ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020
MÔN HÓA HỌC KHỐI 11
I. LÝ THUYẾT.
1. Chương I: Sự điện ly
- Phân loại các chất điện ly .
- Điều kiện xảy xa phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện ly. Cách viết phương trình ion thu gọn.
- Xác định môi trường (axit, bazơ, trung tính) dựa vào pH .
- Sự thủy phân của muối (dành cho chương trình nâng cao).
2. Chương 2: Nitơ, photpho.
- Tính chất hóa học của nito.
- Tính chất hóa học của axit HNO3 và muối nitrat .
- Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni .
- Tính chất hóa học của P và axit H3PO4 , muối photphat.
- Độ dinh dưỡng của các loại phân .
3. Chương 3: Cacbon, silic.
- Tính chất hóa học của cacbon .
- Tính chất hóa học của CO2 và muối cacbonat .
- Tính chất hóa học của silic và hợp chất silic .
- Tính oxi hóa của ion NO3- trong các môi trường axit , bazo (dành cho ct nâng cao)
4. Chương 4: Đại cương hóa học hữu cơ.
Xác định công thức phân tử , công thức nguyên , công thức tổng quát , công thức đơn giản và công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:
a, KNO3 + NaCl
b, NaOH + HNO3
c, Mg(OH)2 + HCl
d, NaF + AgNO3
e, Fe2(SO4)3 + KOH
g, FeS + HCl
h, NaHCO3 + HCl
i, NaHCO3 + NaOH
k, K2CO3 + NaCl
l, Al(OH)3 + HNO3
m, Al(OH)3 + NaOH
n, CuSO4 + Na2S
Câu 2: Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau:
a, KOH 0,02M
b, BaCl2 0,015M
c, HCl 0,05M
d, (NH4)2SO4 0,01M
Câu 3: Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron-stêt: HI, CH3COO−, PO43-, NH3, CO32-, HS−, NH4+, BrO−.
Câu 4: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1mol) và Al3+ (0,2mol) và hai anion là Cl−(a mol) và SO42- (b mol). Tính a, b biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan..
Câu 5: a,Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400ml.
b, Tính pH của dung dịch chứa 1,6 g NaOH trong 200ml.
c, Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100ml dd HCl 1M và 400ml dd NaOH 0,375M
Câu 6: Hoàn thành các chuổi biến hóa sau đây :
a) NH4NO2 → N2 → NH3 → NO→ NO2 → HNO3 → NH4NO3 → NH3 → Cu
b) NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 → HNO3 → Al(NO3)3 → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2O3
c) Na2SO4 → NaCl → NaNO3 → HNO3 → NO2 → NO → NO2 → HNO3 → AgNO3 → Ag → Ag2O
d) (NH4)2SO4 → NH3 → Cu(OH)2 → CuCl2 → ZnCl2 → Zn(OH)2 → K2ZnO2 → ZnSO4
e) Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4 → Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2 → H3PO4 → (NH4)2HPO4 → Na3PO4 → Ag3PO4
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4480ml khí thoát ra ( đktc ).
a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X. Sau phản ứng kết thúc, lọc lấy kết tủa và đun nóng kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.
Câu 8: Cho 15,35g hh gồm Fe và Zn vào 250ml dd HNO3 dư thì thu được 4,48l khí NO( đktc) và dd muối X. nung X đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn.
a. Tính % khối lượng của từng kim loạ
b. Tính giá trị b,và nồng độ CM của HNO3
c. Lấy toàn bộ muối X cho pứ với Vml dd KOH1M tính V để:
- Được kết tủa lớn nhất
- Được kết tủa nhỏ nhất
Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc).
a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P ta được chất A chia làm 2 phần bằng nhau:
- Lấy phần 1 hoà tan hoàn toàn vào 500g nước ta được dd B.Tính nồng độ % của dd B.
- Lấy phần 2 cho tác dụng với 400ml dd NaOH 0,3M sau đó đem cô cạn dd thì thu được bao nhiêu g chất rắn?
Câu 11: a. Cho 21,3g P2O5 vào dd chứa 16g NaOH, thể tích dd sau đó là 400ml. Xác định CM của những muối tạo nên trong dd thu được.
b. Thêm 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4 và cô cạn dd. Xác định khối lượng muối thu được sau pư.
Câu 12: Hấp thụ hết 2,464 lit CO2 (đktc) vào cốc đựng V ml dung dịch KOH 1,5M thu được 13,85 gam muối. Tính V và nồng độ mol các chẩt trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 13: Hấp thụ hết 3,36 lit CO2 (đktc) vào cốc đựng 200 gam dung dịch KOH a% thu được 17,66 gam muối. Tính a và nồng độ % các chẩt trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 14: Chất hữu cơ B có công thức đơn giản là CH2O và tỉ khối hơi của B so với H2 là 30. Tìm CTPT của B
Câu 15: Chất hữu cơ A có công thức đơn giản là C2H4O biết tìm CTPT của A
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 2,2g chất hữu cơ A, người ta thu được 4,4g CO2 và 1,8g H2O.
1. Xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A.
2. Xác định công thức đơn giản nhất của A
3. Xác định CTPT chất A biết rằng nếu làm bay hơi 1,1g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất
Câu 17: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2 lít O2 (đ ktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44:15 về khối lượng.
1. Xác định công thức đơn giản nhất của chất X
2. Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,8.
III. TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI
1. BIẾT:
Câu 1: Theo thuyết A – re – ni - ut phát biểu nào sau đây là sai?
A. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra cation H+
B. Bazo là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion OH-
C. Hidroxit lưỡng tính là những chất khi tan trong H2O vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazo.
D. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion H+.
Câu 2: Chất nào sau đây là axit?
A. K2CO3 B. NaOH C. KHCO3 D. HCl
Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HNO2 B. HF C. Al2(SO4)3 D. CH3COOH
Câu 4: Chất nào sau đây là bazo?
A. CH3COOH B. KOH C. CuSO4 D. AlCl3
Câu 5: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. Fe2(SO4)3 B. NaHCO3 C. KHSO4 D. NaH2PO4
Câu 6: chất nào sau đây là Hidroxit lưỡng tính?
A. NaOH B. Al(OH)3 C. Mg(OH)2 D. Fe(OH)3
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. NaOH B. NaCl C. HCl D. Na2CO3
Câu 8: Theo thuyết A-re-ni-ut bao nhiêu chất sau đây là bazo: NaOH, HCl, HNO3, KOH, Ba(OH)2, NaCl
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Chất nào sau đây là bazo nhiều nấc?
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. H2SO4 D. HCl
Câu 10: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch
B. Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li
D. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
---(Nội dung chi tiết bài tập trắc nghiệm chương 2, 3, 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO(ANKAN)
1. BIẾT:
Câu 124: Công thức chung của ankan là(n thuộc N*)?
A. CnH2n B. CnH2n + 2 C. CnH2n – 2 D. CnH2n – 6
Câu 125: Chất nào sau đây không thuộc dãy đồng đẳng Ankan?
A. CH4 B. C2H6 C. C4H10 D. C5H8
Câu 126: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ankan là hidrocacbon no, mạch hở, phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
B. Ankan tan rất ít trong nước.
C. Ở điều kiện thường, CH4, C2H6, C3H8, C4H10 là chất khí.
D. Các chất CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H10 là đồng đẳng của nhau.
Câu 127: Tính chất hóa học đặc trưng của Ankan là?
A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn D. Phản ứng trao đổi.
Câu 128: Metan là tên gọi chất nào sau đây?
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 129: MetylClorua là tên gọi chất nào sau đây?
A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. C2H5Cl D. CHCl3
Câu 130: Clorofom là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử
A. CCl4 B. CH3Cl C. CHCl3 D. CH2Cl2
Câu 131: Khi đun muối RCOONa với hỗn hợp vôi tôi xút(NaOH, CaO) thu được hidrocacbon có tên là etan. Tên R là:
A. Metyl B. Etyl C. Propyl D. Butyl
Câu 132: Trong các chất dưới đây chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. Butan B. Etan C. Propan D. Metan
Câu 133: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là:
A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan.
Câu 134: Gốc C2H5- có tên gọi là?
A. etan B. etyl C. propyl D. metyl
Câu 135: trong phòng thí nghiệm CH3COONa được dùng để điều chế khí metan(CH4). Tên gọi của chất đó là?
A. Natri axetat B. Natri axetic C. Axit axetic D. Axit axetat
Câu 136: Ankan X có công thức CnH2n + 2 là chất khí ở điều kiện thường. Giá trị n không thể là?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 137: Phản ứng CH3-CH3 → CH2 = CH2 + H2 thuộc phản ứng gì?
A. Phản ứng tách B. Phản ứng thế
C. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn. D. Phản ứng cộng.
Câu 138: Ứng dụng nào sau đây không phải của Ankan?
A. Làm khí đốt, khí hóa lỏng.
B. Xăng, dầu cho động cơ, dầu thắp sáng, dung môi.
C. Dầu mỡ bôi trơn, chống gỉ, nến, giấy nến, giấy dầu.
D. Nước uống, thực phẩm chức năng.
Câu 139: Ankan tương ứng với gốc ankyl C3H7- có tên gọi là?
A. Metan B. Etan C. Propan D. Butan
Câu 140: Cacbon tetraClorua là tên gọi chất nào sau đây?
A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. CHCl3 D. CCl4
Câu 141: Ankan có 12 nguyên tử H thì có bao nhiêu nguyên tử C?
A. 5 B. 10 C. 12 D. 4
Câu 142: Hai ankan nào sau đây không là đồng đẳng kế tiếp của nhau?
A. CH4, C2H6 B. C2H6, C3H8 C. C3H8, C4H10 D. C2H6, C4H10
Câu 143: Công thức đơn giản nhất của một Hidrocacbon X là CH3. Công thức phân tử của X là?
A. Không xác định B. C2H6 C. C3H9 D. C4H12
Câu 144: Ankan có bao nhiêu liên kết pi(π)?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
2. HIỂU
Câu 145: C4H10 có bao nhiêu đồng phân?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 146: Propan là tên gọi chất nào sau đây?
A. CH3-CH3 B. CH3 – CH2 – CH3
C. CH3CH2CH2CH3 D. CH3CH2CH2CH2-CH3
Câu 147: Chất CH3 – C(CH3)2 – CH3 có tên gọi là?
A. propan B. 2 – metyl propan C. 2,2 - đimetyl propan D. 2- metyl butan
Câu 148: Cho phản ứng thế CH3 – CH3 + Cl2 → X + HCl. Tên gọi của X có thể là?
A. etan B. metyl clorua C. etyl clorua D. Clo metan
Câu 149: Phản ứng thế CH3-CH2-CH2-CH3 + Cl2 thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoClorua?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 150: X + Cl2 3 dẫn xuất monoClo. X có CTCT là?
A. CH3-CH2-CH3 B. CH3-CH2-CH2-CH3
C. CH3- CH(CH3)-CH2-CH3 D. CH3 – CH2 – CH2 –CH2-CH3
Câu 151: C5H12 + Cl2 thu được 4 dẫn xuất mono Clo. Tên gọi chất tạo bởi C5H12 là?
A. Pentan B. 2-metyl butan C. 3-metylPentan D. 2,2 –đimetylPropan
Câu 152: Số đồng phân cấu tạo của C4H10 và C4H9Cl là:
A. 2 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 5
Câu 153: Chất 2,2 – đimetyl propan có số C và H lần lượt là?
A. 3; 8 B. 4; 10 C. 5; 12 D. 3; 6
Câu 154: Chất nào sau đây có 3 đồng phân Ankan?
A. C5H12 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 155: Cho các chất sau: (1) CH4, (2) CH3-CH3, (3) CH2=CH-CH3, (4) CH≡CH, (5) CH3-CH2-CH3. Những chất nào là đồng đẳng của nhau?
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (3), (4), (5) D. (1), (2), (5).
Câu 156: Chất: CH3 – CH2 – CH(C2H5) – CH3 có tên gọi là?
A. 3-etyl butan B. 2-etyl butan C. 3-metyl pentan D. 3-etylpentan.
3. VẬN DỤNG THẤP
Câu 157: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế Ankan bằng phản ứng:
CnH2n + 1COONa + NaOHr CnH2n+2 + Na2CO3. Biết tỉ khối của CnH2n+2 so với H2 bằng 22. Vậy ankan thu được là?
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 158: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Ankan X là chất khí ở điều kiện thường thu được 0,3 mol khí CO2. Tên gọi của X là?
A. metan B. Etan C. Propan D. Butan
Câu 159: Oxi hóa hoàn toàn một ankan X bằng khí O2 thu được 2,24 lít CO2(đktc) và 3,6g H2O. Công thức phân tử của X là?
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 160: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp bằng khí Oxi dư thu được 5,6 lít khí CO2(đktc) và 6,3g H2O. Công thức phân tử 2 ankan là?
A. CH4, C2H6 B. C2H6, C3H8 C. C3H8, C4H10 D. C4H10, C5H12
Câu 161: Một ankan X là chất khí ở điều kiện thường. Tỉ khối X so với H2 lớn hơn 23. Tên gọi X là?
A. metan B. etan C. Propan D. Butan.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 162: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một Ankan X cần dùng 0,035 mol khí O2. Công thức phân tử của Ankan là?
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 163: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92g CO2 và 2,7g H2O. m có giá trị là:
A. 2,82g B. 2,67g C. 2,46g D. 2,31g.
Câu 164: Đốt cháy hoàn toàn 4,18 gam hỗn hợp Y gồm C2H6, C3H4 và C4H8 thì thu được 12,98 gam CO2 và m gam H2O. Vậy m có giá trị là
A. 5,76 gam. B. 2,88 gam. C. 8,64 gam. D. 1,44 gam.
Câu 165: Một ankan X chứa 83,33% Cacbon theo khối lượng. Clo hóa X(as’; tỉ lệ mol 1:1) thu được 1 dẫn xuất monoClo duy nhất. Xác định tên gọi đúng của X?
A. Etan B. Pentan C. 2 – metylButan D. 2,2 – đimetyl Propan
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 6 đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019
- Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Thạnh Tây
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!