Cơ sở và hệ quả của đạo hàm xuất hiện trong các bài tập Dao động điều hòa có đáp án

CƠ SỞ VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐẠO HÀM XUẤT HIỆN TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

* Cơ sở:  

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\ x' = v = - \omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\\ x'' = a = - {\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) = - {\omega ^2}x\\ x''' = - {\omega ^2}x' = - {\omega ^2}v \end{array} \right.;\\ \left\{ \begin{array}{l} q = {Q_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\ q' = i = - \omega {Q_0}\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\\ q'' = - {\omega ^2}{Q_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) = - {\omega ^2}q\\ q''' = - {\omega ^2}q' = - {\omega ^2}i \end{array} \right. \end{array}\)

* Hệ quả:  

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} \left( {\frac{x}{v}} \right)' = \frac{{x'v - xv'}}{{{v^2}}} = \frac{{{v^2} + {\omega ^2}{x^2}}}{{{v^2}}}\\ \left( {xv} \right)' = x'v + xv' = {v^2} - {\omega ^2}{x^2}\\ \left( {\frac{v}{a}} \right)' = \left( {\frac{v}{{ - {\omega ^2}x}}} \right)' = \frac{1}{{ - {\omega ^2}}}\frac{{v'x - vx'}}{{{x^2}}} = \frac{{{v^2} + {\omega ^2}{x^2}}}{{{\omega ^2}{x^2}}} \end{array} \right.;\\ \left\{ \begin{array}{l} \left( {\frac{q}{i}} \right)' = \frac{{{i^2} + {\omega ^2}{q^2}}}{{{i^2}}}\\ \left( {qi} \right)' = {i^2} - {\omega ^2}{q^2}\\ \left( {\frac{i}{{i'}}} \right)' = \frac{{{i^2} + {\omega ^2}{q^2}}}{{{\omega ^2}{q^2}}} \end{array} \right. \end{array}\)

Câu 1. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương với phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt + φ1) cm và x2 = A2cos(ωt + φ2) cm. Gọi v1, v2 là vận tốc tức thời tương ứng với hai dao động thành phần x1 và x2. Biết luôn luôn có v2 =2ωx1. Khi \({x_1} = 2\sqrt 2 cm;{x_2} = 4\,cm\)  thì tốc độ dao động của vật là?

A. v = 5,26ω.              B. v = 4,25ω.                         

C. v = 3,46ω.              D. v = 3,66ω

Hướng dẫn

Cách 1:

* Lưu ý: x’ = v và v’ = a =\(- {\omega ^2}x\)  .

* Từ \({v_2} = 2\omega {x_1}\) đạo hàm hai vế theo thời gian \( - {\omega ^2}{x_2} = 2\omega {v_1}\)  hay

\(\begin{array}{l} {v_1} = - 0,5\omega {x_2}\\ \Rightarrow v = {v_1} + {v_2} = - 0,5\omega {x_2} + 2\omega {x_1}\\ = - 0,5\omega .4 + 2\omega .2\sqrt 2 = 3,66\omega \end{array}\)

→ Chọn D.

Cách 2:

 *Từ \({v_2} = 2\omega {x_1}\) suy ra x1 sớm pha hơn x2 la π/2 và A2 = 2A1

Và phương trình có thể chọn  

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {x_1} = A\cos \omega t\\ {x_2} = 2A\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right) = 2A\sin \omega t \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {v_1} = {x_1}' = - A\omega \sin \omega t\\ {v_2} = {x_2}' = 2A\omega \cos \omega t \end{array} \right.\\ \Rightarrow v = {v_1} + {v_2} = - \omega A\sin \omega t + 2\omega A\cos \omega t\\ Cho\,\,\,\left\{ \begin{array}{l} {x_1} = A\cos \omega t = 2\sqrt 2 \\ {x_2} = 2A\sin \omega t = 4 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} A\cos \omega t = 2\sqrt 2 \\ A\sin \omega t = 2 \end{array} \right.\\ \Rightarrow v = - \omega .2 + 2\omega .2\sqrt 2 \approx 3,66\omega \end{array}\)

 Chọn D.

Câu 2. (150177BT) Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương với phương trình lần lượt là  \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\,\left( {cm} \right);{x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\,\,\left( {cm} \right).\). Biết tại mọi thời điểm thì \({v_2} = 2\omega {x_1}\) . Tại thời điểm  \({x_1} = 2\sqrt 3 \) thì x2 = 4cm và tốc độ dao động của vật gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 5ω cm/s.                 B. \(4\sqrt 5 \omega \)  cm/s.                        

C. 6ωcm/s                   D. 3ω cm.s

Hướng dẫn

* Lưu ý:  \(x' = v;v' = a = - {\omega ^2}x\)

* Từ \({v_2} = 2\omega {x_1}\)  đạo hàm hai vế theo thời gian  \(- {\omega ^2}{x_2} = 2\omega {v_1}\) hay:

\(\begin{array}{l} {v_1} = 0,5\omega {x_2}\\ \Rightarrow v = {v_1} + {v_2}\\ = - 0,5\omega {x_2} + 2\omega {x_1} = - 0,5\omega .4 + 2\omega .2\sqrt 3 = 4,93\omega \end{array}\)

 Chọn A

Câu 3. Hai mạch dao động LC lý tường đang hoạt động. Tại thời điểm t, điện tích trên mỗi tụ là q1 và q2 và dòng điện trong hai mạch lần lượt là i1 = I01 cos(ωt + φ1 ) (A) ;  \({i_2} = {I_{02}}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\left( {cm} \right)\). Biết tại mọi thời điểm i2 = 2ωq1. Tại thời điểm i1 = 2mA thì i2 = 4mA, lúc này tổng điện tích trên hai bản tụ của hại mạch có độ lớn bao nhiêu?

A. 2/ω mC.                   B. 3/ω mC.                             

C. 4/ω mC.                  D. 1,5/ω mC.

Hướng dẫn

* Lưu ý i = q’ và  \(i' = - {\omega ^2}q\)

* Từ \({i_2} = 2\omega {q_1}\) hay \({q_1} = 0,5{i_2}/\omega \)  đạo hàm theo thời gian :

\(\begin{array}{l} {i_1} = - 0,5\omega {q_2}\,\,hay\,\,{q_2} = - 2{i_1}/\omega \\ \Rightarrow q = {q_1} + {q_2} = \frac{{0,5{i_2} - 2{i_1}}}{\omega }\\ {i_1} = 2{m_A};{i_2} = 4{m_A} \to q = \frac{{ - 2}}{\omega }\left( {mC} \right) \end{array}\)

 Chọn A.

Câu 4. (CĐ−2012) Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động của các vật lần lượt là  \({x_1} = {A_1}\cos \omega t\,\left( {cm} \right);{x_2} = {A_2}\sin \omega t\,\,\left( {cm} \right)\)

Biết  \(64x_1^2 + 36x_2^2 = {48^2}\left( {c{m^2}} \right)\). Tại thời điểm t, vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ x1 = 3 cm với vận tốc \({v_1} = - 18cm/s.\)  Khi đó vật thứ hai có tốc độ bằng:

A.  \(24\sqrt 3 cm/s.\)        B.     \(8\sqrt 3 cm/s.\)                        

C.   8cm/s.                  D. 24cm/s.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} 64x_1^2 + 36x_2^2 = {48^2}\left( {c{m^2}} \right)\\ \Rightarrow {64.3^2} + 36x_2^2 = {48^2}\\ \Rightarrow \left| {{x_2}} \right| = 4\sqrt 3 \left( {cm} \right) \end{array}\)

* Đạo hàm hai vế phương trình  :

\(\begin{array}{l} 64x_1^2 + 36x_2^2 = {48^2}\left( {c{m^2}} \right)\\ \Rightarrow 128{x_1}{v_1} + 72{x_2}{v_2} = 0\\ \Rightarrow \left| {{v_2}} \right|\left| {\frac{{16{x_1}{v_1}}}{{9{x_2}}}} \right| = 8\sqrt 3 \left( {cm/s} \right) \end{array}\)

 Chọn B.

Câu 5. (ĐH − 2013): Hai mạch dao động điện từ lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là qi và q2 với  \(4q_1^2 = q_2^2 = 1,{3.10^{ - 17}}\), q tính bằng C.  Ở thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất lần lượt là 10−9 C và 6 mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng :

A. 10mA.                                B. 6 mA.                                

C.  4 mA.                                D. 8 mA.

Hướng dẫn

* Từ  \(4q_1^2 = q_2^2 = 1,{3.10^{ - 17}}\) (1) lấy đạo hàm theo thời gian cả hai vế ta có:

\(8{q_1}{q_1}' + 2{q_2}{q_2}' = 0 \Leftrightarrow 8{q_1}{i_1} + 2{q_2}{i_2} = 0\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) thay các giá tri qi và ii tính được 12 = 8 mA → Chọn D.

 

...

---Để xem tiếp nội dung các bài tập vận dụng có đáp án, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Cơ sở và hệ quả của đạo hàm xuất hiện trong các bài tập Dao động điều hòa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?