Bộ đề cương ôn tập học kì 2 năm 2018-2019 môn Địa lý lớp 11

BỘ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11

ĐỀ 1:

I. NỘI DUNG CHÍNH

BÀI 1: NHẬT BẢN

I. Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

  • Đất nước quần đảo, nằm ở Đông Á.
  • Phía Tây giáp biển Nhật Bản. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
  • Kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu & hàng nghìn đảo nhỏ.

2. Điều kiện tự nhiên:

  • Địa hình: chủ yếu là đồi núi ở trung tâm, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển → khó khai thác lãnh thổ, diện tích đất nông nghiệp ít.
  • Khí hậu: gió mùa, mưa nhiều, thay đổi từ Bắc đến Nam (ôn đới và cận nhiệt đới).
  • → Thuận lợi đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên mùa hạ có mưa to và bão.
  • Sông ngòi: ngắn, dốc → phát triển thuỷ điện, giao thông đi lại khó khăn.
  • Bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh → xây dựng cảng biển.
  • Khoáng sản: nghèo → thiếu nguyên liệu sản xuất, phải nhập khẩu khoáng sản

II. Dân cư:

1. Dân số:

  • Dân số đông: 127,7 triệu người (2005).
  • Tốc độ gia tăng dân số hàng năm giảm, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,1% (2005).
  • Cơ cấu dân số có xu hướng già đi.
  • Dân cư chủ yếu tập trung ở ven biển.
  • Đặc điểm: cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác & tinh thần trách nhiệm cao.

2. Tác động:

  • Lao dộng có trình độ cao, đức tính trở thành động lực phát triển kinh tế.
  • Thiếu lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn.

III. Tình hình phát triển kinh tế:

1. Giai đoạn 1950 - 1973:

a. Tình hình:

  • Nền kinh tế khôi phục nhanh chóng & phát triển đạt bước nhảy vọt "thần kỳ".
  • Tốc độ tăng trưởng GDP cao.

b. Nguyên nhân:

  • Chú trọng, HĐH, tăng vốn, áp dụng với kĩ thuật mới.
  • Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
  • Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.

2. Giai đoạn từ năm 1973 - nay

  • Từ năm 1973 - 1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng năng lượng.
  • Từ năm 1986 - 1990: khôi phục, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.
  • Từ năm 1991 - 2001: nền kinh tế tăng trưởng nhưng không ổn định.
  • Hiện nay: đứng thứ 2 trên TG về kinh tế, KH - KT và tài chính.

CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ.

I. Các ngành kinh tế:

1. Công nghiệp:

a. Đặc điểm:

  • Đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì.
  • Chiếm vị trí cao trên TG và sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử.

b. Các ngành công nghiệp chính:

  • Công nghiệp chế tạo.
  • Sản xuất điện tử.
  • Xây dựng và công trình công cộng.
  • Dệt.

c. Phân bố:

  • Tập trung cao nhất trên đảo Hônsu. Các trung tâm công nghiệp tập trung yếu ở ven biển, đặc biệt là phía Đông Nam.

2. Dịch vụ:

  • Chiếm 68 % giá trị GDP (2004)
  • Thương mại, tài chính:
  • Cường quốc thương mại, tài chính.
  • Đứng thứ 4 trên TG về thương mại.
  • Bạn hàng khắp nơi trên TG, quan trọng nhất: Hoa Kì, TQ, EU, Đông Nam Á.
  • Đứng đầu về FDI và ODA.
  • GTVT biển:
    • Có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 trên TG.
    • Các hải cảng lớn: Côbê, Icôhama, Tôkiô, Ôxaka...

3. Nông nghiệp:

a. Đặc điểm:

  • Giữ vai trò thứ yếu (1% GDP)
  • Đất nông nghiệp ít.
  • Phát triển theo hướng thâm canh.
  • Đánh bắt nuôi trông thuỷ sản được chú trọng.

b. Phân loại:

  • Trồng trọt: lúa gạo, chè, thuốc lá...
  • Chăn nuôi: bò, lợn, gà...
  • Đánh bắt hải sản: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.
  • Nuôi trông hải sản: tôm, ốc, ngọc trai...

II. Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn:

  • Hônsu.
  • Kiuxiu.
  • Xicôcư.
  • Hôcaiđô.

* Đặc điểm nổi bật: (sgk)

Bài 2: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

TỰ NHIÊN - DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ:

  • Diện tích: 9,5 triệu km2, lớn thứ 4 TG
  • Toạ độ địa lí:
    • 200 B – 530 B
    • 730 Đ – 1350 Đ
  • Tiếp giáp:
    • Phía Nam, phía Tây, phía Bắc giáp với 14 quốc gia.
    • Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.

→ Ý nghĩa:

  • Thiên nhiên đa dạng → phát triển kinh tế đa ngành.
  • Mở rộng mối quan hệ giao lưu với các nước trên TG về kinh tế, văn hóa...
  • Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
  • KK: Xây dựng giao thông, an ninh quốc phòng, thiên tai...

II) Điều kiện tự nhiên:

Yếu tố

 

Miền Tây

Miền Đông

Địa hình

Nhiều núi cao (Hymalaya, Thiên Sơn...), các cao nguyên & bồn địa

Vùng núi thấp & các đồng bằng màu mở: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

Đất đai

Đất núi cao, đất đen

Phù sa, đất hoàng thổ

Khí hậu

Ôn đới lục địa khắc nghiệt, mưa ít

Phía Bắc: ôn đới gió mùa

Phía Nam: cận nhiệt gió mùa

Sông ngòi

 

 

Nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn

Nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà...

 

TNTN

 

Rừng, đồng cỏ, khoáng sản: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng...

Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt...

 

Đánh giá TL: phát triển các ngành CN (khai khoáng, CN luyện kim), phát triển chăn nuôi gia súc, trồng rừng, thuỷ điện...

TL: trồng cây LT-TP, phát triển công nghiệp, GTVT, thủy điện...

KK: lũ lụt, bão..

III) Dân cư & xã hội:

1. Dân cư:

a) Dân số:

  • Đông dân nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới.
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nhanh,gần đây giảm (0,6%-năm 2005) do chính sách gia đình chỉ có 1 con.
  • Tác động:
    • TL: lao động dồi dào, thị trường rộng lớn.
    • KK: tệ nạn XH, ô nhiễm môi trường vấn đề việc làm...
    • Trung Quốc có trên 50 dân tộc khác nhau → đa dạng về văn hoá.

b) Phân bố dân cư:

  • Không đồng đều:
  • Nông thôn: 63%, thành thị: 37% (đang có xu hướng tăng).
  • Miền Đông: đông đúc (nhất là đồng bằng châu thổ, các thành phố lớn); thưa thớt ở miền Tây.
  • → Miền Đông: thiếu việc làm, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường.
  • Miền Tây: thiếu lao động.
  • Giải pháp: hỗ trợ vốn phát triển kinh tế miền Tây.

2. Xã hội:

  • Đầu tư phát triển giáo dục, tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005).
  • Có nền văn minh lâu đời:
  • Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: vạn lí trường thành...
  • Nhiều phát minh: la bàn, chữ viết... → Phát triển KT - XH, đặc biệt là du lịch.

ĐỀ 2:

I. Lý thuyết

A. Trắc nghiệm

1. Trung Quốc

  • So sánh đặc điểm tự nhiên của hai miền Đông, Tây
  • Đặc điểm vị trí, lãnh thổ
  • Đặc điểm nổi bật của dân cư – xã hội
  • Hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp

2. Đông Nam Á

  • Vị trí, lãnh thổ và điều kiện tự nhiên
  • Đặc điểm nổi bật của dân cư – xã hội
  • Nông nghiệp, công nghiệp chung
  • ASEAN:
    • Các mặt hàng xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
    • Thành tựu và thách thức chủ yếu

B. Tự luận

  • Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á
  • Lịch sử hình thành và phát triển ASEAN
  • Mục tiêu của ASEAN
  • Việt Nam trong ASEAN

II.Bài tập

  • Vẽ biểu đồ tròn, miền
  • Nhận xét

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?