CÁC DẠNG TOÁN VỀ ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. LÍ THUYẾT
1. Đo đoạn thẳng
a) Dụng cụ đo : thước có chia khoảng mm.
b) Cách đo đoạn thẳng AB
– Bước 1 : Đặt cạnh thước, đi qua hai điểm A, B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 ;
– Bước 2 : Xem điểm B trùng với vạch nào của thước.
Giả sử trùng với vạch 1 5mm thì AB = 15mm.
c) Nhận xét : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
2. So sánh hai đoạn thẳng
– Nếu độ dài của hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau thì AB = CD ;
– Nếu độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD thì AB > CD hay CD < AB.
Ví dụ: So sánh các đoạn thẳng AB = 3cm, CD = 3cm, EG = 4cm. Ta nói:
• Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài và kí hiệu AB = CD.
• Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng CD và kí hiệu EG > CD.
• Đoạn thẳng AB ngắn hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG và kí hiệu AB < EG.
II. CÁC DẠNG TOÁN
1. Dạng 1. DÙNG THƯỚC THẲNG ĐỂ ĐO ĐỘ DÀI CỦA MỘT SỐ VẬT TRONG THỰC TẾ
Phương pháp giải
Theo 2 bước đã tóm tắt ở trên.
Ví dụ 1.
Đo độ dài một số dụng cụ học tập (bút chì, thước kẻ, hộp bút, …)
Hướng dẫn
Học sinh tự đo theo hai bước nêu trên.
Ví dụ 2.
Đo kích thước của nền nhà lớp học (hoặc bảng, hoặc bàn giáo viên, …)
Chiều dài: …
Chiều rộng : ….
Hướng dẫn
Học sinh tự dùng thước đo để đo kích thước của bàn giáo viên và ghi lại kết quả đo được.
2. Dạng 2. SO SÁNH HAI ĐOẠN THẲNG, HAI CHU VI
Phương pháp giải
Dùng thước thẳng để đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi so sánh độ dài của chúng.
Ví dụ 3.
So sánh hai đoạn thẳng AB và AC trong hình 65
rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng
bằng nhau.
Trả lời : AB = AC = 28mm.
Ví dụ 4.
Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CA trong hình 66 theo thứ tự tăng dần.
Hướng dẫn
Đo độ dài các đoạn thẳng ta được : AB = 30mm ;
BC = 35mm ; AC = 18mm. Vậy AC < AB < BC.
Ví dụ 5.
a) Sắp xếp độ dài các đoạn AB, BC, CD, DA trong hình 67 theo thứ tự giảm dần.
b) Tính chu vi hình ABCD (tức là tính AB + BC + CD + DA).
Giải
a) AB = 12mm ; BC = 16mm ; CD = 25mm ; DA = 30mm.
Vậy : AD > DC > BC > AB.
b) b) Chu vi của hình ABCD là : 12 + 16 + 25 + 30 = 83 (mm).
Ví dụ 6.
Nhìn hình 68 a, b đoán xem hình nào có chu vi lớn hơn? Hãy kiểm tra
dự đoán bằng các phép đo cần thiết.
Trả lời
Hình b) có chu vi lớn hơn.
Kiểm tra thấy chu vi hình a) là 78mm, chu vi hình b là 86mm.
Ví dụ 7. Gọi M là một điểm của đoạn thẳng AB. Khi nào thì tổng các khoảng cách từ A đến B và từ A đến M sẽ là :
a) Bằng AB
b) Lớn hơn AB.
Trả lời
Khi M trùng với A thì khoảng cách AM = 0 ; lúc đó
AB + AM = AB (H.69a).
Khi M không trùng với A thì khoảng cách AM > 0 ; lúc đó
AB + AM > AB (H.69b).
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Biết AB = 5(cm) và CD = 3(cm), EF = 4(cm) và GH = 3(cm)
Chọn từ, cụm từ hoặc kí hiệu: Lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, có cùng độ dài, <; =; > điền vào chỗ trống
a) AB ... CD hay CD ... AB hoặc AB ... CD hoặc CD ... AB
b) CD và GH ... hoặc CD và GH ... hoặc CD ... GH
Hướng dẫn giải:
a) AB lớn hơn CD hay CD nhỏ hơn AB hoặc AB > CD hoặc CD < AB
b) CD và GH bằng nhau hoặc CD và GH có cùng độ dài hoặc CD = GH
Câu 2: Chọn một trong các kí hiệu < hoặc = hoặc > điền vào chỗ trống
AB ... AD AB ... CD AB ... AC AB ... AO
AC ... BD OA ... OB
Hướng dẫn giải:
Ta có:
AB = AD AB = CD AB < AC AB > AO
AC = BD OA = OB
.........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Các dạng toán về Độ dài đoạn thẳng Toán 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Toán lớp 6 trường THCS Nghĩa Phương
- Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Toán lớp 6 trường THCS Huyền Sơn
Chúc các em học tập tốt !