CHUYÊN ĐỀ MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
A. NƯỚC MĨ
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
* Tinh hình chung:
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ không bị thiệt hại mà thu được nhiều lợi nhất, vì Mĩ
được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở. Do đó, đất nước không bị chiến tranh tàn
phá, lại được yên ổn sản xuất. Hơn nữa, trong thời gian chiến tranh, Mĩ còn thu được món lợi
khổng lồ do buôn bán vũ khí.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trờ thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
* Về kinh tế:
- Trong những năm 1945 -1950, Mĩ đạt được những kì tích về kinh tê':
+ Về công nghiệp: chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Về nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của
Anh, Pháp, Tây Đức, ĩ-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Về tài chính: Mĩ nắm giữ 3/4 dự trữ vàng của thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất được trang bị các loại vũ khí hiện đại, giữ độc
quyền về vũ khí hạt nhân.
- Hai thập kĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh
nhất thế giới.
* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ:
- Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
- Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
- Dựa vào thành tựu khoa học-kĩ thuật...
- Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).
- Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
Tuy nhiên kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đôi.
* Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm:
- Bị Tây Âu và Nhật bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt.
- Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- Do tham vọng theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi phí những khoản lớn cho
việc sản xuất vũ khí và các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội
II. Sự phát triển về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh
- Nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai với việc chế tạo
chiết máy tính điện tử đầu tiên vào tháng 12-1946.
- Mĩ đạt được nhiều thành tựu kì diệu trong việc chế tạo ra vật liệu mới, năng lượng mới, tiến
hành "Cách mạng xanh", tiến hành cách mạng trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh
phục vũ trụ.
- Nhờ những thành tựu đó, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sông vật chất, tinh
thần của người dân Mĩ đã có nhiều cải thiện.
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh
- Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành
trướng xâm lược là nhằm thực hiện mưu đổ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền Mĩ.
* Đối nội:
- Hai đảng tư sản là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau thống trị và cầm quyền ở Mĩ
với những chính sách đối nội thông nhất sau:
- Chính phủ Mĩ đã ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại phong trào công
nhân và phong trào dân chủ ở trong nước như Đạo luật Táp-Hác-lây (Chống phong trào công
đoàn và phong trào đình công), Luật Mác-Ca-ran (Chống Đảng Cộng sản), Luật Kiểm tra lòng
trung thành (loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước Mĩ)..vv.
* Đối ngoại:
- Đề ra "Chiến lược toàn cầu" với ý đồ thống trị thế giới.
- Các hành động bành trướng, xâm lược của Mĩ, thi hành "chính sách thực lực", thành lập các
khối quân sự, viện trợ kinh tế quân sự cho các nước đồng minh...
- Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945 -1946), Cu
Ba (1959 -1960), nhất là trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 -1975). Tham vọng
của Mĩ là to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ lại hạn chế (do những nhân tố chủ quan và khách
quan).
B. NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
- Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai nên bị mất hết thuộc địa.
- Đất nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, bị Mĩ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành
phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
- Thất nghiệp trầm trọng, lưong thực và hàng hoá tiêu dùng thiếu thốn gay gắt, lạm phát với
tôc độ phi mã, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1949.
- Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) kéo vào chiếm
đóng.
- Quân đội Mĩ kéo vào chiếm đóng, Nhật Bản đã không cai quản trực tiếp mà thông qua bộ
máy chính quyền Nhật Bản, vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng. Dưới chế độ quân quản của
Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành:
+ Ban hành Hiếp pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.
+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949).
+ Giải giáp các lực lượng vũ trang, giải thể các công ti độc quyền lớn.
+ Thanh lọc các phần tử phát xít khỏi các cơ quan nhà nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
Nhò đó, nước Nhật đã có một chuyển biến lớn và sâu sắc từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân
chủ. Chính điều này trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển "Thần kì" về kinh tế
của Nhật Bản sau chiến tranh (1952- 1973).
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
1. Thành tựu đạt được sau chiến tranh
- Từ năm 1945 - 1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp: Sản lượng công nghiệp năm
1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh.
- Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc
chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam những năm 60 thế kĩ XX.
- Trong những năm 1951 - 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển "Thần kì", trở
thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới. Biểu hiện:
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã
đạt tới 183 tỉ USD.
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%.
+ Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cẩu lương
thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển.
2. Nguyên nhân đạt những thành tựu
- Nhờ tác động của những thành tựu chung của nền kinh tế thế giới.
- Nhờ biết tận dụng những thành tựu đang phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật thế
giới.
- Vai trò của Nhà nước: Trong đó Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (MITI) được
đánh giá là "Trái tim của sự thành công Nhật Bản". Những cải cách dân chủ tạo điều kiện và thúc
đẩy kinh tế phát triển.
- Con người Nhật Bản: Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội,
con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thống được đề cao là:
+ Cần cù lao động và có tình yêu với thiên nhiên.
+ Biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dựng nó để phục vụ mình.
+ Tính kĩ luật và có ý thức rõ ràng về nghĩa vụ, bổn phận.
+ Trung thành với những bậc quyền uy và luôn giữ trọn chữ tín.
+ Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự.
+ Tiết kiệm và biết lo xa.
- Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo con người có năng lực, giữ vững bản sắc và văn
hóa dân tộc, có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do:
+ Hầu hất nguyên liệu, năng lượng phải nhập từ nước ngoài.
+ Sự chèn ép cạnh tranh của Mĩ và nhiều nước khác.
Từ đầu những năm 90 của thế kĩ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo
dài chưa từng thấy. Những hạn chế đó đòi hỏi Nhật Bản phải tìm mọi biện pháp giải quyết
---Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến nay môn Lịch sử 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Chuyên đề Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay môn Lịch sử 9
- Chuyên đề Liên Xô và các nước Đông Âu sau CTTG II môn Lịch sử 9
Chúc các em học tốt!