TRƯỜNG THPT VŨ TIÊN | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Bài 1 (2,5 điểm)
1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):
a) NaClO + CO2 + H2O →
b) CuO + NH3 →
c) Ag2O + H2O2 →
d) Zn3P2 + H2O →
e) NH4NO2 →
f) SiO2 + NaOH (loãng) →
g) O3 + KI + H2O →
h) NaNO2 + H2SO4 loãng →
i) H3PO3 + NaOH (dư) →
k) CaOCl2 + H2SO4 loãng →
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau (nếu có):
a) Sục khí NH3 từ từ đến dư vào dung dịch ZnSO4.
b) Sục khí H2S vào dung dịch nước clo.
c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3.
d) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2S.
e) Sục khí SO2 vào dung dịch Fe2(SO4)3.
f) Sục khí clo từ từ đến dư vào dung dịch KBr.
g) Cho khí amoniac (dư) tác dụng với CuSO4.5H2O.
h) Trong môi trường bazơ, H2O2 oxi hoá Mn2+ thành MnO2.
Bài 2 (2,0 điểm)
1. So sánh pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol/l của NH3, NaOH và Ba(OH)2. Giải thích.
2. Nhiệt phân một lượng CaCO3, sau một thời gian được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch KOH, thu được dung dịch D. Dung dịch D tác dụng được với dung dịch BaCl2 và với dung dịch NaOH. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư, được khí B và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E, được muối khan F. Điện phân muối F nóng chảy, được kim loại M. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
3. Phim đen trắng có phủ lớp bạc bromua trên nền xenlulozơ axetat. Khi được chiếu sáng, lớp bạc bromua bị hoá đen. Phần bạc bromua còn lại trên phim được rửa bằng dung dịch natri thiosunfat; sau đó, người ta thu hồi bạc từ dung dịch nước thải bằng cách thêm KCN và kim loại kẽm. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Bài 3 (2,25 điểm)
1. Cho NO2 tác dụng với dung dịch KOH dư. Sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với hỗn hợp Al và Zn. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
2. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Tính nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y.
3. Chất A là hợp chất có thành phần chỉ gồm nitơ và hiđro. Chất A được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng khối lượng của cùng một thể tích khí oxi.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của nitơ trong A.
b) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh tính bazơ của A với NH3. Giải thích.
Bài 4 (1,75 điểm)
1. Người ta đun nóng một lượng PCl5 trong một bình kín thể tích 12 lít ở 250oC.
PCl5 (k) ⇔ PCl3 (k) + Cl2 (k)
Lúc cân bằng trong bình có 0,21 mol PCl5; 0,32 mol PCl3; 0,32 mol Cl2. Tính hằng số cân bằng KC, KP của phản ứng ở 250oC.
2. Tính độ điện li của ion CO32- trong dung dịch Na2CO3 có pH = 11,6.
Cho:
H2CO3 ⇔ HCO3- + H+ ; Ka1 = 10-6,35
HCO3- ⇔ H+ + CO32- ; Ka2 = 10-10,33
3. Tính hằng số cân bằng của phản ứng: Cr2O72- + H2O 2CrO42- + 2H+
Cho:
CrO42- + H2O ⇔ HCrO4- + OH- Kb = 10-7,5
Cr2O72- + H2O ⇔ 2HCrO4- K = 10-1,64
Bài 5 (1,5 điểm)
1. Thực nghiệm cho biết đồng tinh thể có khối lượng riêng D = 8,93 g/cm3; bán kính nguyên tử đồng là 1,28.10-8 cm. Đồng kết tinh theo mạng tinh thể lập phương đơn giản hay lập phương tâm diện? Tại sao? (Cho Cu = 63,5)
2. Cho các ion sau đây: He+, Li2+.
a) Hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị kJ/mol cho mỗi ion trên.
Cho 1 eV = 1,602.10-19J; NA = 6,022.1023 mol-1.
b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng lượng ion hóa của hệ tương ứng? Tại sao?
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Bài 1 (2,5 điểm)
1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):
a) CH3-C≡CH + HBr (dư) →
b) C2H2 + Br2 →
c) C2H5ONa + H2O →
d) CH3CH2CH2Cl + H2O →
e) C6H5CH2Br + KOH →
f) C6H5-CH=CH2 + H2 →
g) BrCH2CH2CH2Br + Zn →
h) CH2OH-CHOH-CH2OH →
i) Naphtalen + O2 →
k) 1-etylxiclohexen + K2Cr2O7 + H2SO4 →
(Với C6H5- là gốc phenyl)
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cho biết E là ancol etylic, G và H là polime.
Bài 2 (2,0 điểm)
1. Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10O.
2. Gọi tên thay thế các chất có công thức sau:
a) CH3CH[CH2]4CHCH3
b) BrCH=CH-C≡CH
c) O=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH=O
d) CH3CH2CH(CH3)CH(CH3)[CH2]4CH(CH3)2
3. Từ etanol và các hoá chất vô cơ cần thiết (với điều kiện thích hợp), hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế 1,1-đicloetan (qua 4 giai đoạn).
Bài 3 (1,75 điểm)
1. Cho hai chất sau: C6H5CH2OH, o-H3CC6H4OH (với C6H5- là gốc phenyl)
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho từng chất trên tác dụng với kim loại Na, với dung dịch NaOH và với axit CH3COOH (ghi điều kiện phản ứng, nếu có).
2. Đốt cháy hoàn toàn 1,04 gam một hợp chất hữu cơ D cần vừa đủ 2,24 lít O2 (đktc) chỉ thu được khí CO2, hơi H2O theo tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 2 : 1 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của D, biết tỉ khối hơi của D so với hiđro bằng 52, D chứa vòng benzen và tác dụng được với dung dịch brom.
3. Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 46o phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Tìm giá trị của V.
Bài 4 (1,75 điểm)
1. Thực nghiệm cho biết năng lượng liên kết, kí hiệu là E, (theo kJ.mol-1) của một số liên kết như sau:
Liên kết | O-H (ancol) | C=O (RCHO) | C-H (ankan) | C-C (ankan) |
E | 437,6 | 705,2 | 412,6 | 331,5 |
Liên kết | C-O (ancol) | C-C (RCHO) | C-H (RCHO) | H-H |
E | 332,8 | 350,3 | 415,5 | 430,5 |
Tính nhiệt phản ứng (DH0pư) của phản ứng: CH2(CHO)2 + 2H2 → CH2(CH2OH)2 (1)
2. Khi oxi hoá etylenglicol bằng HNO3 thì tạo thành một hỗn hợp 5 chất. Hãy viết công thức cấu tạo của 5 chất đó.
3. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Bài 5 (2,0 điểm)
1. Sắp xếp các hợp chất: phenol (I), p-metylphenol (II), m-nitrophenol (III) và p-nitrophenol (IV) theo thứ tự tăng dần tính axit. Giải thích.
2. Trong mỗi cặp chất sau đây, chất nào có nhiệt hiđro hóa lớn hơn? Giải thích.
a) Penta-1,4-đien và penta-1,3-đien.
b) trans-4,4-đimetylpent-2-en và cis-4,4-đimetylpent-2-en.
3. Tính pH của dung dịch C6H5COONa 2,0.10-5 M. Biết hằng số axit của axit benzoic bằng 6,29.10-5.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án chi tiết Trường THPT Vũ Tiên. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: