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.                 D. học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 8. Mọi công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có cơ hội học tập

A. như nhau.            B. bình đẳng  .                      C. đồng đều.             D. khác nhau.  

Câu 9. Mọi công dân đều có quyền được học

A. giáo trình nâng cao.                               B. chương trình liên kết.

C. không hạn chế.                                                   D. theo chủ đề tự chọ

Câu 10. Công dân được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe là nội dung quyền được

A. học tập.                            B. sáng tạo                C. phát triển.                         D. bảo vệ

Câu 11. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thể hiện quyền học     

A. không bắt buộc.                                                  B. chương trình tự chọn.

C. thường xuyên, suốt đời.                                    D. liên thông.

Câu 12. Tác phẩm văn học công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tác giả.                                         B. Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Quyền phát minh sáng chế.                  D. Quyền được phát triển

Câu 13. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng công dân thuộc quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sáng tạo.                           B. Quyền được tham gia.

C. Quyền được phát triển.                         D. Quyền tác giả.

Câu 14. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện

A. công bằng xã hội trong giáo dục.                     B. bất bình đẳng trong giáo dục.

C. định hướng đổi mới giáo dục.              D. chủ trương phát triển giáo dục

Câu 15. H đạt giải nhất cuộc thi INTEL ISEF (khoa học kĩ thuật) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên được một số trường đại học chọn tuyển thẳng. H đã được thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được học không hạn chế .                   B. Được phát triển.

C. Đăng kí bản quyền.                                D. Chuyển giao công nghệ

Câu 16. Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”. Bạn D đã tự ý sao chép bức tranh của chị gái và gửi dự thi với tên mình. D đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.                         B. Ứng dụng.                        C. Ủy nhiệm.            D. Chuyển nhượng

Câu 17. N có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật nhưng bố mẹ bắt N nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Dù rất buồn nhưng đó là bố mẹ mình nên N không dám nói gì đành phải nghe theo bố mẹ. Nếu em là N em sẽ dựa vào quy định pháp luật nào sau đây để thuyết phục bố mẹ cho đi học?

A. Quy định về quyền sáng tạo.                                        B. Quy định về quyền học tập.

C. Quy định về quyền tự do.                                              D. Quy định về quyền được bày tỏ ý kiến

Câu 18. Công dân được khuyến khích phát triển tài năng là nội dung của quyền nào?

A. Quyền học tập.    B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển. D. Quyền vui chơi giải trí.

Câu 19Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 1981, với mục đích tiêm phòng miễn phí cho đối tượng chính là trẻ em, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các căn bệnh nguy hiểm. Đây là hoạt động thể hiện nội dung của quyền nào?

A. Quyền học tập.    B. Quyền sáng tạo.              C. Quyền được phát triển. D. Quyền vui chơi giải trí.

Câu 20.Việc làm nào dưới đây khuyến khích quyền học tập của công dân?

A. Tuyển thẳng vào đại học những học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia.

B. Mở các lớp học văn hóa cho công nhân vào buổi tối.

C. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường

D. Thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật

Câu 21. Đam mê nghề cơ khí nông dân trẻ Tạ Đình Huy (SN 1982), ở thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội đã thiết kế thành công chiếc máy nông nghiệp tích hợp 12 công năng tiện ích, đa dạng địa hình sử dụng.(Nguồn: Danviet.vn). Sản phẩm trên là

A. Phát minh.                                    B. Sáng chế.                         C. Sáng tạo.                          D. Sáng kiến

Câu 22: Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là

A. phát minh.                        B. sáng chế.                          C. Sáng tạo.                          D. Sáng kiến

Câu 23Theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%. Số lượng người dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ (PC, laptop, điện thoại…).(Theo nguồn Tạp chí xã hội và công nghệ). Điều đó thể hiện nội dung của quyền nào?

A. Quyền học tập.    B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển. D. Quyền vui chơi giải trí.

Câu 24. Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX - năm 2016 diễn ra từ ngày 29/7 đến ngày 10/8 tại hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, quy tụ 3.899 vận động viên là học sinh ở 3 cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến từ 63 đơn vị tỉnh, thành phố,. Đây là hoạt động thể hiện nội dung của quyền nào?

A. Quyền học tập.                B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển. D. Quyền vui chơi giải trí.

Câu 25. Công dân được khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là nội dung của quyền nào?

A. Quyền học tập.    B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển. D. Quyền vui chơi giải trí.

Câu 26. Năm 2017 các trường đã có thêm những quy định riêng dẫn đến đối tượng  tuyển thẳng vào đại học rộng mở hơn. Điều đó thể hiện nội dung của quyền nào?

A. Quyền học tập.    B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển. D. Quyền vui chơi giải trí.

Câu 27. Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền sáng tạo của công dân?          

A. Chỉ nhà khoa học mới có quyền sáng tạo.         

B. Chỉ những người lao động trí óc mới có quyền sáng tạo.         

C. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.         

D. Chỉ những người đủ tuổi trưởng thành mới có quyền sáng tạo.

Câu 28. Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”. Bạn D đã tham gia và đạt giải nhất. Bạn D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.             B. Ứng dụng.                                    C. Quyền phát triển.            D. Chuyển nhượng

Câu 29. Các nhà khoa học có tài được nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để làm việc là thể hiện

A. Quyền ứng dụng.                                               B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền được phát triển.                         D. Quyền được hưởng ưu đãi.

Câu 30. Có người cho rằng ở nước ta trong xã hội phong kiến trước đây cũng như hiện nay đều có quyền được phát triển. Theo em điều đó

A. Đúng vì mọi công dân đều phát triển.    

B. Đúng vì xã hội nào cũng phát triển.

C. Sai vì trong xã hội phong kiến đại đa số nhân dân không muốn hưởng quyền này.

D. Sai vì trong xã hội phong kiến đại đa số nhân dân không được hưởng quyền này

Câu 31. Có người cho rằng ở nước ta trong xã hội phong kiến trước đây cũng như hiện nay đều có quyền được phát triển. Theo em điều đó

A. Đúng vì mọi công dân đều phát triển.    

B. Đúng vì xã hội nào cũng phát triển.

C. Sai vì trong xã hội phong kiến có sự phân biệt đối xử trong quyền phát triển

D. Sai vì trong xã hội phong kiến không có sự phân biệt đối xử trong quyền phát triển

Câu 32. Có người cho rằng ở nước ta trong xã hội phong kiến trước đây cũng như hiện nay đều có quyền được học tập. Theo em điều đó

A. Đúng vì mọi công dân đều được tham gia học tập.    

B. Đúng vì xã hội nào cũng đảm bảo quyền học tập .

C. Sai vì trong xã hội phong kiến đại đa số nhân dân không muốn hưởng quyền này.

D. Sai vì trong xã hội phong kiến đại đa số nhân dân không được hưởng quyền này

Câu 33. Có người cho rằng ở nước ta trong xã hội phong kiến trước đây cũng như hiện nay đều có quyền được học tập. Theo em điều đó

A. Đúng vì mọi công dân đều được tham gia học tập.         

B. Đúng vì xã hội nào cũng đảm bảo quyền học tập .

C. Sai vì trong xã hội phong kiến có sự phân biệt đối xử trong quyền học tập

D. Sai vì trong xã hội phong kiến không có sự phân biệt đối xử trong quyền học tập

Câu 34. Công dân được sáng tác ra các tác phẩm văn học là nội dung quyền

A. học tập.                                        B. sáng tạo                            C. phát triển.                         D. bảo vệ

Câu 35. Công dân có những cải tiến kỹ thuật là thể hiện quyền 

A. học tập.                                        B. sáng tạo                            C. phát triển.                         D. bảo vệ

Câu 36. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung về quyền sáng tạo của công dân?         

A. Quyền tác giả.                                                    B. Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Quyền sáng tác các tác phẩm văn học.                    D. Quyền được chăm sóc sức khỏe.

Câu 37. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Nội dung này thể hiện quyền         

A. dân chủ của công dân.                                   B. phát triển của công dân.         

C. sáng tạo của công dân.                              D. học tập của công dân.

Câu 38. Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?         

A. Thu gom và phân loại rác.                                                        B. Thiết kế máy thu hoạch rau màu.         

C. Tham gia hoạt động văn nghệ ở cụm dân cư.                     D. Tham gia đội bóng chuyền của xã.

Câu 39. Hùng là học sinh lớp 10 nhưng đã xây dựng được phần mềm học môn Lịch sử giúp nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử. Trong trường hợp này, Hùng đã phát huy quyền nào dưới đây?         

A. Quyền học tập.                     B. Quyền sáng tạo.          C. Quyền phát triển.                D. Quyền lao động.

Câu 40. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung của pháp luật. Điều này thể hiện quyền

A. học tập.                   B. sáng tạo.                      C. phát triển.                    D. dân chủ. 

Câu 41. M có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật nhưng bố mẹ bắt M nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ M đã vi phạm những quyền nào dưới đây của công dân?

A. Học tập và sáng tạo.      B. Học tập và lao động.  C. Lao động và giải trí.    D. Lao động và phát triển. 

Câu 42. Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện

A. quyền học không hạn chế.                                             B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.                         D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 43. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Quyền học tập không hạn chế.           

B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.       

D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

Câu 44. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm

A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.                                  B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.

C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.                            D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Câu 45. Pháp luật nước ta quy định những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và làm việc, cống hiến tài năng cho Tổ quốc. Điều đó thể hiện công dân có quyền

A. được sáng tạo.                          B. được ưu tiên.                  C. được phát triển.                D. được cống hiến.

Câu 46. Nông dân Trần Văn Dũng (Trà Vinh) sáng chế ra máy hút bùn để cải tạo ao hồ nuôi tôm sú. Trong trường hợp này anh có quyền nào dưới đây đối với sản phẩm của mình? 

A. Quyền tác giả.                                                                        B. Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Quyền nghiên cứu khoa học.                                                D. Quyền tác phẩm.

Câu 47. Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Công dân có thể học lên cao bằng nhiều hình thức khác nhau.

C. Mọi công dân đều được ưu tiên trong thi tuyển vào trường đại học.

D. Công dân  có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 48. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học. Điều này thể hiện

A. công bằng xã hội trong giáo dục.                                          B. bất bình đẳng trong giáo dục.

C. thành ý của Nhà nước trong giáo dục .                               D. cơ hội của người học.

Câu 49. Hoạt động nào sau đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?

A. Tham gia hoạt động văn hóa.                                               B. Sáng tác ra các tác phẩm văn học.

C. Các thí sinh dự thi kì thi đại học.                                              D. Đóng góp ý kiến sửa đổi pháp luật.

Câu 50. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để

 A. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành.     B. mọi công dân được học  ngang bằng nhau.

 C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số.                                D. phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

Câu 51. Quyền học tập của công dân được quy định trong 

A. Hiến pháp, luật giáo dục                                                                    

B. luật giáo dục,  luật hành chính và các văn bản pháp luật khác.

C. Hiến pháp, luật giáo dục và các văn bản pháp luật khác.                                      

D. Hiến pháp.

Câu 52. Công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế đều có quyền học tập. Điều này thể hiện công dân

A. được tự do học tập.                                                        B. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. được bình đẳng tuyệt đối.                                             D. được cùng học tập với nhau dưới một mái trường.

Câu 53. Trong lớp 12 A, có bạn nộp hồ sơ thi vào ngành y, có bạn nộp ngành luật, có bạn nộp ngành kĩ thuật…Điều này đã thể hiện học sinh có quyền

A. học bất cứ nghành nghề nào.                          B. học không hạn chế.

C. tự do hành nghề.                                                D. vào các trường đại học mà mình muốn.

Câu 54. Linh là học sinh lớp 12 đã viết bài và gửi cho tòa soạn báo “Mực tím”. Trong trường hợp này  Linh thực hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền sở hữu.                                                    B. Quyền tự do viết bài.

C. Quyền hoạt động báo chí.                                             D. Quyền sáng tạo.

Câu 55. Công dân có quyền được phát triển là được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về

A. thể chất, tinh thần, sự nghiệp, đạo đức.                     B. thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.

C. sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.              D. vật chất, tinh thần, trí tuệ, năng lực.

Câu 56. Những bạn có thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được ưu tiên chọn vào các trường đại học.  Điều này nói tới nội dung nào sau đây?         

A. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.         

B. Công dân được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.         

C. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.         

D. Công dân có quyền tự do trong học tập.

Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Câu 1. Doanh nghiệp được phép hoạt động khi có

A. nguồn vốn ổn định.         B. thị trường tiêu thụ.       C. trình độ chuyên môn.    D. giấy phép kinh doanh. 

Câu 2. Việc lồng ghép giảng dạy pháp luật với các chủ đề liên quan đến: bạo lực học đường, ma túy, HIV/AIDS... trong chương trình giáo dục công dân cấp trung học phổ thông là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về 

A. vấn đề an sinh xã hội.                            B. chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

C. ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.                          D. phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 3. Đội thanh niên xung kích trường trung học phổ thông X đã giúp bà con vùng lũ dọn dẹp vệ sinh và tư vấn cách xử lí nguồn nước ô nhiễm. Đội thanh niên xung kích đã thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bảo vệ môi trường.     B. Tiết kiệm tài nguyên.    C. Chăm sóc sức khỏe.           D. Xóa đói giảm nghèo.                          

Câu 4. Quyền tự do kinh doanh của công dân nghĩa là mọi công dân đều có quyền hoạt động kinh doanh khi

A. cam kết nộp thuế đủ theo quy định của pháp luật.        B. đủ tuổi kinh doanh theo quy định của pháp luật.

C. có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.         D. có đủ vốn để kinh doanh.

Câu 5. Công ty T xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc này là

A. bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty.

B. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.

C. thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

D. bảo vệ nguồn nước sạch của công ty.

Câu 6. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của

A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.                                  B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

C. công dân từ 20 tuổi trở lên.                              D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 7. Công dân có quyền tự do kinh doanh có nghĩa là công dân có quyền

A. tự lựa chọn và quyết định hình thức kinh doanh.

B. quyết định địa điểm kinh doanh.

C. kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.

D. miễn thuế trong những năm đầu kinh doanh.

Câu 8. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

A. Từ 18 đến 27 tuổi.                                                          B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.                          D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 9. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật ưu đãi về thuế tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các thành phần kinh tế mở mang ngành, nghề, mở rộng cơ sở sản xuất có khả năng sử dụng nhiều lao động nhằm         

A. tạo ra nhiều việc làm mới.                                           B. thực hiện xóa đói giảm nghèo.         

C. bảo vệ môi trường.                                                     D. bảo vệ an ninh quốc phòng.

Câu 10. Vũ trường C tổ chức sử dụng chất ma túy, hoạt động mại dâm, cung cấp thuốc lắc cho khách hàng. Điều này trái nghĩa vụ gì trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh?

A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.

B. Không tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

C. Không bảo vệ quyền lợi khách hàng.

D. Không khai báo những mặt hàng kinh doanh mới.

Câu 11. Ông A hiện đang là Bí thư chi Bộ tại phường và muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Ông A nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư TP HCM nhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì

A. ông A không có bằng kinh tế.                           B. ông A là cán bộ công chức.

C. ông A bị tòa án cấm kinh doanh.                                 D. ông A không đủ tư cách kinh doanh.

Câu 12. Theo điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì đối tượng nào sau đây không được tiến hành hoạt động kinh doanh?

A. Người đã từng thất bại trong kinh doanh.                  B. Người bị xử phạt hành chính.

C. Người không có hộ khẩu tại địa phương.                  D. Cán bộ công chức nhà nước.

Câu 13. Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

A. yêu cầu giải trình về hoạt động kinh doanh.              B. xét miễn giảm thuế.

C. chấp nhận đăng kí kinh doanh.                                               D. xem xét.

Câu 14. Cửa hàng của bà Liên có một số mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh nên bị cơ quan chức năng lập biên bản. Trong trường hợp này bà Liên đã vi phạm nghĩa vụ gì trong kinh doanh?

A. KD không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép.     B. Không nộp thuế đủ theo quy định của pháp luật.

C. Không trung thực trong kinh doanh.                      D. Kinh doanh hàng hóa kém chất lượng.

Câu 15. Nếu kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh mà Nhà nước khuyến khích thì doanh nghiệp có thể được

A. tự lựa chọn và quyết định hình thức kinh doanh.                   B. quyết định địa điểm kinh doanh.

C. KD bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.             D. miễn thuế trong những năm đầu kinh doanh.

Câu 16. Nhà nước ta sử dụng biện pháp nào dưới đây để  thực hiện xóa đói, giảm nghèo?

A. Kinh tế - chính trị.     B. Kinh tế - tài chính.      C. Giảm tốc độ tăng dân số.      D. Giảm thuế thu nhập.

Câu 17. Văn bản pháp luật nào sau đây điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực xã hội?

A. Luật di sản văn hóa.       B. Luật doanh nghiệp.                    C. Luật xuất bản.      D. Luật hôn nhân gia đình.

Câu 18. Vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của

A. Luật Nhà nước.               B. Luật hành chính.             C. Luật hình sự.       D. Luật dân sự.

Câu 19. Lực lượng nòng cốt trong việc giữ vững quốc phòng và an ninh là

A. quân đội và công an .                             B. cảnh sát và dân quân tự vệ.

C. lực lượng toàn dân.                                            D. bộ đội chủ lực.

Câu 20. Nhà ông A thu mua vỏ chai, thùng nhựa đựng hóa chất, nước tẩy rửa vỏ chai, thùng nhựa đựng hóa chất chảy vào cống thoát nước gây ra mùi hôi hăng hắc xông vào nhà các hộ dân gần đấy. Trong trường hợp này, việc làm của nhà ông A vi phạm

A. Luật bảo vệ môi trường.            B. Luật đất đai.         C. Luật hình sự.       D. Quyền kinh doanh.

Câu 21. Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?         

A. Giáo viên.              B. Người lao động tự do.          C. Người nước ngoài.                       D. Sĩ quan.

Câu 22. Theo quy định của pháp luật, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà         

A. mình thích.                B. lợi nhuận cao.          C. dễ kinh doanh.                   D. pháp luật không cấm.

Câu 23. Theo quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động kinh doanh nào sau đây không được phép thực hiện?         

A. Kinh doanh thực phẩm chức năng.                              B. Kinh doanh hàng đa cấp.         

C. Kinh doanh động vật quý hiếm.                                         D. Kinh doanh qua mạng.                                  

Câu 24. Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh là        

A. phải có vốn.                                                    B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.         

C. phải có kinh nghiệm kinh doanh.                                D. phải có giấy phép kinh doanh.

Câu 25. Ông B có giấy phép kinh doanh tạp hóa nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra cửa hàng nhà ông đã lập biên bản xử phạt và tịch thu một số hàng hóa không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, hành vi của cơ quan thuế là         

A. sai luật.                  B. đúng luật.                 C. lạm quyền.                 D. mưu lợi cá nhân.

Câu 26. Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?         

A. Giải quyết việc làm.                                        B. Kiểm soát dân số.                                 

C. Bảo vệ các di sản văn hóa.                                     D. Xóa đói giảm nghèo.

Câu 27. Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Đây là một vấn đề thuộc nội dung của pháp luật về         

A. phát triển văn hóa.           B. phát triển kinh tế.          C. đảm bảo cuộc sống.                  D. các lĩnh vực xã hội.

Câu 28. Để giải quyết việc làm, pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động. Đây là một vấn đề thuộc nội dung của pháp luật về         

A. lĩnh vực lao động        B. các lĩnh vực xã hội.            C. phát triển kinh tế.             D. an sinh sã hội.

Câu 29. Đâu không phải là tệ nạn xã hội?         

A. Ma túy.                   B. Mại dâm.                   C. Cờ bạc.                D. Cúng giỗ. 

Câu 30. Luật nào dưới đây góp phần ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội?

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.                             B. Luật phòng, chống ma túy.          

C. Luật bảo vệ môi trường.                       D. Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 31. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực          

A. xã hội.                    B. văn hóa.                      C. chính trị.                D. Kinh tế.

Câu 32. Nhà nước sử dụng biện pháp cho vay vốn ưu đãi để kinh doanh nhằm         

A. giảm thiểu sự gia tăng dân số.                   B. thực hiện xóa đói giảm nghèo.         

C. bảo vệ môi trường.                                         D. tạo ra nhiều việc làm mới.                  

Câu 33. Cách xử lí rác nào sau đây có thể hạn chế gây ô nhiễm môi trường nhất?         

A. Đốt và xả khí lên cao.            B. Chôn sâu.          C. Đổ tập trung vào bãi rác.             D. Phân loại và tái chế.

Câu 34. Theo pháp luật về bảo vệ môi trường thì mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải         

A. nộp thuế hoặc trả tiền thuê.                                       B. khai thác triệt để, mạnh mẽ.         

C. còn nguyên vẹn.                                               D. giao cho nhân dân quyết định.

Câu 35. Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của ai?         

A. Cán bộ, chiến sĩ quân đội.                                 B. Cán bộ, chiến sĩ công an.        

C. Công dân đủ 18 tuổi trở lên.                             D. Mọi công dân Việt Nam.

Câu 36 Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nào quan trọng nhất

A. Bảo vệ môi trường                                            B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật           D. Kinh doanh đúng ngành nghề pháp luật không cấm

Câu 37. Bạn A sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông quyết định mở của hàng kinh doanh rau sạch từ nguồn rau tự sản xuất của gia đình. Hoạt động kinh doanh của A phản ánh quyền lựa chọn

A. mặt hàng kinh doanh.    B. quy mô kinh doanh.      C. hình thức kinh doanh.        D. thẩm quyền kinh doanh.

Câu 38. Gia đình ông B có nghề truyền thống làm thủ công mĩ nghệ ông quyết định tham gia thành lập hợp tác xã sản xuất thủ công mĩ nghệ cùng với một số gia đình cùng nghề ở địa phương. Ông B có quyền thực hiện điều này vì công dân được tự do lựa chọn

A. mặt hàng kinh doanh.    B. quy mô kinh doanh.      C. hình thức kinh doanh.        D. thẩm quyền kinh doanh.

Câu 39. Chị H là công nhân nhưng lúc rảnh rỗi chị kinh doanh mĩ phẩm trên zalo. Chị H đã tự do lựa chọn

A. mặt hàng kinh doanh.    B. quy mô kinh doanh.      C. hình thức kinh doanh.        D. thẩm quyền kinh doanh.

Câu 40.  Bạn A trúng tuyển trường cao đẳng nghề dân lập và đang làm thủ tục nhập học nhưng cùng thời điểm đó bạn A lại trúng tuyển nghĩa vụ quân sự . Vậy bạn A

A. có thể xin hoãn nghĩa vụ quân sự                               B. phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ

C. có thể tiếp tục học                                                          D. có thể gửi đơn để trình bày lí do.

Câu 41 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định cá nhân nào sau đây được thành lập quản lí doanh nghiệp?

A. Người chưa thành niên             B. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

C. Cán bộ công chức nhà nước   D. Người có đủ điều kiện theo quy định của luật

Câu 42 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định cá nhân nào sau đây được thành lập quản lí doanh nghiệp?

A. Quân nhân chuyên nghiệp                               B. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

C. Người đang chấp hành hình phạt tù   D. Người có đủ điều kiện theo quy định của luật

Câu 43 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định cá nhân nào sau đây được thành lập quản lí doanh nghiệp?

A. Quân nhân chuyên nghiệp                                           B. Cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan các đơn vị công an

C. Người đang chấp hành hình phạt tù               D. Người có đủ điều kiện theo quy định của luật

Câu 44 Hoạt động kinh doanh nào pháp luật nước ta cấm kinh doanh

A. Casino                  B. Cá độ bóng đá quốc tế               C. Mại dâm                D. Karaoke

Câu 45. Quy định của pháp luật về quy mô gia đình ít con là

A trái với quyền tự do cá nhân                             B. ngăn cấm sinh nhiều con

C. tạo điều kiện chăm sóc giáo dục con              D. cản trở công dân thực hiện quyền tự do của mình

Câu 46. Quy định của pháp luật về quy mô gia đình ít con là

A không trái với quyền tự do cá nhân                             B. ngăn cấm sinh nhiều con

C. không tạo điều kiện chăm sóc giáo dục con  D. cản trở công dân thực hiện quyền tự do của mình

Câu 47. Quy định của pháp luật về quy mô gia đình ít con là

A  trái với quyền tự do cá nhân                        B. ngăn cấm sinh nhiều con

C. không tạo điều kiện chăm sóc giáo dục con      D. không cản trở công dân thực hiện quyền tự do của mình

Câu 48  Thuế tính trên khoản tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng gọi là

A. Thuế thu nhập doanh nghiệp                           B. Thuế giá trị gia tăng

C. Thuế thu nhập cá nhân                                     D. Thuế môn bài

Câu 49 Thuế tính trên khoản thu của cơ sở kinh doanh từ tiền bán hàng gia công cung ứng dịch vụ gọi là

A. Thuế thu nhập doanh nghiệp                           B. Thuế giá trị gia tăng

C. Thuế thu nhập cá nhân                                     D. Thuế môn bài

Câu 50 Quyết định 1340/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng nhằm mục tiêu

A. Giảm tỉ lệ mắc bệnh       B. Nâng cao thể lực C. tăng tuổi thọ         D. đảm bảo phát triển

Câu 51 Nghị định 03/2017/NĐ-CPvề kinh doanh casino cho phép Công dân Việt Nam ở độ tuổi nào được vào chơi tại điểm kinh doanh casino

A. Từ 18 tuổi.                                    B. Từ  21 tuổi.                       C. đủ 18 tuổi .                       D. đủ 21 tuổi.

Câu 52 Ngoài điều kiện về độ tuổi, nghị định 03/2017/NĐ-CPvề kinh doanh casino, cho phép Công dân Việt Nam đáp ứng điều kiện nào sau đây được vào chơi tại điểm kinh doanh casino?

A. Có xuất thân tốt                                       B. Có đủ năng lực về tài chính

C. Không vi phạm pháp luật                                  D. Có năng lực trong lĩnh vực này

Câu 53 Hoạt động kinh doanh nào pháp luật nước ta cấm kinh doanh?

A. Casino                              B. Mại dâm                            C. Thuốc lá                            D. Karaoke

Câu 54 Hoạt động nào pháp luật nghiêm cấm?

A. Khai thác rừng tự trồng                                      B. Tiêu thụ sừng tê giác

C. Kinh doanh các vật nuôi quý                            D. Thải nước sinh hoạt ra môi trường

Câu 55 Hoạt động nào pháp luật nghiêm cấm?

A. Khai thác vật liệu xây dựng                              B. Tiêu thụ các sản phẩm quý

C. Kinh doanh các vật nuôi quý                            D. Đánh cá bằng thuốc nổ

Câu 56 Tổ chức cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải

A. khôi phục ô nhiễm                      B. phục hồi môi trường       C. xử lí môi trường  D. Đảm bảo môi trường

Câu 57 Tổ chức cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải

A. khôi phục ô nhiễm                      B. bồi thường thiệt hại        C. xử lí môi trường  D. Đảm bảo thiệt hại

Câu 58 Tổ chức cá nhân gây ô nhiễm môi trường có thể chịu trách nhiệm pháp lí cao nhất là

A. kỷ luật                               B. dân sự                               C. hành chính                      D. hình sự

Câu 59 Trách nhiệm nào không phải của công dân?

A. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật môi trường              B. Phân loại rác sinh hoạt trước khi đưa ra môi trường

C. Xử lí hành vi vi phạm pháp luật môi trường      D. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Câu 60 Hoạt động nào pháp luật không nghiêm cấm?

A. Chôn lấp chất phóng xạ                                     B. Sử dụng phóng xạ điều trị

C. Tiêu thụ sừng tê giác                                         D. Tiêu thụ xương, vuốt hổ

Câu 61 Công dân đang tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến .

A. hết 27 tuổi                        B. hết 28 tuổi                        C. hết 25 tuổi                        D. hết 30 tuổi

Câu 62 Từ 01/01/2016, thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự của công dân là

A. 18 tháng.                          B. 24 tháng                           C. 12 tháng                           D. 16 tháng

Câu 63 Đối tựơng nào được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

A. sinh viên đã tốt nghiệp đại học học tiếp văn bằng 2

B. học sinh phổ thông trúng tuyển và nhập học đại học chính quy

C.  học sinh phổ thông trúng tuyển vào các trường không thuộc hệ chính quy

D. sinh viên đã tốt nghiệp đại học học tiếp lên thạc sĩ

Câu 64 Trong bảo vệ môi trường hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng là

A.bảo vệ ô nhiễm không khí.                                                         B. bảo vệ ô nhiễm nước

C. bảo vệ ô nhiễm đất                                                                     D. bảo vệ rừng

Câu 65  Giải pháp nào sau đây góp phần bảo vệ tài nguyên rừng nước ta hiện nay?

A. Chuyển đổi diện tích rừng sang trồng cỏ nuôi bò                            B. Đóng cửa rừng tự nhiên

C. Chuyển đổi diện tích rừng sang cây công nghiệp                            D. Đóng cửa rừng .

Câu 66  Đối tựơng tham gia nghĩa vụ quân sự là

A. Nam thanh niên từ 17 tuổi trở lên hết 27 tuổi.                       B. Nam thanh niên từ 18 tuổi trở lên hết 25 tuổi.

C. Nam nữ thanh niên từ 18 tuổi trở lên hết 25 tuổi.                 D. Nam thanh niên từ 17 tuổi trở lên hết 27 tuổi.

Câu 67  Hoạt động nào pháp luật nghiêm cấm?

A. Đốt chất thải sinh hoạt.                                                  B. Chôn lấp các chất thải sinh hoạt

C. Thu gom chất thải                                                                       D. Nhập khẩu chất thải

Câu 68 Hoạt động nào pháp luật nghiêm cấm?

A. Đốt chất thải sinh hoạt.                                                  B. Chôn lấp các chất thải sinh hoạt

C. Thu gom chất thải                                                                       D. Tái chế chất thải.

Câu 69  Củng cố quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là

A. quân đội và dân quân tự vệ                                          B. quân đội và công an nhân dân

C. công an nhân dân và dân quân tự vệ                         D. quân đội và cảnh sát nhân dân

Câu 70 Theo quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động kinh doanh nào sau đây không được phép thực hiện?         

A. Kinh doanh thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài.            B. Kinh doanh vũ trường, massage.         

C. Kinh doanh giải phẫu thẩm mỹ                                     D. Kinh doanh qua mạng.

Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?