ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU
A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br. C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2.
Câu 2: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
Câu 3: Chất nào sau đây là ancol etylic?
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO.
Câu 4: Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 như sau:
Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên?
A. Xác định sự có mặt của O. B. Xác định sự có mặt của C và H.
C. Xác định sự có mặt của H. D. Xác định sự có mặt của C.
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là axetilen?
A. C2H2. B. C6H6. C. C2H6. D. C2H4.
Câu 6: Chất nào sau đây là ancol bậc 2?
A. HOCH2CH2 OH. B. (CH3)2CHOH. C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)3COH.
Câu 7: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là:
A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N,… thành các chất vô cơ dễ nhận biết.
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hiđro do có hơi nước thoát ra.
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen.
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét.
Câu 8: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?
A. C3H8. B. CH4. C. C2H2. D. H2.
Câu 9: Ancol anlylic có công là
A. C2H5OH. B. C3H5OH. C. C6H5OH. D. C4H5OH.
Câu 10: Khi dùng phễu chiết có thể tách riêng hai chất lỏng X và Y. Xác định các chất X, Y tương ứng trong hình vẽ?
Phễu chiết có tác dụng tách riêng các chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau và không bị hòa tan vào nhau. Vậy X, Y không thể là NaOH và phenol; H2O và axit axetic; nước muối và nước đường. X, Y là benzen và H2O.
A. Dung dịch NaOH và phenol. B. H2O và axit axetic.
C. Benzen và H2O. D. Nước muối và nước đường.
Câu 11: Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 12: Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 13: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng
A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.
Câu 14: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?
A. O2. B. CH4. C. C2H2. D. H2.
Câu 15: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?
A. Ancol metylic. B. Ancol etylic. C. Etylen glicol. D. Glixerol.
Câu 16: Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2.
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ.
B. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.
C. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi.
Câu 17: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 18: Ancol etylic không tác dụng với
A. HCl. B. NaOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 19: Axit acrylic không phản ứng với chất nào sau đây?
A. CaCO3.. B. HCl. C. NaCl. . D. Br2..
Câu 20: Theo thuyết cấu tạo hóa học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau
A. theo đúng hóa trị. B. theo một thứ tự nhất định.
C. theo đúng số oxi hóa. D. theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định.
Câu 21: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 22: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với
A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. dung dịch NaCl.
Câu 23: Cấu tạo hoá học là:
A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
B. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. Thứ tự liên kết và đặc điểm liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Câu 24: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. -(CH2=CH2)n-
B. -(CH2-CH2)n-
C. -(CH=CH)n-
D. -(CH3-CH3)n-
Câu 25: Chất nào sau đây có thể sử dụng để loại H2O ra khỏi ancol etylic 96o để thu được ancol etylic khan ?
A. H2SO4 đặc. B. NaOH đặc. C. P2O5. D. CuSO4 khan.
Câu 26: Thuộc tính không phải của các hợp chất hữu cơ là:
A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
B. Không bền ở nhiệt độ cao.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Câu 27: iso-propylbenzen còn gọi là
A. toluen. B. stiren. C. cumen. D. xilen.
Câu 28: Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom?
A. Phenol. B. Etilen. C. Benzen. D. Axetilen.
Câu 29: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 30: Để chuyển hoá ankin thành anken, ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác là
A. Ni. B. Mn. C. Pd/PbCO3. D. Fe.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 31 đến câu 96 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
B. BÀI TẬP
Câu 1: Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc), giá trị m của là
A. 4,7. B. 9,4. C. 7,4. D. 4,9.
Câu 2: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế X chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là
A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4.
Câu 3: Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na dư, thu được 0,56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol đó là:
A. C5H11OH, C6H13OH. B. C3H7OH, C4H9OH. C. C4H9OH, C5H11OH. D. C2H5OH, C3H7OH.
Câu 4: Cho 22,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 7,3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là
A. 0,5 mol. B. 0,4 mol. C. 0,2 mol. D. 0,6 mol.
Câu 5: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ete thu được là
A. 12,4 gam. B. 7 gam. C. 9,7 gam. D. 15,1 gam.
Câu 6: Phenolphtalein X có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 60 : 3,5 : 16. Biết khối lượng phân tử của X nằm trong 300 đến 320u. Số nguyên tử cacbon của X là
A. 20. B. 10. C. 5. D. 12.
Câu 7: Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na, thấy thoát ra 672 ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X1 có khối lượng là
A. 3,61 gam. B. 4,70 gam. C. 4,76 gam. D. 4,04 gam.
Câu 8: Thực hiện phản ứng crackinh butan, thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 32,65 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là
A. 77,64%. B. 38,82%. C. 17,76%. D. 16,325%.
Câu 9: Hiđrocacbon mạch hở X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được dẫn xuất Y duy nhất. Trong phân tử Y, clo chiếm 38,38% về khối lượng. Tên gọi của X là
A. etilen. B. but-1-en. C. but-2-en. D. 2,3-đimetylbut-2-en.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ mol 1 : 1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 46,2 gam kết tủa. Tên của A là
A. Axetilen. B. But-2-in. C. Pent-1-in. D. But-1-in.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm C4H4, C4H2, C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là
A. 3,696. B. 1,232. C. 7,392. D. 2,464.
Câu 12: Hòa tan m gam ancol etylic (D = 0,8 g/ml) vào 108 ml nước (D = 1 g/ml) tạo thành dung dịch X. Cho X tác dụng với Na dư, thu được 85,12 lít (đktc) khí H2. Dung dịch X có độ ancol bằng
A. 8o. B. 41o. C. 46o. D. 92o.
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 và 0,1 mol CH4 qua 100 gam dung dịch Br2 thấy thoát ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,2. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch Br2 là
A. 12%. B. 14%. C. 10%. D. 8%.
Câu 14: Cho 224,00 lít metan (đktc) qua hồ quang được V lít hỗn hợp X (đktc) chứa 12% C2H2; 10% CH4; 78% H2 (về thể tích). Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng:
2CH4 → C2H2 + 3H2 (1)
CH4 → C + 2H2 (2)
Giá trị của V là
A. 407,27. B. 448,00. C. 520,18. D. 472,64.
Câu 15: Nhiệt phân nhanh 3,36 lít khí CH4 (đo ở đktc) ở 1500oC, thu được hỗn hợp khí T. Dẫn toàn bộ T qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thấy thể tích khí thu được giảm 20% so với T. Hiệu suất phản ứng nung CH4 là
A. 40,00%. B. 20,00%. C. 66,67%. D. 50,00%.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 5,16 gam hỗn hợp X gồm các ancol CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, bằng một lượng khí O2 (vừa đủ), thu được 12,992 lít hỗn hợp khí và hơi (đktc). Sục toàn bộ lượng khí và hơi trên vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm m gam. Giá trị của m là
A. 7,32. B. 6,46. C. 7,48 . D. 6,84.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm 3 ancol. Cho Na dư phản ứng với 0,34 mol X thì thu được 13,44 lít khí. Mặt khác, đốt cháy 0,34 mol X thì cần V lít khí oxi và thu được 52,8 gam CO2. Giá trị gần nhất của V là
A. 30,7. B. 33,6. C. 31,3. D. 32,4.
Câu 18 Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,7 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,6 mol H2O. Giá trị của m là
A. 24. B. 42. C. 36. D. 32.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức trong 1,4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là
A. 14,8 gam. B. 18,0 gam. C. 12,0 gam. D. 17,2 gam.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8, thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 1,15. B. 1,05. C. 0,95. D. 1,25.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Phan Đăng Lưu. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.