ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ĐỊA LÝ 11
Câu 1: Nêu đặc trưng và những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Gợi ý:
- Đặc trưng:
- Làm xuất hiện và và bùng nổ công nghệ cao
- Bốn công nghệ trụ cột: công ngệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
- Tác động:
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới
- Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức
- Thúc đẩy sự phân công lao đông quốc tế, chuyển giao công nghệ.
Câu 2: Toàn cầu hóa là gì? Các biểu hiện của toàn cầu hóa? Hệ quả của toàn cầu hóa?
Gợi ý:
- Khái niệm: là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt kinh tế, văn hóa đến chính trị, khoa học kĩ thuật …
- Biểu hiện của toàn cầu hóa:
- Thương mai thế giới phát triển mạnh
- Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
- WTO chi phối 95% hoạt đông thương mại thế giới
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Giá trị đầu tư tăng
- Lĩnh vực đầu tư chiếm tỉ trọng ngày càng lớn
- Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng
- Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng
- Tổ chức WB, IMF có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới
- Vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia: nắm trong tay khối lượng tài sản lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
- Hệ quả:
- Tích cực:
- Thúc đẩy sản xuất,tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- Thúc đẩy đầu tư và khai thác triệt để công nghệ
- Tăng cường sự hợp tác quốc tế
- Tiêu cực: làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo
Câu 3: Khái niệm khu vực hóa? Nguyên nhân xuất hiện khu vực hóa? Các tổ chức liên kết khu vực? Hệ quả của khu vực hóa hinh tế?
Gợi ý:
- Khái niệm: Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội, có chung mục tiêu phát triển đã liên kết lại với nhau.
- Nguyên nhân:
- Do sự phát triển không đều và sức ép, cạnh tranh của các khu vực khác.
- Các tổ chức liên kết khu vực: APEC (thành lập 1989, 21 nước), ASEAN (thành lập 1967, 10 nước), EU (thành lập 1957, 27 nước), NAFTA (thành lập 1994, 3 nước), MERCOSUR (thành lập 1991, 5 nước)
- Hệ quả:
- Tích cực
- Tạo động lực thúc sự tăng trửơng và phát triển kinh tế
- Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới
- Thúc đẩy mở cửa thị trường quốc gia, hình thành các thị trường khu vực rộng lớn
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại đầu tư dịch vụ
- Tiêu cực:
- Ảnh hưởng tới sự tự chủ về kinh tế suy giảm về quyền lực quốc gia
- Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ
- Tích cực
Câu 4: Sự già hóa dân số ở các nước phát triển và bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?
Gợi ý:
- Năm 2005 dân số thế giới là 6,477 triệu người trong đó các nước đang phát triển chiếm 80 %
- Sự tăng giảm dân số ở các nhóm nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- Các nước phát triển:
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp hoặc không tăng
- Cơ cấu dân số già
- Ảnh hưởng:
- Thiếu lao động bổ sung
- Tỉ lệ người già ngày càng nhiều chi phí tiền phúc lợi xã hội cao
- Các nước đang phát triển:
- Gia tăng dân số nhanh, chiếm đại bộ phận trong dân số tăng lên hàng năm => bùng nổ dân số
- Kinh tế còn chậm phát triển
- Ảnh hưởng:
- Gây sức ép rất lớn đến sự phát triển kinh tế
- Chất lượng cuộc sống (việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục ….. )
- Môi trường hủy hoại nhanh
Câu 5: Trình bày những đặc điểm tự nhiên kinh tế dân cư xã hội của châu Phi?
Gợi ý:
a. Tự nhiên:
- Khí hậu khô nóng khắc nghiệt hần lớn lãnh thổ là xa van và hoang mạc
- Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu đặc biệt là kim cương, tuy nhiên khoáng sản cạn kiệt nhanh
- Rừng chiếm diện tích lớn nhưng bị khai thác quá mức à hoang mạc hóa
- Biện pháp: khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn
b. Xã hội:
- Dân số tăng rất nhanh
- Tuổi thọ rất thấp: 52 tuổi
- Trình độ dân trí thấp.
- Chất lượng cuộc sống thấp, đói nghèo, bệnh tật hoành hành (2.3 nhiễm HIV thế giới)
- Có nhiều xung đột vũ trang,sắc tộc
c. Kinh tế:
- Nhiều nước nghèo.
- GDP/người thấp
- Cơ sở hạ tầng kém
- Nền kinh tế kém phát triển: tổng GDP chỉ chiếm 1,9% GDP toàn cầu
- Hiện nay nền kinh tế châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực
- Nguyên nhân:
- Khó khăn về tự nhiên
- Từng bị thực dân thống trị tàn bạo.
- Xung đột sắc tộc.
- Khả năng quản lí yếu, kém.
- Dân số tăng nhanh.
Câu 6: Trình bày những đặc điểm tự nhiên kinh tế dân cư xã hội của Mỹ La Tinh?
Gợi ý:
a. Tự nhiên:
- Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm và xa-van cỏ
- Khoáng sản đa dạng chủ yếu kim loại màu kim loại quý và năng lượng
→Tự nhiên giàu có nhưng đại bộ phận dân cư không được hưởng từ các nguồn lợi này
b. Xã hội:
- Thu nhập giữa người giàu và người chênh lệch rất lớn
- Do cải cách ruộng đất không triệt để
- Đô thị thị hóa quá mức
c. Kinh tế
- Thực trạng:
- Kinh tế tăng trưởng không đều.
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh
- Nợ nước ngoài cao:
- Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
- Nguyên nhân:
- Tình hình chính trị thiếu ổn định
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh
- Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, thế lực thiên chúa giáo cản trở
- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập tự chủ
- Biện pháp:
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục.
- Quốc hữu hoá 1 số ngành KT
- Tiến hành công nghiệp hoá
- Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài
Câu 7: Trình bày một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á Và khu vực Trung Á?
Gợi ý:
- Vai trò cung cấp dầu mỏ:
- Khu vực Tây Nam Á Và Trung Á có trữ lượng dầu mỏ rất lớn riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng thế giới.
- Tây Nam Á là khu vực xuất khẩu nhiều dầu mỏ nhất thế giới.
à Dầu mỏ, vị trí địa lý chính trị quan trọng của khu vực là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng bất ổn định ở khu vực này.
- Xung đột sắc tộc tôn giáo và nạn khủng bố:
a. Hiện tượng.
- Luôn xẩy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, tôn giáo, giữa các phái trong hồi giáo, nạn khủng bố.
- Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều nơi
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lý 11 năm 2017-2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.