TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 11 HỌC KỲ 1 NĂM HỌC: 2019 -2020 |
I, NỘI DUNG:
Chủ đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921- 1941):
1. Cách mạng tháng Hai:
*Diễn biến:
- Tháng 2/1917 : cách mạng bùng nổ với sự kiện mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở thủ đô Pêtơrôgrat.
- Hình thức : biểu tình → bãi công chính trị → khởi nghĩa vũ trang.
*Kết quả :
- Nga Hoàng bị lật đổ.
- Thành lập :+ Chính phủ tư sản lâm thời (tư sản).
+ Đại biểu Xô Viết( Vô sản)
*Tính chất: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
2. Cách mạng tháng Mười:
* Nguyên nhân:
- Hai chính quyền song song tồn tại
→ Lê nin đã đề ra luận cương tháng tư, chỉ ra mục tiêu đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Diễn biến:
- Đêm 24-10 bao vây cung điện Mùa Đông
- Đêm 25-10 chiếm cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của chính phủ tư sản.
- Đầu1918, thắng lợi hoàn toàn ở Nga.
* Kết quả :
- Chính phủ lâm thời bị lật đổ .
- Thành lập chính quyền Xô viết các cấp từ trung ương đến địa phương.
* Tính chất: Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Chính sách kinh tế mới (NEP).
a. Hoàn cảnh :
- Năm 1921 nước Nga bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn :
+ Kinh tế : bị tàn phá nghiêm trọng
+ Chính trị : không ổn định, bạo loạn ở nhiều nơi → 3 – 1921: Lê nin đề ra chính sách kinh tế mới .
b. Nội dung :
- Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực .
- Cho phép tự do buôn bán
- Tư nhân, tư bản nước ngoài được khuyến khích kinh doanh đầu tư dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhà nước chỉ nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
c. Ý nghĩa :
- Thúc đẩy kinh tế quốc dân, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.
Chủ đề 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939):
1. Hệ thống Vecxai – Oasinton:
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc ,các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vecxai(1919- 1920)và Oasinhtơn(1921-1922) để kí kết các hòa ước và hiệp ước phân chia quyền lợi.
→ Trật tự thế giới mới được thiết lập được gọi là hệ thống VecXai-Oasinhtơn.
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế, áp đặt sự nô dịch với các nước bại trận, các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.
- Thành lập Hội Quốc Liên nhằm duy trì trật tự thế giới mới.
2. Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933:
a. Nguyên nhân:
- Sản xuất ồ ạt , chạy theo lợi nhuận → Cung > Cầu
- Sự mất cân bằng về kinh tế, sự phát triển không đều giữa các nước TBCN.
b. Đặc điểm:
- Khủng hoảng về cơ cấu nền kinh tế.
- Lớn về phạm vi, trầm trọng về mức độ, kéo dài về thời gian.
c. Hậu quả:
* Kinh tế : SXCN sụt 38%, thương mại giảm 2/3.
* Chính trị, xã hội:
- Tỉ lệ người thất nghiệp cao.
- Phong trào đấu tranh quyết liệt.
- Sự phân hóa trong thế giới TBCN
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành cải cách kinh tế, xã hội.
+ Đức, Italia, Nhật Bản tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới
3. Quá trình Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức:
- Trong bối cảnh khủng hoảng, Đảng quốc xã của Hítle ráo riết hoạt động: đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phát xít hóa bộ máy nhà nước…
- Được sự ủng hộ của giới đại tư bản và lợi dụng hợp tác bất thành giữa ĐCS và Đảng XHDC.
→ 30/1/1933 Hitle được đưa lên làm làm thủ tướng, thành lập chính phủ mới. Nước Đức bước vào thời kì đen tối .
4. Chính sách mới của Rudơvel:
a. Nội dung :
* Kinh tế: Phục hồi nền kinh tế thông qua các đạo luật :
+ Ngân hàng
+ Phục hưng công nghiệp.
+ Điều chỉnh nông nghiệp.
* Chính trị, xã hội :
- Cứu trợ người thất nghiệp, tạo việc làm mới.
- Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
* Đối ngoại :
- Tháng 11/1933 thiết lập quan hệ với Liên Xô.
- Năm 1934 đề ra chính sách “Láng giềng thân thiện”
- Thực hiện chính sách trung lập đối với các vấn đề quốc tế.
b. Tác dụng :
* Kinh tế :
- Khôi phục được sản xuất.
- Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
* Xã hội :
- Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.
- Xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
- Duy trì chế độ dân chủ tư sản
5. Quá trình quân Phiệt hoá bộ máy nhà nước.
- Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn trong nước, giới cầm quyền Nhật chủ trương quân Phiệt hoá bộ máy nhà nước gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
- Quá trình quân phiệt ở Nhật kéo dài trong suốt thập kỉ 30 .
- Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
- Năm 1933 Nhật xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc đã nhen lên lò lửa chiến tranh.
II. MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO:
Câu 1: Hội nghị Vecxai và Oasinton diễn ra trong thời gian nào?
a. 1914-1918
b. 1918-1922
c. 1919-1920
d. 1919- 1922
Câu 2: Những quốc gia được hưởng nhiều quyền lợi từ việc kí kết các hòa ước, hiệp ước tại Vecxai-Oasinton là:
a. Anh, Pháp, Đức, Mỹ
b. Anh, Pháp, Ý, Nhật
c. Anh, Pháp, Mỹ, Nhật
d. Anh, Đức, Ý , Nhật
Câu 3: Để duy trì trật tự thế giới mới, các nước thắng trận đã thành lập tổ chức nào sau đây?
a. Liên hợp quốc
b. Hội quốc liên
c. Hội đồng bảo an
d. Tổ chức an ninh thế giới
Câu 1: Cuộc khủng hoảng 1929-1933 mang tính chất là một cuộc khủng hoảng:
a. Thừa
b. Thiếu
c. Thiếu nguyên liệu
d. Thiếu năng lượng
Câu 4: Cuộc khủng hoảng 1929 -193 bắt đầu từ nước nào:
a. Anh
b. Pháp
c. Mỹ
d. Đức
Câu 5: Hậu quả nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 là gì:
a. Thiệt hại kinh tế
b. Công nhân thất nghiệp
c. Các nước Đức, Ý, Nhật phát xít hóa chính quyền chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
d. Các nước đế quốc xung đột với nhau
Câu 6: Hitle được đưa lên làm thủ tướng Đức khi nào?
a. 30/1/1929
b. 30/1/1933
c. 30/1/1935
d. 30/1/1938
Câu 7: Để có thể dễ dàng hành động gây chiến xâm lược nước ngoài, chính quyền phát xít của Hitle đã làm gì?
a. Rút ra khỏi Hội Quốc liên
b. Đàn áp các đảng phái trong nước
c. Xóa bỏ nền cộng hòa Vaima
d. Quân sự hóa đất nước
Câu 8: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ kéo dài bao lâu?
a. 1929-1933
b. 1919-1923
c. 1929-1934
d. 1923-1939
Câu 9: Tổng thống Ru dơ ven đã đề ra chính sách mới khôi phục kinh tế Mỹ qua việc gì sau đây?
a. Ban hành các đạo luật phục hồi kinh tế
b. Ban hành các đạo luật cấm nhập hàng từ nước ngoài
c. Ban hành các đạo luật cấm ngoại giao với Liên Xô.
d. Đàn áp công nhân
Câu 10: Quá trình phát xít hóa chính quyền ở Nhật diễn ra trong bao lâu?
a. 10 năm
b. 20 năm
c. 30 năm
d. 40 năm
Câu 11: Năm 1933, Nhật Bản nhen lên lò lửa chiến tranh ở châu Á từ sự kiện nào sau đây?
a. Xâm chiếm Triều Tiên
b. Xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc
a. Xâm chiếm Việt Nam
d. Mở rộng đánh chiếm Trung Quốc.
Câu 12: Nước Nhật đã tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 bằng cách nào?
a. Cải cách kinh tế - xã hội
b. Phát xít hóa bộ máy chính quyền và bành trướng xâm lược ra bên ngoài.
c. Quân sự hóa nền kinh tế
d. Đàn áp nhân dân lao động.
....
Trên đây là Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 Trường THPT Chuyên Bảo Lộc, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!