CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN ĐỊA LÝ 12 CÓ ĐÁP ÁN
ĐÔNG NAM BỘ
Câu 1: Nêu khái quát và phân tích các nguồn lực tài nguyên kinh tế- xã hội ở ĐNB có khó khăn gì với phát triển kinh tế- xã hội
*Khái quát:
- ĐNB có S tự nhiên rộng 23483 km (2,3 tr ha)với dân số năm 99 khoảng 9 tr người, mật độ trung bình khoảng 390 người/km 2 năm 93 là 371 người/km2
- ĐNB là vùng lãnh thổ gồm các tỉnh và thành phố sau đây :
- Tỉnh Đồng Nai với tỉnh lị là thành phố Biên Hoà
- Tỉnh Tây ninh với tỉnh lị là thành phố Tây ninh
- Tỉnh Bình Dương với tỉnh lị là thành phốThủ Dầu Một
- Tỉnh Bình Phước với tỉnh lị là thành phhố Đồng Soài
- Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tỉnh lị là thành phố Vũng Tàu
- Thành phố Hồ Chí Minh
- ĐNB được coi là vùng kinh tế có cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh nhất theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều ngành công nghiệp quang trọng, mũi nhọn với đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao và hiện nay vùng này có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước và đang đạt được những chỉ tiêu kinh tế mà điển hình là chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước.
* Các nguồn lực tự nhiên của ĐNB - Thuận lợi :
Vị trí địa lý:
- ĐNB là vùng tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đó là tiếp giáp với thềm lục địa phía Nam, rất giàu về dầu mỏ, khí đốt nổi tiếng có bề trầm tích Nam Côn Đảo với mỏ dầu khí lớn nhất cả nước là mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ Rồng... lại có cửa thông ra biển là cảng Sài Gòn lớn nhất cả nước. Lại nằm gần đường biển quốc tế eo biển Malátca gần cảng Singgapo là cảng quá cảnh lớn nhất Đông Nam Á nên vùng này rất thuận lợi trong việc giao lưu hợp tác với thế giới bằng đường biển.
- ĐNB lại tiếp giáp với TNguyên rất giàu về gỗ lâm sản cây công nghiệp.
- Tiếp giáp với ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước mà lại tiếp giáp với Campuchia với cửa khẩu lớn là cửa khẩu Tây Ninh nên rất thuận lợi trong giao lưu quan hệ với Campuchia.
- ĐNB là vùng lại nằm rất gần các nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất ở Đông Nam á như Thái Lan, Malaisia, Singapo, Brunây vì vậy ĐNB rất dễ dàng mở rộng hợp tác quan hệ tiếp thu công nghệ hiện đại của những nước này.
- Mặt khác, ĐNB lại nằm trong vùng có khí hậu thời tiết khá ôn hoà, ít bão nên lại càng dễ dàng trong phát triển công nghiệp nên năng suất ổn định và cao.
Trong tài nguyên khí hậu:
Khí hậu ĐNB là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nóng nắng quanh năm không có mùa đông lạnh; với số giờ nắng trung bình từ 2400 - 2600 h/năm; với tổng nhiệt độ trung bình năm 28-29oC tổng nhiệt độ hoạt động 10.000oC; với lượng mưa trung bình đạt 1200-1800mm. Cho nên, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cho phép sản xuất một nền nông nghiệp nhiều vụ quanh năm. Với cơ cấu cây trồng ưa nóng điển hình như: cà phê, cao su, tiêu, điều... khí hậu ĐNB khá ôn hoà ít thể hiện phân hoá theo mùa và nhiệt độ, ít bão và không sương muối nên sản xuất ở trong vùng rất ổn định, năng suất và sản lượng gạo cao.
- Nguồn nước:
Do lượng mưa lớn lại có hệ thống sông ngòi nên có trữ lượng nước sông khá lớn khoảng 130 tỉ mét khối nước/năm, trước hết nguồn nước sông là cơ sở để cung cấp nước tưới cho phát triển nông nghiệp. Mặt khác, sông ngòi cũng là cơ sở tạo ra trữ năng thuỷ điện lớn vì các sông trong vùng đều bắt nguồn Tây Nguyên đổ ra biển, cho phép đã xây dựng nhiều nhà máy lớn như Trị An, Đanhim và Thác Mơ.
- Đất: ở ĐNB cũng đa dạng về loại hình nhưng chủ yếu là đất đỏ bazan khoảng 900 ngàn ha, đất xám khoảng 600-700 ngàn ha. Nước ta lại phân bố trên địa hình cao nguyên lượn sóng, đồi bát úp rất dễ khai thác đễ hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn điển hình như cao su.
Tài nguyên sinh vật trên đất liền với thảm rừng còn khá phong phú.
Khoáng sản dưới biển khá phong phú, vì có 3 bể trầm tích chứa dầu mỏ khí đốt ,đó là bể trầm tích Nam Côn Đảo với nhiều mỏ dầu khí lớn, đặc biệt như: Bạch hổ, Đại Hùng. Bể trầm tích thổ Chu Mã Lai với Chiến thắng, Hữu nghị, Rạng đông và bể trầm tích vùng trũng Cửu Long và hiện nay ở vùng này đang diễn ra công nghiệp khai thác dâù khí với quy mô lớn nhất cả nước.
Tài nguyên du lịch ĐNB rất hấp dẫn với du khách đó là:
- Tài nguyên du lịch trên đất liền nổi tiếng với nhiều danh lam, di tích hấp dẫn như núi Bà Đen (Tây Ninh), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), đặc biệt ĐNB có bãi tắm Vũng tàu nổi tiếng nhất cả nước.
- Về tài nguyưên, du lịch nhân văn trong vùng cũng rất nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử quan trọng như điạ đạo Củ Chi, Côn Đảo, hấp dẫn hơn nữa là thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm du lịch lớn nhất nhì cả nước, cho nên ĐNB được coi là 1 trong những vùng có khả năng phát triển ngành du lịch lớn nhất cả nước với ĐBSH.
Khó khăn:
- Khó khăn nổi bật nhất về ĐNB là khí hậu phân hoá rõ theo hai mùa mưa và khô trong đó mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy cần phải đầu tư lớn để phát triển thuỷ lợi mới có khả năng để cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.
- Khoáng sản trên đất liền nhìn chung là nghèo nàn, khoáng sản dưới biển tuy phong phú nhưng rất khó khai thác vì các mỏ dầu khí nằm sâu dưới đáy biển từ 3-4 ngàn m, cần phải có kỹ thuật tinh xảo hiện đại mới có thể khai thác được. Cho nên, khi phát triển công nghiệp dầu khí ở vùng này phải chi phí lớn thì hiệu quả mới cao.
- Khi khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản thì dễ gây ô nhiễm môi trường làm cạn kiệt tài nguyên thuỷ hải sản.
*Các nguồn lực kinh tế xã hội ở ĐNB:
Thuận lợi:
- Nguồn lao động ở ĐNB khá dồi dào đặc biệt lao động có trình độ dân trí cao nhiều thợ giỏi bậc cao lành nghề vào bậc nhất cả nước, đồng thời lao động lại rất nhạy bén với cơ chế thị trường, rất quen với tác phong côn gnghiệp vì vậy mà vùng này đã hình thành nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn và thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài.
- ĐNB là một trong những vùng tập trung nhiều đội ngũ cấn bộ KHKT nhất ở khu vực phía Nam vì ở đây có nhiều trung tâm giáo dục đào tạo lớn đứng thứ 2 cả nước sau ĐBSH.
- ĐNB có cơ sở hạ tầng vào loại hiện đại nhất cả nước mà điển hình là có hệ thống giao thông, thông tin liên lạc hiện đại vì có thành phố Hồ Chí Minh lớn thứ hai cả nước với nhiều tuyến quốc lộ quan trọng như quốc lộ 13, 20, 51... có cảng biển Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, bưu điện quốc tế lớn nhất cả nước.
- ĐNB có nhiều thành phố, đô thị lớn điển hình thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất nước như BHoà, VTàu là những trung tâm CN quan trọng của cả nước.
- ĐNB có những ngành CN mũi nhọn trọng điểm nhất cả nước như điện năng, cơ khí, dầu khí, điện tử...vì vậy có thể nói cơ sở hạ tầng trong vùng có nguồn lực mạnh biến vùng này thành vùng có cơ cấu kinh tế công nông nghiệp mạnh nhất cả nước.
- Do trình độ dân trí cao lại rất năng động, nên ĐNB hiện đang có nhiều xí nghiệp liên doanh hợp tác nước ngoài nhất cả nước.... tóm lại ĐNB là 1 trong những vùng có điều kiện kinh tế xã hội hiện đại và hoàn chỉnh nhất cả nước là nền tảng thực hiện công nghiệp hoá nhanh chóng và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì ĐNB vẫn còn nhiều hạn chế về các điều kiện kinh tế xã hội:
- Trình độ lao động tuy nhiều thợ giỏi thợ bậc cao lành nghề hơn các vùng khác trong cả nước, nhưng so với các khu vực Đông nam á thì vẫn còn lạc hậu, đặc biệt là so với một số nước Malaisia, Singgapo, Thái Lan...
- Cơ sở vật chất hạ tầng tuy đã hiện đại hoàn chỉnh nhưng vẫn còn nhiều tồn tại là thiếu năng lượng, nhiều cơ sở công nghiệp với phương tiện kỹ thuật già cỗi, phân bố cơ sở hạ tầng chưa đồng đều, hợp lý mà chủ yếu mới được phát triển mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Đồng nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Còn các tỉnh khác như Tây Ninh, Bình Phước thì còn rất nghèo nàn, lạc hậu.
- Mặc dù ĐNB là vùng hiện đang có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoàI nhiều dự án hợp tác liên doanh nhưng do trình độ có hạn, do vẫn ảnh hưởng cơ chế bao cấp vì thế hiệu quả của các quá trình hợp tác đầu tư chưa cao.
Câu 2: Hãy giải thích tại sao ĐNB phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. Giải thích thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và trình bày những nội dung cơ bản trong KTLT theo chiều sâu để phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là tăng cường đầu tư thêm về KHKT về thiết bị công nghệ hiện đại, về vốn, để tăng năng suất sản lượng, chất lượng công nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đồng thời phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường để nền kinh tế phát triển bền vững.
*ĐNB phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vì:
- Trước hết vùng này có diện tích tự nhiên hẹp 2,3 triệu ha mà dân số khá đông, gần 9 triệu người.
- Tài nguyên thiên nhiên cũng không phải là phong phú đa dạng, đặc biệt là khoáng sản trên đất liền rất nghèo nàn mà khoáng sản dưới biển thì rất khó khai thác, cần phải có trí tuệ cao, công nghệ hiện đại.
- ĐNB hiện nay là vùng rất hấp dẫn với đầu tư hợp tác nước ngoài và các xí nghiệp liên doanh đầu tư hợp tác nước ngoài đang làm việc trong vùng, cho nên cần phải có lao động với trình độ tay nghề giỏi, thợ bậc cao để có thể đối tác với chuyên gia kinh tế nước ngoài.
- ĐNB hiện nay đã và đang hình thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp hoàn chỉnh bậc nhất, với nhiều ngành mũi nhọn nhất cả nước và đang có khả năng đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp cao nhất cả nước cho nên lại càng phải có nguồn lao động với trình độ, chuyên môn tay nghề cao.
- ĐNB hiện đang diễn ra nhiều quá trình khai thác tài nguyên phát triển công nghiệp như khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, du lịch biển, phát triển cây công nghiệp, điện năng mà yêu cầu phải có môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm cạn kiệt tài nguyên. Cho nên muốn đạt được mục tiêu đó phải có sự đầu tư cao về chất xám với phương tiện KHKT hiện đại và tinh xaỏ, phải có nhiều vốn ngoại tệ mạnh để khai thác và sử dụng thật tiết kiệm các nguồn tài nguyên để cho năng suất hiệu quả cao nhất và khai thác phát triển bền vững nhất. Chính đó là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của ĐNB.
*Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu để phát triển công nghiệp:
Trước hết ĐNB
- Trước tiên phải đầu tư phát triển năng lượng điện hiện đại cùng với các nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng như Trị An 400.000kw, Đanhim 160.000kw, Thác Mơ 150.000kw. Xây dựng mới nhiều nhà máy thuỷ điện nặng khác, điển hình là nhà máy thuỷ điện Tuốc Bin khí Phú Mỹ với tổng công suất 3.000.000kw, tiếp tục hoàn chỉnh nhanh nhiều nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận trên sông La Ngà. Mặt khác phải tiếp thu sử dung nguồn điện từ Hoà Bình qua đường dây cao áp 500KV, mới có khả năng tiến hành công nghiệp hoá trong vùng.
- Phải hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn yêu cầu có công nghệ cao như: luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất đồ chơi trẻ em và đặc biệt phải hiện đại nhanh công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, vì những ngành này có khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất.
- Phải đấy mạnh, hình thành tam giác công nghiệp tăng trưởng đó là Biên Hoà, Vũng Tàu, chính tam giác công nghiệp này đã hình thành nên nhiều vùng công nghiệp năng động ĐNB và vùng kinh tế tăng trưởng phía Nam và cực kinh tế phía Nam có sức thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Việc phát triển công nghiệp ĐNB phải biết tận dụng khai thác hết các thế mạnh của nội lực, mà đặc biệt đó là khai thác các trình độ lao động tay nghề cao với cơ sở hạ tầng vững mạnh, với các nguồn tài nguyên chất lượng cao, đồng thời phải dựa vào nguồn lực bên ngoài, đó là các nguồn vốn dự án hợp tác quốc tế mà điển hình là cho phép hình thành nhiều xí nghiệp liên doanh nước ngoài trên địa bàn của vùng.
- Trong vùng phải nghiên cứu tiến hành đầu tư xây dựng nhiều nhà máy lọc dầu cùng với nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để tiếp tục hình thành cơ cấu ngành đa dạng hơn.
- Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
- Việc phát triển công nghiệp ở ĐNB theo chiều sâu phải gắn với các quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường và coi phương án bảo vệ môi trường ,chống ô nhiễm nước biển, ô nhiễm không khí, phải là một chỉ tiêu để khẳng định tính khả thi của các dự án phát triển công nghiệp.
- Việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu trong ĐNB không thể tách rời với việc mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế, có như vậy mới tạo tiền đề cho sự hội nhập nhanh chóng của nền công nghiệp trong vùng với thế giới.
*Việc phát triển và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp:
Cũng như trong công nghiệp, việc phát riển nông nghiệp ở ĐNB cũng cần thiết phải đầu tư lớn về KHKT, về vốn... để tăng năng suất và sản lượng trên 1 đơn vị diện tích, vì đất ở ĐNB không lớn, dân số, lao động khá đông, đồng thời đất đai không phải chỉ được sử dụng để phát triển nông nghiệp mà còn sử dung cho nhiều mục đích khác...chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu của ĐNB cần phải được tiến hành theo những hướng chính sau đây:
- Cần thiết phải đầu tư để hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn chuyên môn hoá sâu, đó là chuyên canh cao su, cà phê, tiêu, điều, lạc, mía, đậu tương. Các vùng chuyên canh nông nghiệp phải được phát triển gắn chặt với các nhà máy chế biến tạo thành liên hợp nông-công nghiệp có mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và tiêu dùng.
- Để tăng năng suất sản lượng cây công nghiệp, cần phải đầu tư phát triển mạnh thủy lợi, nâng cấp hiện đại Hồ Dầu tiếng (hiện nay có khả năng chứa 1,5 tỷ m3 nước) cung cấp nước tưới cho 170.000ha ở một số huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và Củ Chi- thành phố Hồ Chí Minh). Phải mở rộng diện tích tăng thêm công suất tưới tiêu cho hồ chứa nước này.
- Bên cạnh việc sử dụng các dòng sông để phát triển nhà máy thuỷ điện thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa thủy điện với thuỷ lợi, nghĩa là các nhà máy thuỷ điện được xây dựng ngoài chức năng cho điện còn chức năng điều tiết nước tưới và nuôi trồng thuỷ sản.
- Phải đầu tư thâm canh cao, xen canh, tăng vụ, gối vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất.
- Phải mạnh dạn nhập ngoại các giống cây công nghiệp năng suất cao chất lượng cao thay thế cho các giống cây công nghiệp năng suất thấp như giống cao su từ Malaisia có năng suất cao gấp 2 Việt Nam, và nhiều giống cây công nghiệp đặc sản khác như: cọ dầu, điều, thanh long...
- Trong phát triển nông nghiệp ở ĐNB cần phải gắn chặt với những biện pháp bảo vệ vốn rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn của sông La Ngà, sông Đanhim, Đồng Nai cùng với củng cố mở rộng vườn quốc gia Cát Tiên để điều tiết nước ngầm, giữ cân bằng hệ sinh thái.
- Trong phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp ở ĐNB cần phải đấu tư phát triển mạnh các ngành dịch vụ như công nghiệp chế biến, thương nghiệp, du lịch tạo thành một hệ thống kinh tế hoàn chỉnh hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và khai thác hết tiềm năng về tài nguyên, kinh tế xã hội, về nhân văn trong vùng.
Câu 3: Phân tích các nguồn lực tự nhiên kinh tế xã hội có thuận lợi và khó khăn gì để trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhát cả nưóc. Nêu cơ cấu cây công nghiệp ĐNB và tình hình phân bố các cây công nghiệp ở trong vùng:
*Các khả năng, các thế mạnh về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp - về vị trí địa lý :
- Vì ĐNB nằm gọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu gần xích đạo hơn là gần chí tuyến, nên thiên nhiên của ĐNB là thiên nhiên nhiệt đới, thuận lợi cho phát triẻn cây công nghiệp nhiệt đới, điển hình như Cà phê.
- ĐNB lại nằm gần các nước ĐNA như Malaixia, Sinhgapo, Indonesia với khí hậu gần như tương đồngvới các nước này. Vì thế không những dễ dàng mở rộng hợp tác giao lưu buôn bán với các nước đó, mà còn có khả năng trao đổi kỹ thuật, nhập ngoại các giống cây công nghiệp có năng xuất cao, từ các nước đó điển hình như giống Cao su.
- Khí hậu ĐNB có nhiều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp. Có nền nhiệt độ bức xạ cao với số giờ nắng 2400- 2600giờ/năm với tổng nhiệt độ hoạt động 100000 với nhiệt độ trung bình năm là 28-29 0C cho phép đẩy mạnh xen canh, thâm canh canh tăng vụ xoay vòng đất với hệ thống cây công nghiệp ưa nóng, điển hình như cao su, cà phê, điều, lạc, mía...
- Khí hậu ĐNB rất ôn hoà, không có sương muối, ít bão nên rất có lợi cho việc tăng năng suất sản lượng, chất lượng cây trồng.
Nhưng khó khăn lớn nhất của khí hậu với phát triển nông nghiệp là phân hoá theo mùa, mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa khô thì thiếu nước tưới nghiêm trọng.
- Đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi ở ĐNB có nhiều lợi thế: có S đất đỏ bazan 940 000 ha, đất xám phù sa cổ 700000 ha, mà đất đai trong vùng phân bố trên địa hình cao nguyên lượn sóng, đồi bát úp rất dễ khai thác, cho nên rất thuận lợi cho việc xây dựng những vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn : cao su, điều, đậu tương...
- Nguồn nước tưới nhờ lượng mưa trung bình năm lớn từ 1400 đến 1800 mm, lại có mật độ sông ngòi dày đặc với trữ lượng nước sông 30 tỷm3 , đủ khả năng cung cấp cho phát triển cây công nghiệp nếu phát triển thuỷ lợi tốt nhưng sự phân hoá chế độ nước theo 2 mùa mưa, khô là khó khăn lớn trong việc giải quyết nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô.
- Do vị trí địa lý của ĐNB có ý nghía đặc biệt vì nó nằm ở vùng giao thoa giữa Bắc Bộ - nam Bộ, giữa Tây nguyên với ĐBSCL vì thế ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường cho phép nhập ngoại được nhiều giống cây công nghiệp từ các vùng trong cả nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á, điển hình là những cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản như cao su, điều, Thanh Long.
Tóm lại về các điều kiện tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi với hình thành ở vùng này, vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn với cả nước.
Các khả năng thế mạnh về kinh tế xã hội để phát triển cây công nghiệp ở trong vùng.
- Trước hết ĐNB có nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt có trình độ dân trí cao, nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao lành nghề, nhiều kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh các cây công nghiệp, điển hình là thâm canh cây Lạc, Mía và đậu tương. Vì vậy có thể nói nguồn lực ở vùng này là động lực chính để biến ĐNB thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn, năng suất cao, chất lượng tốt nhất cả nước.
- ĐNB có cơ sở hạ tầng rất vững mạnh với phát triển cây công nghiệp điển hình là:
- Trước hết đã xây dựng được công trình Dầu Tiếng lớn nhất cả nước.
- Các nhà máy thuỷ điện đã và đang được xây dựng trong vùng đều có phương án kết hợp giữa tưới và tiêu cho nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp nói riêng vì thế nguồn nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô không phải là vấn đề gay gắt như
- ĐBSCL.
- Trong vùng đã xây dựng được nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp có công nghệ cao như chế biến cà phê, cao su, điều vì vậy hệ thống các nhà máy chế biến này vừa là nguồn lực, vừa là thị trường tiêu thụ kích thích cây công nghiệp trong vùng phát triển nhanh.
- Ngoài ra cơ sở vật chất trong vùng đang được hiện đại nhanh về điện năng, về giống cây công nghiệp ... là nguồn lực bổ trợ cho sản xuất và chế biến cây công nghiệp phát triển .
- Về đường lối chính sách của đảng và Nhà nước rất thuận lợi cho phát triển nhanh cây công nghiệp, đó là vận dụng cơ chế thị trường một cách sáng tạo, vận dụng triệt để chính sách mở cửa cùng với chính sách liên doanh nước ngoài, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ trên thế giới và đã có nhiều xí nghiệp liên doanh hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất chế biến cây công nghiệp. Tóm lại về các thế mạnh kinh tế- xã hội ở ĐNB đang có nhiều triển vọng lớn và lợi thế với đẩy mạnh phát triển sản xuất chế biến các loại cây công nghiệp nhiệt đới trong vùng phục vụ xuất khẩu cao.
* Cơ cấu cây công nghiệp và sự phân bố cây công nghiệp thể hiện như sau:
- Cơ cấu cây công nghiệp ở ĐNB rất da dạng, đó là nhiều cây công nghiệp dài ngày, nhiều cây côngnghiệp ngắn ngày nhưng chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản đó là: Cây Cao su: cà phê, tiêu, điều , mía, lạc ...
- Sự phân bố các cây công nghiệp thể hiện như sau:
- Cao su là cây công nghiệp quan trọng nhất được trồng thành vùng chuyên canh quy mô lớn nhất ở Lộc Ninh, Phước Hoà, Phú Riềng, Bình Phước, chiếm tới 314 S Cao su cả nước, sản lượng 75% cả nước.
- Cà phê có diện tích đứng hàng thứ 2 cả nước sau tây Nguyên được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đồng nai sau đó là Tây Ninh và bình Dương.
- Điều dược trồng với qui mô lớn nhất cả nước, phân bố nhiều nhất ở các tỉnh trong vùng nhiệt đới nhưng nhiều nhất là ở Đồng nai và Bình Phước trong vùng hiện nay có gần 400 nhà máy chế biến Điều xuất khẩu.
- Hồ Tiêu: được trồng nhiều nhất ở Đồng Nai, Bà Rịa vũng tàu phục vụ xuất khẩu là chính.
- Các cây công nghiệp ngắn ngày ở ĐNB rất phát triển (ngang với cây CN dài ngày) điển hình là:
- Lạc đứng hàng nhất, nhì cả nước được trồng ở Đồng Nai và Tây Ninh.
- Đậu tương đứng thứ 2 cả nước sau Trung du miền núi phía Bắc có S 1,3 S đậu tương cả nước và được trồng nhiều ở Đồng Nai và Tây Ninh.
- Mía được trồng nhiều nhất ven sông Đồng nai, ven sông Sài Gòn là vùng nguyên liẹu của nhiều nhà máy đường : điển hình là nhà máy đường thành phố Hồ Chí Minh
- Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như thuốc lá, bông, dâu tằm, cói cũng được trồng với quy mô nhỏvà S khônglớn.
Qua chứng minh ta khẳng định ĐNB phải là vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn có cơ cấu cây trồng có năng suất cao, chất lượng cao và gắn chặt với các nhà máy chế biến lớn nhất, hoàn chỉnh nhất ở cả nước.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 4-7 phần: Đông Nam Bộ của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Địa lý 12 có đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
TÂY NGUYÊN
Câu 1: Nêu khái quát và phân tích thuận lợi và khó khăn về đIều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển sản xuất ở Tây Nguyên.
*Khái quát:
- Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng 5,56 tr ha, với dân số tính đến năm 1999 gần 3 triệu người với mật độ trung bình 67 người/km2(1999).
- Tây Nguyên là lãnh thổ 4 tỉnh: Đắc Lắc (thành phố Buôn Mê Thuột); Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt); Kon Tum (thị xã Kon Tum); Gia Lai (Playcu).
- Tây Nguyên là vùng có tiềm năng tài nguyên rất phong phú, đa dạng về đất đai, rừng, lâm sản, khoáng sản. đồng thời lại là cái nôi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên: Ba na, Ê Đê, Gia lai và nền văn hoá đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc nhưng trình độ dân trí còn thấp. Nhưng TNguyên là vùng kinh tế có nhiều triển vọng lớn với phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là triển vọng vùng cây nông nghiệp lâu năm lớn nhất nhì nước và cây đặc sản là cafe.
*Các nguồn lực tự nhiên:
Thuận lợi:
- VTĐL (vị trí địa lý)
- Có VTĐL thuận lợi trước hết vùng này lãnh thổ được coi như là vùng có tính chất cầu nối liền giữa Đông Bộ và Nam Bộ ở phía tây của tổ quốc, là cửa thông ra biển củaLao, CPC, là chỗ dựa lưng của DHNTB vì vậy, vùng đất Tây Nguyên có nhiều ý nghĩa lớn với giao lưu kinh tế xã hội giữa miền bắc nam, giữa Tây Nguyên-Nam trung bộ và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ cân bằng hệ sinh tháI tự nhiên cho Duyên HảI Nam Trung Bộ và đông Nam bộ.
- Mặt khác lãnh thổ Tây Nguyên cũng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực phía Nam và của vùng biên giới phía tây của Tổ quốc.
- Tài nguyên đất đai:
- Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng tới gần bằng 5,6 triệu ha nhưng trong đó có ≈2 triệu ha là đất đỏ bazan. Mà đất đỏ bazan trong vùng đất màu mỡ, có tầng phong hoá dầy, lạI phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng, khá bằng phẳng, dễ khai thác, dễ áp dụng cơ giớ hoá, dễ hình thành vùng cây công nghiệp quy mô lớn.
- Ngoài đất đỏ bazan còn có đất xám, phù sa dọc ven sông, suối cũng rất thuận lợi với phát triển các cây lương thực thực phẩm: lúa, hoa màu lương thực: ngô khoai sắn.
- Tài nguyên khí hậu:
- Trước hết khí hậu của Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm bức xạ cao. Nhưng do Tây Nguyên nằm trên độ cao từ 400 m trở lên nên khí hậu phân hoá sâu sắc theo độ cao: ở những vùng thấp từ 400-500 m trở xuống, khí hậu vẫn còn nóng thích hợp với trồng cây công nghiệp ưa nóng. Như: cà phê , dâu tằm, cây lương thực: lúa, ngô… ở vùng cao trên 500m khí hậu mát dần, lên cao trên 1000m như Đà Lạt thì khí hậu lạI lạnh, trung bình có nhiệt độ vào mùa đông: 17độ C, mùa hè 20 độ C nên thích hợp trồng các cây công nghiệp ưa mát, chịu lạnh: cà phê chè, chè búp. Và, đặc biệt còn trồng được những cây rau ôn đới: xu hào, cảI bắp, súp lơ…(Đà Lạt).
- Vì là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa lớn, nhiệt độ trung bình năm 25 đến 26 độ C, lượng mưa trung bình từ 1400 đến 1800mm.
- Tổng nhiệt độ hoạt động 9000 độ C cho nên khí hậu của Tây Nguyên cho phép đẩy mạnh xen canh, tăng vụ, gối vụ liên tục quanh năm và còn có thể phát triển 1 nền nông nghiệp nhiều tầng.
- Khí hậu của Tây Nguyên khá ôn hoà, ít bão không sương muối, nên năng suất và sản lượng cây trồng rất ổn định.
- Tài nguyên nước:
- Nhờ lượng ô lớn của cả nước, đồng thời góp phần to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái, hạn chế lũ lụt ở đồng bằng ven biển.
- Tài nguyên khoáng sản:
- Mới được phát hiện có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là bôxít trữ lượng hàng tỉ tấn, phân bố chủ yêú ở Lâm Đồng nhưng rất khó khai thác vì bô xit nằm dưới ở rừng gỗ quý nên bốxit ở Tây Nguyên vẫn ở dạng tiềm năng.
- Ngoài bô xít đã được phát hiện trữ lượng lớn, tây Nguyên còn có đất sét, cao lanh ở Đức Trọng( Lâm Đồng) là nguyên liệu làm gốm, sứ rất tốt và đã phát hiện có nhiều đá quý, phát hiện rảI rác khắp Tây Nguyên.
- Tài nguyên năng lượng thuỷ đIện: nhờ lượng mưa lớn, sông ngòi chảy trên độ dốc lớn, nên tạo ra trữ năng thuỷ đIện cũng lớn đặc biệt như ở sông Xêxan, Xêrêpok…Nhờ vậy cần khai thác nguồn tiềm năng phát triển các nhà máy thuỷ đIện cỡ lớn vàtrung bình Ialy, Đa Nhim.
- Tài nguyên du lịch rất độc đáo, rất hấp dẫn mà biểu hiện đó là rất nhiều thú quý: voi, nhiều rừng gỗ quý nguyên sinh, nhiều sông đẹp nổi tiếng: Đà Lạt là thànhphố du lịch lớn nhất cả nước.
- Khó khăn:
- Do khí hậu, lượng nước phân hoá rõ theo 2 mùa: mưa và khô. Trong đó mùa khô thiếu nước tưới nghiêm trọng (khó khăn lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Tây Nguyên hiện nay). Mùa mưa thì gây sói mòn rửa trôI đất nghiêm trọng. Khoáng sản của Tây Nguyên nghèo nàn, chỉ có bô xít nhưng rất khó khai thác vì nó nằm dưới thảm rừng gỗ quý nên khi khai thác dễ làm đảo lộn hệ sinh tháI và tàI nguyên .
Các nguồn lực kinh tế – xã hội :
Thuận lợi:
- Dân cư lao động:
- Trước hết người lao động ở Tây Nguyên chủ yếu là các đồng bào dân tộc ít người: Ba Na, Ê Đê, Gia Rai…trình độ dân trí thấp nhưng người lao động naỳ không có những bản chất cần cù, mà lạI có truyền thống văn hoá đa dạng, độc đáo, rất hữu dụng, nổi tiếng lễ hội dân tộc: đâm trâu và kiến trúc kiểu nhà Rông… rất hữu dụng trong phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
- Do Tây Nguyên thiếu lao động nên từ 75 đến nay đã được bổ xung thêm hàng vạn lao động từ đồng bằng, từ miền Bắc vào, với trình độ dân trí cao, nhiều kinh nghiêm trong sản xuất. Họ là động lực để phát triển kinh tế, là lực lượng nòng cốt để đổi mới nền kinh tế Tây Nguyên theo xu hướng Công Nghiệp Hoá .
- Cơ sở hạ tầng: đang được Nhà nước đầu tư nâng cấp hiện đạI mà cụ thể là đã có hệ thống giao thông đường bộ trục chính là quốc lộ 14 cùng với các đường đông –tây (19,21,20), đã hình thành nhiều nông trường : chè, cafe( bảo Lộc, Bầu Cạn…) và nhiều nhà máy chế biến có kĩ thuật tiên tiến như chế biến dâu tằm ở Bảo Lộc. Đặc biệt đã và đang xúc tiến xd nhiều nhà máy thuỷ điện hiện đạI: Ialy…Cơ sở hạ tầng này chính là nguồn lực ban đầu để từng bước thực hiện công nghiệp hoá ở Tây Nguyên.
- Đường lối chính sách: Tây Nguyên vì là vùng nhiều tiềm năng tự nhiên, văn hoá nhân văn nên luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, đầu tư và phát triển ngay từ sau khi giảI phóng miền Nam và ngày nay là một trong những vùng trọng đIểm, có sức thu hút những người vốn đầu tư nước ngoàI nhất.
Khó khăn:
- Dân cư, lao động: thì Tây Nguyên hiện nay không những thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên kĩ thuật tay nghề cao.
- Cơ sở vật chất hạ tầng: hiện vẫn còn nằm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đIện, thiếu phương tiện công nghệ hiện đạI, thiếu công trình thuỷ điện lớn, nên chưa có thể lôI cuốn được tiềm năng vào quá trình sản xuất.
- Mặc dù Tây Nguyên luôn được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn cần nhiều vồn nhiều các phương pháp kĩ thuật. Đặc biệt rất hạn chế trong thu các nguồn vốn nước ngoài.
Câu 2: CMR Tây Nguyên có nhiều khả năng về tự nhiên và kinh tế xã hội để trở thành vùng cung cấp cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước. Nêu các cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên, phân bố của nó và cùng với các phương hướng tiếp tục hoàn thiện vùng cung cấp cây CN này:
*Các khả năng về tự nhiên để hình thành vùng cung cấp cây công nghiệp này.
- VTĐL: (vị trí địa lý)
- Khí hậu, đất đai, nguồn nước( giống câu 1)
- Nên thuận lợi: về mặt tự nhiên hình thành vùng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có nhiều ưu thế thuận lợi.
- Thuận lợi ở chỗ có nhiều đất đỏ bazan rộng lớn nhất cả nước, lại rất màu mỡ, rât thích hợp trồng các cây công nghiệp đặc sản xuất khẩu: chè búp, cao su…
- Địa hình Tây Nguyên khá bằng phẳng, khá liền dải nên rất dễ cho áp dụng cơ giới hoá, xây dựng thành vùng cung cấp với diện tích lớn.
- Đặc biệt có mùa khô kéo dài nên rất phù hợp với điều kiện sản xuất ở Tây Nguyên: phơi sấy những sản phẩm nông nghiệp đIển hình là cây cafe.
- Tây Nguyên mặc dù sông ít, ngắn nhưng có trữ năng thuỷ điện khá lớn, do vậy có khả năng xây dựng những nhà máy thuỷ đIện cỡ trung bình tại chỗ: Ialy, cung cấp điện cho sản xuất.
- Bên cạnh những mặt thuận lợi về tự nhiên thì để phát triển vùng cung cấp cây CN cần phải khắc phục khó khăn lớn nhất là: giải quyết nước tưới vào mùa khô, hạn chế lũ lụt, sói mòn đất, bảo vệ môi trường, giữ cân = hệ sinh tháI, điều tiết mực nước ngầm…
* Các khả năng về kinh tế – xã hội:
- Con người (dân cư-lao động )
- CSHT( giống câu 1)
- Đường lối chính sách
- Kinh tế – xã hội đối với hình thành vùng cung cấp cây CN có lợi thế là:
- đã được bổ sung thêm nguồn lao động có bản chất cần cù, nhiều kinh nghiệm thâm canh nông nghiệp từ miền Bắc vào.
- có hệ thống CSVCHT ngày càng được Nhà nước đầu tư phát triển mạnh, điển hình: giao thông, cơ sở chế biến, , cơ sở điện năng…
- Khó khăn nhất về kt – xh ở TNguyên là: trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ít người còn thấp, CSVCHT còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu KT, thiếu vốn đầu tư.
*Cơ cấu cây CN ở TN hiện nay là:
TN có cơ cấu cây CN khá đa dạng điển hình gồm:
Các cây CN lâu năm: cà phê là cây quan trọng nhất với S 290.000 ha. Trong đó chủ yếu Đaklak 170.000 ha. Chè búpđược trồng với S lớn nhất ở phía Nam chủ yếu ở Bầu Cạn, Biển Hồ (Gia Lai); Bảo Lộc (Lâm Đồng). Cao su có S lớn thứ 2 cả nước sau ĐNB được trồng chủ yếu ở Đaklak, LĐồng, Gia Lai. Hồ tiêu có S lớn vào loạI nhất cả nước trồng chủ yếu ở Đaklak. Dâu tằm (cây ngắn ngày duy nhất, quan trọng nhất) ở TN được trồng thành vùng cung cấp lớn nhất ở Bảo Lộc (lâm Đồng).
*Phương hướng phát triển cây CN ở TN.
- TN, cây CN được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở TN vì vậy phát triển cây CN ở TN phảI theo những định hướng:
- Tiếp tục hoàn thiện cac vùng cung cấp cây CN ở TN với hướng chuyên môn hoá sâu gắn với CN chế biến để tạo thành những liên hợp nông – công nghiệp trong đó thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa khâu sản xuất nguyên liệu cây CN với khâu chế biến và thu được sản phẩm tiêu dùng.
- Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế vườn rừng mà thể hiện rõ nhất là mô hình trồng cà phê vườn kết hợp với trồng rừng để tận dụng nguồn lao động tạI chỗ và phát triển kt hộ gia đình để có điều kiện chăm sóc làm tăng năng suất cây cà phê.
- Đẩy mạnh phát triển CN chế biến có KT tinh xảo, đẩy mạnh trang thiết bị công nghệ để hạn chế XK sản phẩm thô và tăng cường XK sản phẩm đã chế biến.
- Muốn đẩy mạnh phát triển cây CN ở TN cần phảI đầu tư nâng cấp GT-TTLL mà điển hình là nâng cấp các tuyến GT, quốc lộ quan trọng: qlộ 14, 21, 19
- Mở rộng hợp tác quốc tế để tạo khả năng thu hút các nguồn vồn đầu tư nước ngoài
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế TN một cách hoàn chỉnh để tạo cơ hội thu hút nhiều nguồn lao động từ các vùng đồng = lên định cư khai hoang phát triển kinh tế miền núi.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 3-4 phần: Tây Nguyên của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Địa lý 12 có đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !