BÀI TẬP ÔN TẬP BỒI DƯỠNG HSG MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2020
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Thực chất của sự thụ tinh là gì? Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2:
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân và giảm phân?
2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 3:
Ở một loài đậu có hai kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng. Tính trạng này được qui định bởi 1 cặp gen alen trên NST thường. Khi lai hai cây đậu hoa đỏ với nhau, F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thì F2 như thế nào?
Câu 4:
1. Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
2. Một tế bào sinh dục chín của 1 cơ thể chứa 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd. Về mặt lí thuyết, khi tế bào này giảm phân sẽ cho mấy loại giao tử? Hãy viết thành phần gen của các loại giao tử đó?
Câu 5:
Một gen có hiệu số giữa Adenin với 1 loại khác là 20% tổng số nu của gen. Trong gen có timin bằng 1050 nucleotit. Tính chiều dài của gen.
Gen 1 và gen 2 của 1 tế bào dài bằng nhau. Hai gen tự nhân đôi 1 số đợt môt trường nội bào đã cung cấp 21000 nu tự do. Các gen con được sinh ra từ gen 1 và gen 2 có tất cả 25200 nuecleotit. Biết số đợt nhân đôi của gen 1 nhiều hơn số đợt nhân đôi của gen 2. Tính số đợt nhân đôi của mỗi gen.
Câu 6:
Ở một loài thực vật, cho 2 dòng thuần chủng cây thân cao, hoa vàng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F1. Cho cây F1 lai với cây khác (cây X) thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao, hoa vàng : 2 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
1. Hãy xác định kiểu gen có thể có của cây F1 và cây X.
2. Cho cây X lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
- Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai.
- Vì để sinh con trai cần có sự kết hợp giữa tinh trùng Y với trứng tạo thành hợp tử XY, để sinh con gái cần tinh trùng X kết hợp với trứng tạo hợp tử XX, mà tinh trùng X hay Y là do bố tạo thành, vì vậy sinh con trai hay con gái là do bố quyết định.
Câu 2:
1.
Nguyên phân | Giảm phân |
- Xảy ra ở hầu hết các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai | - Xảy ra ở TB sinh dục thời kì chín.
|
- Chỉ có 1 lần phân bào. | - 2 lần phân bào. |
- Biến đổi NST: + Kì trước: Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong các NST kép. + Kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Kì sau : Có sự phân li các crômatit trong từng NST kép về 2 cực của TB. + Kì cuối các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội đơn. |
+ Kì trước I: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng. + Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào. + Kì sau I: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. + Kì cuối I các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội kép |
- Kết quả: Từ 1 TB mẹ 2n hình thành 2 TB con giống hệt nhau và có bộ NST 2n giống TB mẹ. | - Từ 1 TB mẹ 2n tạo ra 4 TB con có bộ NST n. |
2. Xác định bộ NST 2n của cá thể động vật.
* TH1: Trong tế bào có 1 NST X → số tế bào con là 8 → tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần → số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (23-1) = 6 NST
- Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY → số NST của bộ 2n là: 6 + 2 = 8
- Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO → số NST của bộ 2n là: 6 + 1 = 7
* TH2: Trong tế bào có 2 NST X → số tế bào con là 4 → tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần → số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (22-1) = 14 NST → số NST trong bộ 2n là: 14+2 = 16.
-(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1:
a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân và giảm phân.
b. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể.
Câu 2:
Ở đậu Hà Lan:
Gen H quy định hoa tím, gen h quy định hoa trắng.
Gen B quy định hạt bóng, gen b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên nằm trên hai cặp NST khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và đặc điểm của hạt thì ở đậu Hà Lan có bao nhiêu kiểu hình? Liệt kê các kiểu hình đó.
Viết các kiểu gen có thể cho mỗi loại kiểu hình
Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu gen quy định hai cặp tính trạng trên
Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thần chủng quy định hai cặp tính trạng trên.
Câu 3:
Một đoạn phân tử ADN có 250 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:
a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN.
b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.
c. Khi gen tự nhân đôi 5 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
Câu 4:
Có 3 hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 28 tế bào con.
Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử. Biết rằng theo thứ tự ba hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần.
Trong quá trình nguyên phân trên của 3 hợp tử môi trường đã cung cấp tổng số 1150 nhiễm sắc thể. Hãy xác định:
Tên của loài
Số NST có trong toàn bộ các tế bào con được tạo ra.
ĐÁP ÁN
Câu 1
a. Phân biệt nguyên phân và giảm phân
Nguyên phân | Giảm phân |
- Xảy ra ở hầu hết các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai | - Xảy ra ở TB sinh dục thời kì chín.
|
- Chỉ có 1 lần phân bào. | - 2 lần phân bào. |
- Biến đổi NST: + Kì trước: Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong các NST kép. + Kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Kì sau : Có sự phân li các crômatit trong từng NST kép về 2 cực của TB. + Kì cuối các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội đơn. |
+ Kì trước I: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng. + Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào. + Kì sau I: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. + Kì cuối I các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội kép |
- Kết quả: Từ 1 TB mẹ 2n hình thành 2 TB con giống hệt nhau và có bộ NST 2n giống TB mẹ. | - Từ 1 TB mẹ 2n tạo ra 4 TB con có bộ NST n. |
b.
- Cơ chế duy trì ổn định bộ NST đối với sinh vật sinh sản vô tính:
+ Trong sinh sản vô tính thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh.
+ Nguyên phân đảm bảo cho hai tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế nào bố mẹ (quá trình nguyên phân).
- Cơ chế duy trì ổn định bộ NST đối với sinh sản hữu tính:
+ Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
+ Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ một hợp tử. Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử ( 2n).
+ Khi hình thành giao tử nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng.
+ Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài.
- Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là do tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở một hay một số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST.
Câu 2
a. Số kiểu hình:
-Xét cặp tính trạng về màu hoa có 2 kiểu hình là hoa tím và hoa trắng
- Xét cặp tính trạng về đặc điểm hạt có hai kiểu hình là hạt bóng và hạt nhăn
Tổ hợp xét chung 2 cặp tính trạng về màu hoa và đặc điểm của hạt có:
2 x 2 = 4 kiểu hình
( Hoa tím, hoa trắng ) x ( Hạt bóng, hạt nhăn)
- Bốn kiểu hình được biểu hiện sẽ là:
+ Hoa tím, hạt bóng
+ Hoa tím, hạt nhăn
+ Hoa trắng, hạt bóng
+ Hoa trắng, hạt nhăn.
b. Các kiểu gen có thể cho mỗi loại kiểu hình
Hoa tím, hạt bóng có các kiểu gen là: HHBB; HHBb; HhBB và HhBb.
Hoa tím, hạt nhăn có các kiểu gen là: HHbb và Hhbb
Hoa trắng, hạt bóng có các kiểu gen là hhBB và hhBb
Hoa trắng, hạt nhăn có kiểu gen là hhbbĐộng mạch:
c. Các loại giao tử của các kiểu gen
- Kiểu gen HHBB có 1 loại giao tử là HB
- Kiểu gen HHBb có 2 loại giao tử là HB và Hb
- Kiểu gen HhBB có 2 loại giao tử là HB và hB
- Kiểu gen HhBb có 4 loại giao tử là HB; Hb; hB và hb
- Kiểu gen HHbb có 1 loại giao tử là Hb
- Kiểu gen Hhbb có 2 loại giao tử là Hb và hb
- Kiểu gen hhBB có 1 loại giao tử là hB
- Kiểu gen hhBb có 2 loại giao tử là hB và hb
+ Dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen HhBb.
d. Các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thần chủng.
- Kiểu gen thuần chủng, tức kiểu gen đồng hợp cả hai cặp gen gồm các kiểu gen sau đây:
HHBB; HHbb; hhBB và hhbb
- Kiểu gen không thuần chủng, tức kiểu gen dị hợp bao gồm:
+ Dị hợp 1 cặp gen có các kiểu gen sau đây: HhBB; HHBb; Hhbb; hhBb
-(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: