CHUYÊN ĐỀ CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Lý thuyết
1.1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay
- Về tài nguyên:
+ Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt
+ Diện tích đất trồng bị thu hẹp
+ Nhiều động, thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng
+ Chất lượng đất giảm sút, đất canh tác bị thu hẹp
+ Tài nguyên biển suy giảm đáng kể.
- Về môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường nước
+ Ô nhiễm môi trường không khí
+ Ô nhiễm môi trường đất
+ Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm
1.2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Mục tiêu
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
+ Nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững,nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
- Phương hướng:
+ Tăng cường công tác, quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.
+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải
1.3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điạ phương
- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1.4. Củng cố kiến thức
Câu 1: Do đặc điểm khí hậu và địa hình nên nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta được đánh giá là
A. Rất đa dạng, phong phú.
B. Hạn chế, nghèo nàn.
C. Vô cùng khắc nghiệt.
D. Dồi dào vĩnh viễn.
Đáp án:
Do đặc điểm khí hậu và địa hình nên nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta rất đa dạng, khoảng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rừng có nhiều loài động, thực vật quý, biển rộng lớn, không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Thực trạng tài nguyên của nước ta hiện nay là gì?
A. Tài nguyên đa dạng, phong phú.
B. Tài nguyên dồi dào, không bao giờ cạn kiệt.
C. Tài nguyên bị hạn chế, không thể khai thác hết.
D. Tài nguyên bị suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt.
Đáp án:
Tài nguyên nước ta đang ngày càng suy giảm và có nguy cơ bạn kiệt: Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, rừng bị thu hẹp, động, thực vật quý hiếm bị xóa sổ hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng đất suy giảm, đất canh tác bị thu hẹp,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đưa đến kết quả gì?
A. Con người được cải thiện sức khỏe.
B. Cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
C. Ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người.
D. Thiên nhiên được phục hồi.
Đáp án:
Tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đã trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm.
B. Sử dụng hợp lý tài nguyên.
C. Mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường
D. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Đáp án:
Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là: sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân là
A. Giải pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
D. Các thức để bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Đáp án:
Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là: sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Một trong những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường là
A. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
B. Thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác, quản lí tài nguyên.
D. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đáp án:
Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung Ương đến địa phương: Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường; mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Nội dung nào không phải là phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.
C. Thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên cho công dân.
D. Giảm lượng gia tăng dân số để giảm áp lực lên môi trường và tài nguyên.
Đáp án:
Phương hướng cơ bản chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác quản lí, tuyên truyền, giáo dục, coi trọng hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên và áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên, xử lí chất thải.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nhà nước thực hiện giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân bằng cách
A. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
B. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
C. Ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường.
D. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên.
Đáp án:
Nhà nước thực hiện thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân bằng cách: Tạo điều kiện để mọi người tiếp nhận được các thông tin về môi trường, xây dựng nếp sống vệ sinh, tiết kiệm, đẩy mạnh các phong trào quần chính tham gia bảo vệ môi trường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đối với toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng, bảo vệ môi trường là
A. Điều bắt buộc thực hiện.
B. Vấn đề bức thiết.
C. Vấn đề cần chú ý.
D. Điều nên thực hiện.
Đáp án:
Bảo vệ tài nguyên môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng; có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tương lai, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
C. Tố cáo các hành vi vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D. Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
Đáp án:
Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên là biện pháp Nhà nước áp dụng để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết bảo vệ tài nguyên và môi trường?
A. Vứt rác không đúng nơi quy định.
B. Tích cực sử dụng các sản phẩm từ mật gấu.
C. Không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
D. Sử dụng lãng phí năng lượng.
Đáp án:
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đang là điểm nóng mà chúng ta cần quan tâm. Công dân cần nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần để bảo vệ môi trường.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Hành vi nào dưới đây không góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Tích cực trồng nhiều cây xanh ở khu dân cư.
B. Vứt pin đã dùng hết ra môi trường.
C. Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.
D. Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Đáp án:
Pin đã qua sử dụng không phải loại rác thông thường. Lượng thủy ngân (Hg) có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, thủy ngân thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch… Vì vậy, pin cần được thu gom và xử lí riêng, không được vứt bữa bãi ra môi trường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Một người thân của em luôn ca ngợi sừng tê giác có tác dụng chữa bách bệnh, vô cùng thần kì và tìm cách săn lùng, đặt mua bằng được. Biết được hành động đó, em sẽ làm gì?
A. Đồng tình, khuyến khích người thân đặt mua để về chữa bệnh.
B. Không đồng tình nhưng im lặng coi như không biết.
C. Phân tích, thuyết phục để người thân hiểu đó là hành vi trái pháp luật.
D. Không quan tâm vì đó là việc tự do cá nhân.
Đáp án:
Sừng tê giác không phải là một phương thuốc chữa bệnh thần kì như đồn thổi. Trong đông y, có nhiều vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt tốt hơn sừng tê giá như ngưu hoàng, sinh địa, huyền sâm, đan bì, xích thược... vừa rẻ lại vừa dễ tìm. Hơn nữa, tê giác hiện nay là động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo vệ theo luật pháp Việt Nam và quốc tế, vì vậy, sử dụng sừng tê giác là hành vi trái pháp luật, cần phân tích, thuyết phục cho người thân dừng lại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Hành động của em Nguyễn Nguyệt Linh (cựu học sinh trường Merie Curie – Hà Nội) viết thư, tìm địa chỉ email và gửi đến 40 hiệu trưởng ở Hà Nội với mong muốn trường không thả bóng bay dịp lễ khai giảng để bảo vệ môi trường là hành động thể hiện công dân biết
A. Tiết kiệm tiền bạc.
B. Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên.
C. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm.
D. Tiết kiệm tài nguyên.
Đáp án:
Vấn đề ô nhiễm nhựa đang là vấn đề toàn thế giới phải chung tay giải quyết. Em Nguyễn Nguyệt Linh, dù tuổi nhỏ nhưng đã có ý thức rất lớn trong việc thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và truyền cảm hứng cho nhiều người khác cùng thực hiện theo.
Đáp án cần chọn là: C
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nhà máy X không áp dụng công nghệ xử lí rác thải mà chôn lập rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách
A. khoa học và công nghệ B. tài nguyên và bảo vệ môi trường
C. bảo vệ và phát triển tài nguyên D. bảo tồn thiên nhiên.
Câu 2: Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định
B. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt
C. Báo với công an
D. Không quan tâm vì đố là việc của nhà trường
Câu 3: Do bất cần nên trong lúc giúp gia đình đốt nương làm rấy, bạn F đã để lửa cháy lan thiêu rụi 2 ha rừng dù đã cố gắng dập lửa. Vậy theo em
A. chỉ bạn F không vi phạm chính sách bảo về rừng.
B. tất cả những người đốt nương gây cháy rừng đều vi phạm
C. chỉ bạn F vi phạm chính sách bảo về rừng.
D. cha mẹ bạn F vi phạm chính sách bảo về rừng
Câu 4: Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường là việc làm nhằm mục đích
A. Xử phạt các hành vi vi phạm môi trường
B. Xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân
C. Thực hiện vai trò quản lí của Nhà nước đối với môi trường
D. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Câu 5: Hoạt động nòa dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thỉa đúng nơi quy định
B. Chon chất thải độc hại vào đất
C. Đốt các loại chất thải
D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải
Câu 6: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bảo vệ môi trường?
A. Quản lí chất thải
B. Khai thác gỗ bừa bãi
C. Phân loại rác
D. Phòng, ngừa, ứng phó với sự cố môi trường
Câu 7: Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm?
A. Thả động vật lại môi trường sống của chúng
B. Tổ chức nuôi nhốt các động vật hoang dã, quý hiếm
C. Thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm
D. Chăm sóc chúng thật tốt khi nuôi nhốt làm cảnh
Câu 8: Nội dung nảo dưới đây là phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.
B. Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng đang bị thu hẹp.
C. Buông lỏng quản lí tài nguyên môi trường.
D. Môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nặng nề.
Câu 9: Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật là
A. thành phần môi trường. B. khí quyển
C. ô nhiễm môi trường. D. môi trường.
Câu 10: Sau khi đi pic-nic tại rừng; nhóm bạn gồm H, K,N, V trước khi ra về không dập tắt lửa đã đốt dẫn đến cháy rừng, gây thiệt hại 2 ha. Cũng có mặt tại buổi pic-nic, nhưng do mệt nên T và R đã về trước đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường ?
A. Bạn K, H vàN. B. Bạn H, K,N và V,
C. Bạn H,K,N, V và T. D. Bạn H, K,N, V và R.
Câu 11: Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sauk hi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em nhận xét gì về việc làm đó?
A. Là việc làm thực hiện đúng quy điịnh về vệ sinh nơi công cộng
B. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường
C. Là việc làm bình thường không cần quan tâm
D. Là việc làm cần được khuyến lhichs vì có ý thức bảo vệ môi trường
Câu 12: Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước ta chủ trương
A. Giữ gìn và phát huy các vườn quốc gia B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Mở rộng diện tích rừng D. Ngăn chặn việc săn bắt các loài động vật
Câu 13: Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?
A. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
B. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ
C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ
D. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Câu 14: Nhà nước quy điịnh mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê là nhằm
A. Tăng ngân sách nhà nước B. Ngăn chặn khai thác tài nguyên
C. Sử dụng hợp lí tài nguyên D. Hạn chế sử dụng tài nguyên
Câu 15: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là ?
A. Đưa công nghệ hiện đại vào khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường
B. Ngăn cấm các hoạt động có ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường
C. Giữ nguyên tình trạng tài nguyên, không khai thác và sử dụng
D. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên
Câu 16: Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường là
A. phương hướng. B. thực trạng. C. mục tiêu. D. ý nghĩa.
Câu 17: Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thi việc coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực là
A. phương hướng B. thực trạng. C. ý nghĩa. D. mục tiêu.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bảo vệ môi trường?
A. Phân loại rác
B. Phòng, ngừa, ứng phó với sự cố môi trường
C. Quản lí chất thải
D. Khai thác gỗ bừa bãi
Câu 19: Nội dung nào dưới đây là một trong các mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?
A. Khai thác nhiều tài nguyên đê đẩy mạnh phát triển kinh tế
B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường
C. Sử dụng hợp lí tài nguyên
D. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí chất thải
Câu 20: Giả sử em là giám đốc công ty hóa chất X, mà chất thải do công ty em sản xuất ra rất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu đầu tư hệ thống xử lí chất thải thì sẽ làm giảm lợi nhuận, em chọn cách xử lí nào dưới đây?
A. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải nhưng không hoạt động
B. Vẫn tiếp tục sản xuất, không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường
C. Chấm dứt sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường
D. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
Câu 21: Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây?
A. Chấm dứt tình trạng khái thác rừng bừa bãi
B. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng
C. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả
D. Mở rộng diện tích rừng
Câu 22: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?
A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên B. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt
C. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm D. Dùng điện để đánh bắt thủy sản
Câu 23: Cơ sở sản xuất A đã xây dựng dây chuyền xử lí rác thải bằng công nghệ hiện đại. Việc làm này là
A. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải
C. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường
D. Đổi mới trang thiết bị sản xuất
Câu 24: Phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được xem là hai yếu tố:
A. tồn tại độc lập. B. song song tồn tại
C. không thể tách rời D. tác động ngược chiều.
Câu 25: Nếu phát hiện một cơ sở sản xuất ở địa phương có hành vi xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, em sẽ
A. Thông báo cho nhân dân địa phương biết việc làm của cơ sở sản xuất
B. Thông báo cho chính quyền địa phương
C. Nói cho bố mẹ biết
D. Coi như không biết việc làm đó của cơ sở sản xuất
Câu 26: Sau mỗi buổi học, J lại vào rừng khai thác trái phép gỗ để bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H đã giới thiệu cho J bán số gỗ khai thác trái phép cho với giá cao hơn. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường ?
A. Mình J B. Bạn J và H C. Bạn J, H và U D. Bạn U và H
Câu 27: Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước ta chủ trương
A. Giữ gìn và phát huy các vườn quốc gia B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Mở rộng diện tích rừng D. Ngăn chặn việc săn bắt các loài động vật
Câu 28: Khi đi chơi công viên, em thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
A. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường
B. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên
C. Nhắc nhở, góp ý với họ phải dọn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
D. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook
Câu 29: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm
A. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng
B. Đất, nước, sinh vật, rừng.
C. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng
D. Đất, nước, dầu mỏ
Câu 30: Nhà nước quy định mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuế là nhằm
A. Hạn chế sử dụng tài nguyên
B. Sử dụng hợp lí tài nguyên
C. Sử dụng hợp lý tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại. Tăng ngân sách nhà nước
D. Ngăn chặn khai thác tài nguyên
Câu 31: Tài nguyên thiên nhiên thường chia làm mấy loại?
A. Ba loại: Không thể phục hồi, có thể phục hồi và khoáng sản.
B. Ba loại: Khoáng sản, đất đai, động thực vật
C. Ba loại: Đất đai, động vật, thực vật
D. Ba loại: Không thể phục hồi, có thể phục hồi và vô tận
Câu 32: Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
A. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí
B. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn
C. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm
D. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều
Câu 33: Hiện nay tài nguyên đất đang bị xói mòn nghiêm trọng là do đâu?
A. Mưa lũ, hạn hán
B. Thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới
C. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi, thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới
D. Câu A, B đúng
Câu 34: Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sauk hi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em nhận xét gì về việc làm đó?
A. Là việc làm bình thường không cần quan tâm
B. Là việc làm thực hiện đúng quy điịnh về vệ sinh nơi công cộng
C. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường
D. Là việc làm cần được khuyến khích vì có ý thức bảo vệ môi trường
Câu 35: Một đoàn học sinh đi tham quan, cắm trại tại khu sinh thái nghỉ dưỡng. Sau khi cắm trại xong, các bạn tự giác thu dọn các rác thải, phế liệu của đoàn. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức
A. giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
D. chống ô nhiễm đất, nước, không khí
Câu 36: Khi đi chơi công viên, em thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
A. Nhắc nhở, góp ý với họ phải dọn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
B. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường
C. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook
D. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên
Câu 37: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Chọn chất thải độc hại vào đất
B. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định
C. Tái chế, sử dụng các loại chất thải.
D. Đốt các loại chất thải
Câu 38: Việc làm nào dưới đây gây ô nhiễm đất ?
A. Sử dụng phân vi sinh cho cây trồng
B. Chôn chất thải hữu cơ để làm phân bón
C. Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt
D. Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu
Câu 39: Địa phương A huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Việc làm này nhằm
A. Xây dựng tinh thần đoàn kết
B. Phát huy sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường
C. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường
D. Xây dựng nếp sống văn minh, dân chủ
Câu 40: Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước đã có biện pháp nào dưới đây?
A. Mở rộng diện tích rừng
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Ngăn chặn nạn săn bắt động vật
D. Giữ gìn và phát huy hệ thống các vườn quốc gia
Câu 41: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Đốt và xả khí lên cao. B. Chôn sâu.
C. Đổ tập trung vào bãi rác. D. Phân loại và tái chế.
Câu 42: Một trong những mục tiêu tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?
A. Bảo tồn đa dạng sinh học
B. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường
C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
D. Tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động thực vật
Câu 43: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững là
A. mục đích của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
B. ý nghĩa của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
D. phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Câu 44: Hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây không được khuyến khích?
A. Sử dụng năng lượng sạch
B. Chôn lấp các loại rác thải vào đất
C. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường
D. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải
Câu 45: Nhà nước ta chủ trương khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nhằm mục đích
A. Cấm các hoạt động khai thác tài nguyên
B. Ngăn chặn việc khai thác các loại tài nguyên
C. Giữ gìn, không sử dụng nguồn tài nguyên đất nước
D. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí
Câu 46: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:
A. Dầu mỏ, than đá, khí đốt
B. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật
C. Năng lượng mặt trời
D. Cây rừng và thú rừng
Câu 47: Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
A. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí
B. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn
C. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều
D. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm
Câu 48: Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của
A. Các cơ quan chức năng B. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức
C. Đảng và nhà nước ta D. Thế hệ trẻ
Câu 49: Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết hiệu quả nhất?
A. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ B. Vấn đề dân số trẻ
C. Chống ô nhiễm môi trường D. Đô thị hóa và việc làm
Câu 50: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là?
A. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
B. Nâng cao chất lượng mội trường
C. Bảo vệ môi trường
D. Bảo tồn đa dạng sinh học
Câu 51: Thấy bạn B và G thường xuyên để rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. B bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?
A. Bạn B, G. B. Bạn B, G, T. C. Bạn B, G, H. D. Bạn B, G, T và H.
Câu 52: Những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng là
A. ô nhiễm sinh thái. B. sự cố môi trường.
C. suy thoái môi trường D. ô nhiễm môi trường.
Câu 53: Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?
A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ
B. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ
C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
D. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Câu 54: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. Đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường
B. Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường .
C. Xây dựng nếp sống vệ sinh
D. Thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
Câu 55: Cơ sở sản xuất A đã xây dựng dây chuyền xử lí rác thải bằng công nghệ hiện đại. Việc làm này là
A. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải
B. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường
C. Đổi mới trang thiết bị sản xuất
D. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất
Câu 56: Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên, áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác tài nguyên là
A. ý nghĩa. B. thực trạng C. mục tiêu. D. phương hướng
Câu 57: Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật là
A. sự cố môi trường. B. ô nhiễm sinh thái.
C. ô nhiễm môi trường. D. suy thoái môi trường.
Câu 58: Nội dung nào sau đây không thuộc về mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?
A. Bảo tồn đa dạng sinh học.
B. Nâng cao chất lượng môi trường.
C. Giáo dục ý thức trách nhiệm cho nhân dân.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên.
Câu 59: Một trong những phương hướng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. Xây dựng nếp sống vệ sinh
B. Thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
C. Đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường
D. Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường
Câu 60: Khi phát hiện nhà máy sản xuất phân đạm xả nước thải chưa được xử lí xuống dòng sông bên cạnh nhà máy, em sẽ?
A. Ngăn chặn việc xả thải ra môi trường B. Lờ đi, coi như không biết
C. Đến gặp giám đốc nhà máy để đe dọa D. Báo cho cơ quan công an
Câu 61: Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên là:
A. mục tiêu. B. thực trạng C. phương hướng D. ý nghĩa.
Câu 62: Địa phương A huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Việc làm này nhằm
A. Phát huy sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường
B. Xây dựng tinh thần đoàn kết
C. Xây dựng nếp sống văn minh, dân chủ
D. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường
Câu 63: Chị H mở nhà hàng đặc sản kinh doanh thú rừng. Việc làm của chị H là hành vi
A. Phá hoại tài nguyên, môi trường
B. Vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
C. Hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh
D. Kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng
Câu 64: Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây?
A. Bảo vệ rừng đầu nguồn
B. Mở rộng diện tích rừng
C. Trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên
D. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép
Câu 65: Chị H mở nhà hàng đặc sản kinh doanh thú rừng. Việc làm của chị H là hành vi
A. Vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
B. Phá hoại tài nguyên, môi trường
C. Kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng
D. Hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh
Câu 66: Ngày môi trường thế giới là ngày nào sau đây?
A. 11-7. B. 31-5. C. 5-6. D. 1-12.
Câu 67: Hiện nay, một số hộ dân sống ở miền núi rẻo cao đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép trong những chiếc lồng, cũi sắt để làm cảnh. Nếu em gặp cnahr tượng trên , em sẽ làm gì ?
A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn
B. Khuyên họ mang nộp cho cơ quan kiểm lâm
C. Thu mua chúng để kinh doanh
D. Khuyên họ chăm sóc chúng thật tốt
Câu 68: Những sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất được gọi là:
A. rác thải. B. quá trình tái chế.
C. phế liệu. D. nguyên liệu loại hai.
Câu 69: Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên môi trường cho toàn dân là
A. mục tiêu. B. thực trạng C. phương hướng D. ý nghĩa.
Câu 70: Giả sử em nhìn thấy một ô tô đang vận chyển động vật quý hiếm đi tieu thụ, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Lặng lẽ theo dõi việc làm của họ
B. Báo với cơ quan kiểm lâm
C. Không quan tâm vì đó là việc của cơ quan kiểm lâm
D. Ngăn chặn không cho họ vận chuyển
Câu 71: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là:
A. ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.
B. sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
C. khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
D. cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường.
Câu 72: Giả sử em là giám đốc công ty hóa chất X, mà chất thải do công ty em sản xuất ra rất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu đầu tư hệ thống xử lí chất thải thì sẽ làm giảm lợi nhuận, em chọn cách xử lí nào dưới đây?
A. Chấm dứt sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường
B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
C. Vẫn tiếp tục sản xuất, không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường
D. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải nhưng không hoạt động
Câu 73: Cha bạn N bị bệnh, ông B khuyên cha N dùng sừng tê giác mài ra pha với nước uống sẽ khỏi. N đang rất băn khoăn không biết phải giúp cha mình bằng cách nào. Nếu là N, em sẽ lựa chọn phương án xử sự nào sau đây để khuyên cha mình?
A. Không dùng vì không có cơ sở khoa học và tê giác là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
B. Không dùng và phê phán ông B trên mạng xã hội về sự mê tín của ông.
C. Nên dùng vì bảo vệ sức khỏe bản thân là quan trọng nhất dù có đắt thậm chí bị bắt vì mua sừng tê giác.
D. Nên dùng vì có bệnh phải vái tứ phương, ai mách đâu chữa đó.
Câu 74: Chính sách đối với tài nguyên không thể phục hồi là
A. không được khai thác với bắt kì lí do gì để bảo tồn
B. cho tư nhân khai thác tiết kiệm để tăng tính hiệu quả
C. khai thác bao nhiêu cũng được miễn là nộp thuế, trả tiền thuê một cách đầy đủ
D. sử dụng một cách hợp lí, tiệt kiệm và nộp thuế và trả tiền thuê để phát triển bền vững.
Câu 75: Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuế nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.
B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
C. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt.
3. Đáp án
1 | B | 21 | C | 41 | D | 61 | C |
2 | A | 22 | A | 42 | A | 62 | D |
3 | B | 23 | B | 43 | C | 63 | B |
4 | D | 24 | C | 44 | B | 64 | D |
5 | A | 25 | B | 45 | D | 65 | A |
6 | B | 26 | C | 46 | C | 66 | C |
7 | A | 27 | D | 47 | A | 67 | B |
8 | A | 28 | C | 48 | B | 68 | B |
9 | C | 29 | A | 49 | C | 69 | C |
10 | B | 30 | C | 50 | A | 70 | B |
11 | B | 31 | D | 51 | A | 71 | B |
12 | D | 32 | A | 52 | B | 72 | B |
13 | C | 33 | C | 53 | B | 73 | A |
14 | A | 34 | C | 54 | D | 74 | D |
15 | D | 35 | C | 55 | A | 75 | D |
16 | A | 36 | A | 56 | D | ||
17 | A | 37 | B | 57 | D | ||
18 | D | 38 | C | 58 | C | ||
19 | C | 39 | C | 59 | B | ||
20 | D | 40 | D | 60 | D |
Trên đây là nội dung Chuyên đề Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Chuyên đề Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
- Chuyên đề Chính sách đối ngoại
- Chuyên đề Chính sách quốc phòng an ninh
Chúc các em học tập tốt!