Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương II Quần xã Sinh vật Sinh học 12 nâng cao có đáp án

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT SINH HỌC 12 NÂNG CAO CÓ ĐÁP ÁN

 Câu 51: Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:

(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.

(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.

(3) Cây tâm gửi sống trên thân cây khác.

(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.

(5) Trùng roi sống trong ruột mối.

(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.

Có bao nhiêu mối quan hệ cùng loại với mối quan hệ được thể hiện trong hình?

A. 1                        B. 3                          C. 5                       D. 6

 Câu 52: Để chia độ phong phú của các loài trong quần xã người ta dùng các kí hiệu: 0; +; ++; +++; ++++. Các kí hiệu trên được biểu thị lần lượt là:

A. Không có; hiếm; nhiều; rất nhiều; quá nhiều.

B. Không có; hiếm; không nhiều; nhiều; rất nhiều.

C. Ít gặp; hiếm gặp; hay gặp; gặp nhiều; gặp rất nhiều.

D. Không có; rất hiếm; hiếm; nhiều; rất nhiều.

Câu 53: Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.

B. Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi.

C. Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể ăn thịt.

D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Câu 54: Quan hệ giữa hai loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Cho biết dấu (+) là loài được lợi, dấu (-) là loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn mối quan hệ nào:

A. Ức chế cảm nhiễm và kí sinh.

B. Cạnh tranh và vật ăn thịt - con mồi.

C. Cộng sinh, hợp tác và hội sinh.

D. Kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.

Câu 55: Cho một số loài có đặc điểm sinh thái như sau:

1. Cá rô: ăn tạp, sống ở tầng mặt, tầng giữa.

2. Cá chạch: ăn mùn, sống ở tầng đáy.

3. Cá mè hoa: ăn động vật nổi, sống ở tầng mặt.

4. Cá lóc: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.

5. Cá trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.

6. Cá mè trằng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng mặt.

7. Cá trắm đen: ăn thân mềm, sống ở tầng đáy

Trong số các nhận xét dưới đây thì những nhận xét nào là sai?

a. Không thể nuôi chung tất cả các loài ở trong một ao mà không có sự cạnh tranh.

b. Có thể nuôi chung nhiều nhất 6 loài ở cùng một ao mà không có sự cạnh tranh.

c. Có thể nuôi chung cá rô với 3 loài khác trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh.

d. Nếu nuôi chung cá mè hoa và cá mè trắng thì ắt hẳn sẽ có cạnh tranh về thức ăn.

e. Cá rô và cá trắm đen tuy cùng ăn tạp nhưng vẫn có thể nuôi chung trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh.

f. Ở tầng mặt, tối đa sẽ có 2 loài mà khi nuôi cùng sẽ không xảy ra cạnh tranh.

A.a, b, c                          B.a, c, d, f.                        C.b ,c , f.                     D.b , c, d, f.

Câu 56: Loài ăn thịt chủ chốt có thể duy trì đa dạng loài trong quần xã nếu:

A. Con mồi là loài ưu thế trong quần xã.

B. Nó cho phép các loài ăn thịt khác nhập cư.

C. Nó cạnh tranh loại trừ động vật ăn thịt khác.

D. Nó làm cho con mồi có số lượng tương đối ít trong quần xã.

 Câu 57: Cho các mối quan hệ sinh thái sau:

1. Hải quỳ và cua

2. Cây nắp ấm bắt mồi

3. Kiến và cây kiến

4. Virut và tế bào vật chủ

5. Cây tầm gửi và cây chủ

6. Cá mẹ ăn cá con

7. Địa y

8. Tự tỉa cành ở thực vật

9. Sáo đậu trên lưng trâu

10. Cây mọc theo nhóm

11. Tảo hiển vi làm chết cá nhỏ xung quanh

12. Khi gặp nguy hiểm, đàn ngựa rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa

Hãy cho biết trong số các nhận định sau đây về các mối quan hệ sinh thái trên thì có bao nhiêu nhận định đúng?

a) Các mối quan hệ trên vừa có những mối quan hệ xảy ra trong quần xã, vừa có các mối quan hệ xảy ra trong quần thể.

b) Có 6 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật.

c) Số mối quan hệ cộng sinh nhiều hơn số mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

d) Không có mối quan hệ nào ở trên là quan hệ hội sinh.

e) Có 2 mối quan hệ là quan hệ kí sinh

f) Các quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác đều chỉ có một minh họa ở trên.

A. 5                        B. 6                          C. 3                       D. 4

Câu 58: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là đúng?

A. Hồ có ít chất hữu cơ thường dẫn đến thiếu hụt oxy.

B. Cường độ quang hợp thấp ở hồ do có nhiều chất hữu cơ.`

C. Hồ có rất nhiều chất hữu cơ thường dẫn đến chết nhiều loài.

D. Trầm tích ở hồ ít chất hữu cơ, chứa nhiều chất hữu cơ đã được phân giải.

Câu 59: Cho các dạng sinh vật sau:

1. Những con ếch sống trong các ao, hồ.

2. Một đám ruộng lúa.

3. Một ao cá nước ngọt.

4. Những loài sinh vật cùng sống trong một vườn bách thú.

5. Những loài sinh vật cùng sống trên một cây đại thụ.

6. Các loài sinh vật sống trong sa mạc.

7. Những cây phong lan được chăm sóc trong một vườn phong lan rộng lớn ở Đà Lạt.

8. Các loài sinh vật sống trong một cái ao và trên bờ ao.

9. Các loài sinh vật trong con sông Hồng.

Những dạng sinh vật nào là quần xã?

A.1,2,4,9.                       B.2,3,6,7.                    C.1,4,5,6.                D.2,3,5,8.

Câu 60: Cho các hiện tượng sau:

I. Quá trình hình thành hệ sinh thái rừng từ đồi trọc.

II. Để cây trồng cho năng suất cao trong quá trình trồng trọt người nông dân bón cho cây với các loại phân khác nhau như phân chuồng, phân hóa học, phân vi lượng..

III. Từ một rừng Lim sau một thời gian biến đổi thành rừng thưa.

IV. Số lượng cá thể của các quần thể sinh vật trên xác một con gà ngày càng giảm dần.

Có bao nhiêu hiện tượng là diễn thái sinh thái?

A. 1                        B. 3                          C. 2                       D. 4

Câu 61: Đặc trưng cơ bản của quần xã gồm:

A. Tính đa dạng về loài và cấu trúc của quần xã.

B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian, cấu trúc quần xã và kích thước quần xã.

C. Số lượng loài, hoạt động chức năng và sự phân bố của các loài trong không gian của quần xã.

D. Tất cả đều sai.

Câu 62: Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây:

(1) Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.

(2) Thứ tự đúng của các giai đoạn là a - e - c - b - đ.

(3) Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong.

(4) Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất.

(5) Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây thân thảo ưa bóng.

Số phát biểu đúng là:

A. 2                        B. 4                          C. 5                       D. 1

Câu 63: Theo một nghiên cứu cho thấy, sự phân tầng của loài tảo biển tùy theo độ sâu có sự khác nhau. Trên bề mặt nông, người ta tìm thấy loài tảo lục là nhiều nhất, xuống càng sâu, thì tỷ lệ tìm thấy các loài tảo khác tăng lên, như 10m - 40m người ta tìm thấy nhiều tảo nâu, 60m ~ 100m tảo đỏ là loài có số lượng nhiều nhất. Nhận xét nào đúng về nghiên cứu trên?

A. Đây là sự phân tầng theo chiều chéo của quần xã sinh vật.

B. Đây là sự phân tầng theo chiều đọc của quần xã sinh vật.

C. Đây là sự phân tầng theo chiều ngang của quần xã sinh vật.

D. Tất cả đều sai.

Câu 64: Ý nghĩa của sự phân bố các cá thể trong không gian quần xã:

A. Giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

B. Tăng hiệu quả khai thác và sử dụng ngưồn sống của các loài.

C. Phù hợp với nhu cầu sống của từng loài.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 65: Cho các nhận xét sau:

1. Các tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới thường phân thành 5 tầng.

2. Trong tự nhiên, sự phân bố cá thể theo chiêu dọc thường ưu thế hơn so với chiều ngang.

3. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.

4. Phân bố từ đỉnh núi, sườn núi, tới chân núi là sự phân bố theo chiều dọc.

5. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung tại những nơi có điều kiện sống thuận lợi.

Có bao nhận xét đúng khi nói về quần xã sinh vật?

A. 1                        B. 2                          C. 3                       D. 4

Câu 66: Có bao nhiêu mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?

A. 2                        B. 3                          C. 4                       D. 7

Câu 67: “Loài tôm vệ sinh, một loài liều lĩnh một cách điên rồ. Chúng cả gan leo vào cái miệng đầy răng nhọn hoắt lởm chởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn. Đây là tập quán kiếm ăn đã có từ lâu đời của loài tôm này, chúng chuyên ăn những ký sinh trùng trong miệng của các loài lươn và cá.” - Theo khoahoc.tv.

Có bao nhiêu nhận xét dưới đây, sai khi nói về thông tin trên:

1. Đây là quan hệ cộng sinh.

2. Đây là mối quan hệ hai bên cùng có lợi.

3. Đây là mối quan hệ bắt buộc phải có trong giai đoạn sống của 2 cá thể.

4. Quan hệ giữa vi khuẩn và tảo đơn bào với địa y cũng tương tự như quan hệ của loài tôm vệ sinh trên.

5. Đây là mối quan hệ hỗ trợ giữa 2 loài khác nhau trong quần xã.

6. Đây là quan hệ hội sinh.

7. Quan hệ giữa lươn biển và cá nhỏ cũng tương tự như quan hệ của loài tôm vệ sinh trên.

A. 1                        B. 2                          C. 3                       D. 4

Câu 68: Cymothoa exigua là một loại sinh vật có hình đáng nhỏ như con rệp và được tìm thấy nhiều ở khu vực quanh vịnh California, loài này sẽ xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, đần đần hút máu, ăn mòn và thế mình vào vị trí của lưỡi cá.

Cho các nhận xét sau:

1. Đây là mối quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã.

2. Đây là mối quan hệ một bên có lợi, một bên bị hại.

3. Nếu vật chủ bị chết đi, thì Cymothoa exigua cũng sẽ chết.

4. Đây là hiện tượng khống chế sinh học.

5. Quan hệ giữa tầm gửi và cây thân gỗ cũng thuộc cùng loại như quan hệ của loài Cymothoa exigua.

6. Có 2 dạng ký sinh, một là ký sinh hoàn toàn, hai là bán ký sinh.

7. Đây là quan hệ ký sinh hoàn toàn.

8. Đây là quan hệ bán ký sinh.

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về Cymothoa exigua?

A. 1                        B. 3                          C. 5                       D. 2

Câu 69: “Thủy triều đỏ” là tên gọi khi vùng biển có hiện tượng nở hoa bùng phát của tảo. Khi tảo nở hoa ảnh hưởng xấu đến hàng loạt động vật giáp xác thân mềm như nghêu, trai, sò, vẹm, hầu. Những động vật thân mềm xuất xứ từ vùng này có nguy cơ tiềm ẩn cho con người khi sử dụng làm thức ăn, vì bản thân chúng có thể chứa độc tố từ tảo độc.

Cho các nhận xét sau:

  1. 1. Hiện tượng “thủy triều đỏ” là ví dụ của quan hệ ký sinh.
  2. 2. Quan hệ giữa 2 loài sinh vật cho thấy, sự tồn tại và sinh trưởng của sinh vật này gây hại đến sự sinh trưởng của sinh vật khác.
  3. 3. Quan hệ giữa 2 loài cho thấy một loài có hại, một loài có lợi.
  4. 4. Đây là quan hệ khống chế sinh học.

Nhận xét nào đúng khi nói về hiện tượng “thủy triều đỏ”?

A. (1) và (2).                                       B. (2) và (3).

C. Chỉ có (4).                                      D. Chỉ có (2).

Câu 70: Điểm khác biệt về hai loài trong quan hệ ký sinh và quan hệ con mồi - vật ăn thịt:

A. Trong quan hệ ký sinh, sự sống của loài ký sinh phụ thuộc vào loài bị hại.

B. Trong quan hệ con mồi - vật ăn thịt, số lượng loài ăn thịt luôt nhiều hơn con mồi.

C. Trong quan hệ ký sinh, số lượng loài ký sinh luôn ít hơn loài bị hại.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương II Quần xã Sinh vật Sinh học 12 nâng cao 

51. A

52.B

53.B

54. D

55. D

56. A

57. A

58. C

59. D

60. B

61. A

62. D

63. B

64. D

65. B

66. A

67. D

68. C

69. D

70. A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

Câu 51: Đáp án A.

Mối quan hệ được thể hiện trong hình là quan hệ hội sinh.

(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa (quan hệ cạnh tranh, hai loài đều bị hại)

(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ (quan hệ hội sinh, chỉ cây phong lan được lợi)

(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác (quan hệ kí sinh - vật chủ, chỉ cây tầm gửi được lợi)

(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn (quan hệ vật ăn thịt — con mồi, chỉ hổ được lợi)

(5) Trùng roi sống trong ruột mối (quan hệ cộng sinh, hai loài đều có lợi).

(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò (quan hệ hợp tác, hai loài đều có lợi)

Câu 52: Đáp án B.

Một câu hỏi cũng không khó lắm, tuy nhiên đôi khi các em lại không để ý mảng này.

Câu 53: Đáp án B.

A đúng, con mồi còn thường có kích thước nhỏ hơn vật ăn thịt.

B sai vì khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt chậm hơn so với quần thể con mồi.

C đúng, do quần thể con mồi có số lượng nhiều hơn!

D đúng.

Câu 54: Đáp án D.

A sai vì ức chế cảm nhiễm sẽ có một loại bị hại còn loài kia không lợi cũng không hại.

B sai vì cạnh tranh thì cả hai loài đều hại.

C sai vì cộng sinh, hợp tác, hội sinh đều không có loài bị hại.

Câu 55: Đáp án D.

- Ý a đúng, nếu nuôi chung cả 7 loài thì sẽ có cạnh tranh.

- Ý b sai, chỉ có thể nuôi nhiều nhất 5 loài là 2, 3, 5, 6, 7. Cá rô và cá lóc là các loài ăn tạp, nuôi chung sẽ xảy ra cạnh tranh.

- Ý c sai. Cá rô sống ở tầng mặt và tầng giữa nên để không xảy ra cạnh tranh thì phải nuôi chung với các loài ở tầng đáy. Có 3 loài như thế tuy nhiên trong đó có cá lóc ăn tạp nên nếu nuôi cá lóc thì nếu nuôi 2 loài còn lại sẽ xảy ra cạnh tranh. Vì thế không thể có chuyện nuôi với cả 3 loài mà không xảy ra cạnh tranh.

- Ý d sai vì cá mè hoa và cá mè trắng tuy cùng sống ở tầng mặt và cùng ăn thức ăn nổi nhưng một loài ăn động vật, còn loài kia ăn thực vật nên sẽ không cạnh tranh.

- Ý e đúng vì chúng sống ở các tầng nước khác nhau.

- Ý f sai, tối đa có thể nuôi đc 3 loài: 3, 5, 6.

Vậy có 4 ý sai là b, c, d, f.

Câu 56: Đáp án A.

B sai vì cho loài ăn thịt khác vào nhập cư nó sẽ mất đi vị trí chủ chốt của nó trong quần xã.

C sai vì nếu loại trừ các loài ăn thịt khác nó sẽ làm mất đi sự đa dạng của quần xã.

D sai vì như thế mất sự cân bằng do quần xã sẽ không đủ khả năng cung cấp thức ăn cho loài ăn thịt là loài chủ chốt.

Câu 57: Đáp án A.

Ta xét từng mối quan hệ:

- 1 là quan hệ cộng sinh: hải quỳ chứa chất độc giúp cua tự vệ, ngước lại cua mang hải quỳ đến nơi ẩm ướt để kiếm thức ăn. Mối quan hệ này các tài liệu viết đôi chỗ khác nhau nhưng các em cứ yên tâm đã bảo là nó là cộng sinh nhé!

- 2 là quan hệ động vật ăn thịt con mồi.

- 3 là quan hệ cộng sinh: cây kiến là nơi ở của loài kiến, thức ăn thừa của kiến cung cấp chất đỉnh dưỡng cho cây.

Sách giáo khoa cũng bảo nó là cộng sinh nhé, còn nghỉ ngờ thì các em cứ mở ra xem nhé!

- 4 là quan hệ kí sinh: virut làm hại vật chủ.

- 5 là quan hệ kí sinh (chính xác hơn là bán kí sinh): cây tầm gửi lấy một phần nước và khoáng của cây chủ để tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.

- 6 là quan hệ ăn thịt đồng loài.

- 7 là quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và nấm.

- 8 là quan hệ cạnh tranh cùng loài.

- 9 là quan hệ hợp tác: sao ăn động vật kí sinh trên lưng trâu, đồng thời báo động cho trâu biết khi gặp thú dữ.

- 10 là quan hệ hỗ trợ cùng loài, cây mọc theo nhóm làm tăng hiệu quả của nhóm, tránh được gió bão.

- 11 là quan hệ ức chế cảm nhiễm, khi phát triển thành tảo hiển vi tiết chất độc làm chết cá con xung quanh.

- 12 là quan hệ hỗ trợ cùng loài, đây là tác dụng của hiệu quả nhóm giúp cho loài tự vệ.

Sau đó ta xét đến từng ý:

- Ý a đúng.

- Ý b sai, các mối quan hệ ăn thịt đồng loài, cạnh tranh cùng loài không làm hại cho loài mà ngược lại giúp cho loài phát triển hưng thịnh hơn. Nên chỉ có 4 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật là 2, 4, 5, 12.

- Ý c đúng, có 3 mối quan hệ là cộng sinh, 2 mối quan hệ là hỗ trợ cùng loài.

- Ý d đúng, rõ ràng không có mối quan hệ nào là hội sinh.

- Ý e đúng, 4, 5 là các mối quan hệ kí sinh.

- Ý f rõ ràng là đúng

Vậy có tất cả 5 nhận định đúng. Rõ ràng nếu ta xét từng mối quan hệ bị nhầm thì khi đếm số nhận định sẽ sai. Một câu hỏi đòi hỏi tổng hợp các kiến thức lại với nhau.

Câu 58: Đáp án C.

A sai vì chất hữu cơ oxy khuếch tán tốt và oxy được sử dụng bình thường bởi các sinh vật trong hồ.

B sai vì hồ có nhiều chất hữu cơ thì vi khuẩn lam, tảo lam phát triển mạnh do đó quang hợp diễn ra mạnh.

C đúng vì hiện tượng phú dưỡng sẽ làm cho vi khuẩn lam, tảo lam phát triển mạnh do đó làm tăng sinh vật ăn chúng, sinh vật phân hủy, ... do đó giảm đến đáng kể lượng oxy trong hồ dẫn đến giết chết nhiều loài có khả năng chịu đựng kém.

D sai vì trầm tích lắng đọng chưa phân giải.

Câu 59: Đáp án D.

Ta dựa vào định nghĩa của quần xã sinh vật. Khi đó ta sẽ có các dạng sinh vật là quần xã là 2,3,5,8.

Câu 60: Đáp án B.

I. Diễn thế nguyên sinh.

II. Sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

III. Diễn thế thứ sinh.

IV. Diễn thế phân hủy.

Diễn thế phân hủy là một loại diễn thế sinh thái mà SGK không đề cập. Diễn thế này khởi đầu là xác của động thực vật. Sau đó các quần xã sinh vật phân hủy hoạt động. Kết thúc là vật chất bị phân hủy hết và không còn quần xã sinh. So với hai diễn thế thứ sinh và nguyên sinh, diễn thế phân hủy diễn ra nhanh chóng.

Câu 61: Đáp án A.

Đặc trưng cơ bản của quần xã gồm: tính đa dạng về loài và cấu trúc của quần xã.

Câu 62: Đáp án D.

- Phát biểu đúng là (1).

- 2 sai, thứ tự đúng là \(a \to e \to c \to d \to b\)

- 3 sai, e mới là quần xã sinh vật tiên phong.

- 4 sai, quần xã giai đoạn b mới có độ đa dạng cao nhất.

- 5 sai, thành phần chủ yếu của quần xã e là cây thân thảo ưa sáng.

Lưu ý: Trong diễn thế nguyên sinh: Sự phát triển của các đây theo hướng những cây có kích thước nhỏ số lượng nhiều sẽ xuất hiện trước, những cây có kích thước lớn, số lượng ít sẽ xuất hiện sau.

- Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống.

- Giai đoạn giữa:

+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.

+ Vậy gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, cây gỗ nhỏ tạo nên bóng râm, các cây cỏ chịu bóng xuất hiện.

+ Cây nhỏ ưa bóng xuất hiện sống dưới bóng của những cây gỗ nhỏ.

+ Cây cỏ và cây bụi ưa sáng dần đần bị chết cho thiếu ánh sáng, và bị những cây ưa bóng và chịu bóng thay thế.

+ Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống.

Câu 63: Đáp án B.

Sự phân tầng của loài tảo theo độ sâu là sự phân tầng theo chiều dọc, do ánh sáng trong nước yếu là nguyên nhân sự phân hóa yếu của các đặc điểm giải phẫu của lá cây sống chìm trong nước, tảo nâu phân bố sâu (từ độ sâu 10-40m) nhờ chúng có sắc tố phụ màu nâu (phytoxanthine), tảo đỏ phân bố sâu hơn (có thể từ 60 - 100m) vì chúng có sắc tố màu đỏ (phycoerythrine) và màu lam (phycocyanine) hấp thụ được các tia sáng xuống sâu.

Câu 64: Đáp án D.

Câu 65: Đáp án B.

Chọn các nhận xét (3), (5).

(1) Sai, được chia thành 4 tầng: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng gỗ dưới tán và tầng gỗ đưới cùng.

(2) Sai, tùy theo nhu cầu sống của từng loài, mà quần xã có những sự phân tầng khác nhau, không có sự ưu thế.

(3) Đúng, vì thực vật đóng vai trò trong một chuỗi thức ăn, thực vật phân tầng kéo theo sự phân tầng của động vật.

(4) Sai, theo 1 hệ quy chiếu nhất định, đối với núi là một hệ quy chiếu, thì sự tập trung trên một mặt phẳng của hệ quy chiếu là sự phân bố theo chiều ngang.

Câu 66: Đáp án A.

Có 2 quan hệ giữa các loài trong quần xã: Hỗ trợ và đối kháng.

Câu 67: Đáp án D.

Chọn các nhận xét (1), (3), (4), (6).

Thông tin trên nói về quan hệ hợp tác, tôm, lươn hay cá đều có lợi trong mối quan hệ này, tuy nhiên không có sự ràng buộc nào giữa hai cá thể, nên đây chỉ dừng ở quan hệ hợp tác, chứ không chặt chẽ như cộng sinh.

Câu 68: Đáp án C.

Chọn các nhận xét (2), (3), (5), (6), (7).

(1) Sai, đây là quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

(2) Đúng, Cymothoa exigua là loài có lợi, cá là loài bị hại.

  1. Đúng, đây là mối quan hệ ký sinh, nếu vật chủ chết thì vật ký sinh cũng chết.
  2. Sai.
  3. Đúng, vì cả hai ví dụ đều thuộc quan hệ kí sinh trong đó cây tầm gửi và cây thân gỗ thuộc loại bán ký sinh.
  4. Đúng, ký sinh hoàn toàn là vật ký sinh phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng được lấy từ vật chủ, bán ký sinh là vật ký sinh chỉ phụ thuộc một phần, một phần có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng cho mình.
  5. Đúng, Cymothoa exigua không có khả năng tổng hợp chất dinh đưỡng cho riêng nó.
  6. Sai.

Câu 69: Đáp án D.

Thủy triều đỏ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm, thuộc loại quan hệ đối kháng giữa các loài trong một quần xã. Trong quá trình phát triển, các loài vi tảo sẽ tạo ra các loại độc tố như độc tố gây liệt cơ, độc tố thần kinh, độc tố gây mất trí nhớ, độc tố tiêu chảy,... những độc tố này hòa tan trong nước, được các loài sinh vật khác hấp thụ, dẫn đến sự tử vong cho chúng.

  1. Sai, do đây là quan hệ ức chế cảm nhiễm.
  2. Đúng.
  3. Sai, đây là quan hệ ức chế cảm nhiễm, một loài có hại, một loài không lợi cũng không hại.
  4. Sai.

Đặc điểm của khống chế sinh học:

- Do tác động hỗ trợ hoặc tác động đối kháng giữa các loài trong quần xã.

- Số lượng của loài bị khống chế ở mức nhất định, không tăng, cũng không giảm.

Câu 70: Đáp án A.

Trong quan hệ ký sinh:

- Sự sống của hai loài gần như phụ thuộc vào nhau, nếu sự sống của loài ký sinh quyết định sự sống của loài bị hại, do đó loài ký sinh luôn giữ và duy trì sự sống cho loài bị hại, và ngược lại, nấu loài bị hại chết đi, thì loài ký sinh cũng không còn vật chủ.

- Số lượng loài ký sinh luôn nhiều hơn loài bị hại.

- Kích thước loài ký sinh luôn nhỏ hơn so với loài bị hại.

{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 71-90 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Chương II: Quần xã Sinh vật Sinh học 12 nâng cao vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương II: Quần xã Sinh vật Sinh học 12 nâng cao có đáp án​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?