Củng cố kiến thức chương Hidrocacbon không no, hidrocacbon thơm

CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG HIDROCACBON KHÔNG NO  HIĐROCACBON THƠM

 

I. ANKEN

1. Khái niệm – Đồng phân – Danh pháp

Anken là hidrocacbon không no mạch hở có một nối đôi trong phân tử. Anken có công thức tổng quát là CnH2n (n ≥ 2).

Các chất C2H4, C3H6, C4H8, ... hợp thành dãy đồng đẳng của anken.

Có hai loại đồng phân: đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học (cis – trans). Điều kiện để xuất hiện đồng phân hình học là mỗi cacbon ở hai bên nối đôi có hai nhóm thế khác nhau.

Thí dụ: CH3–CH=CH–CH3 có đồng phân hình học.

Danh pháp thường: Tên ankan nhưng thay đuôi an = ilen.

Danh pháp quốc tế: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en.

Ví dụ: CH2=C(CH3)–CH–CH3 có tên là 2 – metylbut–1–en.

2. Tính chất vật lý:

Ở điều kiện thường thì từ C2H4 → C4H8 là chất khí. Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.

3. Tính chất hóa học:

a. Phản ứng cộng (đặc trưng)

* Cộng hidro: CH2=CH2 + H2 → CH3CH3.

* Cộng Halogen: CnH2n + X2 → CnH2nX2.

* Cộng HX (X: Cl, Br, OH . . .)

Thí dụ: CH2=CH2 + HOH → CH3CH2OH

Các anken có cấu tạo phân tử không đối xứng khi cộng HX có thể cho hỗn hợp hai sản phẩm. Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (phần mang điện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử C bậc cao hơn (ít H hơn).

b. Phản ứng trùng hợp:

Ví dụ: nCH2=CH2 →  (–CH2–CH2–)n.

c. Phản ứng oxi hóa: Anken cháy được tạo ra CO2 và H2O.

Oxi hóa không hoàn toàn: Anken có thể làm mất màu dung dịch Br2 và dung dịch thuốc tím. Phản ứng này dùng để nhận biết anken và hợp chất chứa liên kết.

4. Điều chế

a. Phòng thí nghiệm: CnH2n+1OH→ CnH2n + H2O (xt: H2SO4, 170oC)

b. Điều chế từ ankan: CnH2n+2  → CnH2n + H2.  (xt, to, p)

II. ANKADIEN

1. Định nghĩa – Phân loại – Danh pháp

Ankadien là hidrocacbon không no mạch hở, trong phân tử chứa hai liên kết C=C, có công thức tổng quát CnH2n–2 (n ≥ 3)

Có ba loại: Ankadien có hai liên kết đôi liên tiếp, Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankađien liên hợp), Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên.

Danh pháp: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên anka của mạch chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + đien.

2. Tính chất hóa học:

Ankađien có thể cộng hidro, nước, brom, axit có gốc halogenua.

Phản ứng trùng hợp: nCH2=CH–CH=CH2  (–CH2–CH=CH–CH2–)n.

Phản ứng oxi hóa: ankađien bị oxi hóa hoàn toàn bởi oxi tạo ra CO2 và nước. Tương tự như anken thì ankađien có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím.

3. Điều chế:

Được điều chế từ ankan tương ứng bằng phản ứng tách H2.

III. ANKIN

1. Khái niệm – Đồng phân – Danh pháp

Ankin là hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có một liên kết ba C≡C, có công thức tổng quát là CnH2n–2 (n ≥ 2).

Ankin chỉ có đồng phân cấu tạo. Ankin không có đồng phân hình học.

Danh pháp: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí nối 3 + in.

2. Tính chất hóa học:

Ankin có phản ứng cộng tương tự anken (cộng H2, X2, HX). Riêng axetilen có phản ứng đime hóa và trime hóa.

CH≡CH + H2 → CH2=CH2.

2CH≡CH → CH2=CH–C≡CH (vinyl axetilen)

3CH≡CH → C6H6 (benzen)

Phản ứng thế bằng ion kim loại: ankin có liên kết 3 ở đầu mạch mới phản ứng được.

R–C≡CH + AgNO3 + NH3 → R–C≡CAg↓ (kết tủa vàng) + NH4NO3.       

Riêng axetilen có thể phản ứng cả hai đầu.

Ankin có thể cháy tạo khí cacbonic và nước. Oxi hóa không hoàn toàn: Tương tự như anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

3. Điều chế:

a. Trong phòng thí nghiệm: CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2.

b. Trong công nghiệp: 2CH4 → C2H2 + 3H2.

...

Trên đây là phần trích dẫn Củng cố kiến thức chương Hidrocacbon không no, hidrocacbon thơm, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?