ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT HK2 MÔN SINH 11 NĂM 2018 - 2019
TRUYỀN TIN QUA XI NÁP
I, Khái niệm
- Là diện tích tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tb thần kinh, giữa tb với loại tb khác như TB cơ, TB tuyến..
- Có 2 loại xinap : “Xinap điện” và “Xinap hóa học”
II, Cấu tạo của xinap hóa học
- Chùy xinap :
+ Phần cuối của sợi trục
+ Ben trong chứa ti thể, bóng chứa chất trung gian hóa học.
- Màng xinap
+ Màng trước xinap
+ Màng sau xinap : chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
Khe xinap: nằm giữa màng trước và màng sau.
**Chất trung gian hóa học gồm những chất nào ?
=> Axetincolin(kích thích xinap); noradrenalin(Kích thích và ức chế ); Glyxin, axit glutamic (ức chế)
III, Truyền qua xinap
- Khi xung TK truyền đến chùy xinap, các ion Ca2+sẽ di chuyển vào trong chùy xinap làmcác bóng chứa chất TGHH tiếp xúc màng trước, vở ra và giải phóng chất trung gian vào khe, các tụ thể ở màng sau xinap tiếp nhận chất TGHH làm xuất hiện điện thế hoạt động , xung TK lan truyền đi tiếp (TGHH = trung gian hóa học)
- Xung TK truyền qua xinap chỉ theo 1chiều từ màngtrước→màng sau
**Thường tốc độ lan truyền ở xinap chậm hơn trên noron. Tại sao?
Truyền qua xinap phải trải qua nhiều giai đoạn và nhờ quá trình khuếch tán chất TGHH qua dịch lỏng . Trong khi lan truyền XTK trên sợi noron thì theo kiểu vật lí ( dương sang âm).
** Chất TGHH có vai trò gì ?→ Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện XTK lan truyền đi tiếp
** Tại sao tin được truyền qua xinap chỉ theo một chiều mà không có chiều ngược lại ?→Màng trước không có các thụ thể thu nhận chất trung gian hóa học. Màng sau thì không có các chất trung gian hóa học
** Tại sao , XTK không truyền trực tiếp từ TBTK này sang TBTK khác mà phải thông qua xinap ?→ -> Giúp truyền tin có hiệu quả hơn . Vì chỉ cần một lượng nhỏ chất trung gian hóa học đã làm thay đổi màng noron, tại điểm tận cùng của noron quá nhỏ qua xinap có thể nối nhiều noron lại với nhau nên truyền thông tin.
SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I, Khái niệm :
- Là quá trình tăng về kích thước ( chiều dài, bề mặt, thể tích ) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
II,Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
a. Mô phân sinh : là nhóm TB chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
- MPS đỉnh : có ở chồi đỉnh, nách của thân và tại đỉnh rể
- MPS bên : được sinh ra từ MPS đỉnh và phân bố theo hình trụ, tạo nên sinh trưởng thứ cấp, làm tăng độ dày của cây
- MPS lóng: ở các mắc của thực vật, làm tăng chiều dài của lóng.
b.Sinh trưởng sơ cấp
- Là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh
- Phụ thuộc vào tác động của điều kiện môi trường,loài,giaiđoạn sinh trưởng
c.Sinh trưởng thứ cấp
- Là kiểu sinh trưởng của cây do hoạt động của MPS bến ở cây thân gỗ
- Tạo ra
+ Gỗ lõi : do mạch gỗ thứ cấp già tạo thành, giá đỡ cho cấy
+ Gỗ dác: mạch gỗ thứ cấp trẻ , giữ nước và muối khóang
+ Vỏ : tần sinh bần và bần
d.Các nhân tốc ảnh hưởng đén sinh trưởng
-Yếu tố bên trong :
+ Đặc điểm di truyền , các thời kì sinh trưởng của các giống, loại cây
+ Hoocmon thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây
- Yếu tố bên ngoài : nước, nhiệt độ, ánh sáng, không khí, muối khoáng ...
---------------------------------------
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I, Nhân tố bên trong
1. Các hoocmon ảnh hưởng đén sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống
a.Hoocmon sinh trưởng
+có ở tuyến yên
+ Kích thích phân chia TB và tăng kích thuosc của TB qua tăng tổng hợp protein
+ Kích thích phát triển xương
b. Hoocmon Tiroxin
+ do tuyến giáp tiết ra. :
+ Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
+ Kích thích chuyển hóa của TB
c. Hoocmon Ơstrogen và Testosteron
+Do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra.
+ Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp.
+ Riêng Testosteron còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
** Tại sao tuyến yên tiết ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon ST thì đều ảnh hưởng đến sự ST và PT tầm vóc động vật ?
→ Hoocmon ST tiết ra quá ít so với bình thường vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến giảm quá trình phân chia TB , giảm số lượng và kích thước TB nên trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn. Hoocmon tiết ra quá nhiều thì ngược lại .
** Tại sao ở trẻ em nếu ăn uống mà thiếu iot thì sẽ chạm lớn, chịu lạnh kém, nào ít nếp nhăn, trí tuệ thấp ?
→ Iôt là thành phần tham gia cấu tạo nên tiroxin, nếu thiều iot -> thiếu tiroxin -> giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở TB nên ĐV chịu lạnh kém. Thiểu tiroxin làm quá trình ST và PT diễn ra không bình thường, sự phân chia TB giảm-> chậm lớn, số lượng TB não giảm -> trí tuệ thấp
** Tại sao gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường, mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục ?
→ Testosteron do tinh hoàn tiết ra kích thích phát triển, hình thành nên có quan sinh dục phụ thứ cấp ( mào, cựa, thanh quản), tổng hợp protein , phát triển cơ bắp’
2. Động vật không có xương sống
a. Juvenin :
+ Ức chế quá trình biến đổi từ sâu -> nhộng và bướm
+Gây lột xác ở quá trinh sâu bướm
b. Ecdixon:
+ Kích thích quá trình biến đổi từ sâu -> nhộng và bướm
+ Gây lột xác ở gian đoạn sâu bướm
** giải thich nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm?
-> - Juvenin ức chế quá trình biến đổi từ sâu -> nhộng và bướm, gây lột xác ở quá trinh sâu bướm. Ecdixon kích thích quá trình biến đổi từ sâu -> nhộng và bướm, gây lột xác ở gian đoạn sâu bướm
- Sâu lột xác nhiều lần do tiếp xúc với ecdixon nhưng không thể biến thành bướm được vì có juvenin ức chế, cho đến khi juvenin giảm ( ngừng tiết) thì ecdixon biến sâu thành nhộng, bướm .
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập môn Sinh học 11 học kì 2 năm học 2018-2019. Để xem lời giải chi tiết các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.