Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Các dạng đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể Sinh học 12 có đáp án

ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

A. mất đoạn nhiễm sắc thể.                                         B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.                                          D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 2: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là

A. nhiễm sắc thể.               B. axit nuclêic.                   C. gen.                               D. nhân con.

Câu 3: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là

A. lặp đoạn, chuyển đoạn.                                           B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.

C. mất đoạn, chuyển đoạn.                                          D. chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:

A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.

C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

Câu 5: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng

A. chuyển đoạn.                B. lặp đoạn và mất đoạn.   C. đảo đoạn.                      D. hoán vị gen.

Câu 6: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGŸHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHŸGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:

A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.

B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

Câu 7: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là

A. lặp đoạn.                 B. mất đoạn.                C. chuyển đoạn.          D. đảo đoạn.

Câu 8: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến

A. lặp đoạn nhỏ NST     . B. mất đoạn nhỏ NST.    C. lặp đoạn lớn NST.     D. đảo đoạn NST.

Câu 9: Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một NST là

A. đảo đoạn NST và chuyển đoạn trên 1 NST.          B. lặp đoạn và mất đoạn NST.

C. đảo đoạn và lặp đoạn NST.                                    D. mất đoạn NST và chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 10:  Câu nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc của một nuclêôxôm?

A. 8 phân tử histôn liên kết với các vòng ADN.

B. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh 7/4 vòng bởi một đoạn ADN có khoảng 146 cặp Nu

C. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi một phân tử ADN.

D. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh 7/4 vòng bởi một phân tử ADN.

Câu 11: Ở ruồi giấm, người ta phát hiện ra các dạng NST có cấu trúc khác nhau ở các vùng địa lí khác nhau như sau:

a) ABCDEFGHI                    b) ABFEHGCDI                    c) ABFEDCGHI        d) ABFCGHEDI       

Biết rằng dạng a là dạng ban đầu, cho biết trật tự xuất hiện các dạng đột biến trên?

A. a → c → b → d      B. a → b → d → c      C. a → d → c → b       D. a → b → c → d

Câu 12: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng ba nhiễm là

A. 10.              B. 16.              C. 32.              D. 9.

Câu 13: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

A. đảo đoạn.                         B. chuyển đoạn.             C. lặp đoạn.                    D. mất đoạn.

Câu 14: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có

đường kính

A. 11 nm.                             B. 2 nm.                         C. 30 nm.                       D. 300 nm.

Câu 15: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt

động của gen có thể bị thay đổi.

C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.

D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 16-20 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Các dạng đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?