BỘ CÂU HỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG ĐỀ THI THPT QG QUA CÁC NĂM
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?
A. 2 B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 2. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3 ?
A. Cách 1. B. Cách 2.
C. Cách 3. D. Cách 2 hoặc Cách 3.
Câu 3: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:
Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên?
A. \(Ca{C_2} + 2{H_2}O \to Ca{\left( {OH} \right)_2} + {C_2}{H_2}\)
B. \(CaC{O_3} + HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O\)
C. \(N{H_4}Cl + NaN{O_2} \to NaCl + {N_2} + {H_2}O\)
D. \(A{l_4}{C_3} + 12{H_2}O \to 4Al{(OH)_3} + 3C{H_4}\)
Câu 4: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Oxi ?
A. Cách 2 hoặc Cách 3. B. Cách 3.
C. Cách 1. D. Cách 2.
Câu 5: Cho sơ đồ điều chế axit clohidric trong phòng thí nghiệm.
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm tạo thành là Cl2.
B. Do HCl là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H2SO4 loãng.
D. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?
A. Cl2, NH3, CO2, O2. B. Cl2, SO2, NO, O2.
C. Cl2, SO2, NH3, C2H4. D. Cl2, SO2, CO2, O2.
Câu 7: Quan sát sơ đồ thí nghiệm
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu nhiệt.
B. Bản chất của quá trình điều chế HNO3 là một phản ứng trao đổi ion.
C. Do hơi HNO3 có phân tử khối nặng hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống.
D. HNO3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí.
Trong các hình vẽ cho ở trên, hình vẽ mô tả điều chế và thu khí oxi đúng cách là:
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 3 và 4
Câu 9: Cho hình vẽ mô tả quá trình định tính các nguyên tố C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết sự vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm.
A. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
B. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
D. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
Câu 10: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl bão hoà.
B. Khí clo thu được trong bình tam giác là khí clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH.
---(Để xem nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
HƯỚNG DẪN
Câu 1: Chọn D.
Khí Cl2, SO2, CO2 nặng hơn không khí
Câu 2: Chọn A
Do NH3 nhẹ hơn không khí thu bằng phương pháp dời không khí và úp bình
Câu 3: Chọn B do khí CO2 phản ứng aOH
Câu 4: Chọn A
Loại cách 1 do O2 nặng hơn không khí
Câu 5: Chọn D. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S,vì HBr, HI và H2S có tính khử mạnh phản ứng được H2SO4 đặc
Câu 6: Chọn D
Loại A, C do NH3 nhẹ hơn không khí không thu khí bằng phương pháp ngửa bình.
Loại B vì NO không điều chế trong phòng thí nghiệm.
Câu 7: ChọnA
Câu 8: Chọn C vì theo phải lắp miệng bình hơi thấp hơn so với đáy bình.
Câu 9: Chọn C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
Câu 10: Chọn D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH
Câu 11: Chọn B do clo có tính tẩy màu
Câu 12: Chọn B những khí thu được bằng phương pháp đẩy nước ít tan hoặc không tan trong nước.
Loại A ,C, D do NH3; HBr; HCl tan nhiều trong nước.
Câu 13: Chọn A
X: dung dịch NaCl giữ nước
Y: NaOH hạn chế khí Clo bay ra ngoài
Câu 14: Chọn C phải lắp miệng ống nghiệm hơi thấp so với đáy ống nghiệm
Câu 15: Chọn C CuSO4 khan hấp thụ nước chuyển từ màu trắng sang màu xanh nên có nước có H.
Ca(OH)2 kết tủa có C.
Câu 16: Chọn A
Hình vẽ thí nghiệm chất rắn và dung dịch loại B do thí nghiệm B điều chế CH4 là nung chất rắn loại D thí nghiệm D điều chế N2 là đun dung dịch.
Loại C vì CO2 tác dụng với NaOH.
Câu 17: Chọn C
Loại A và D do HCl và NH3 tan nhiều trong nước không thu bằng phương pháp dời chỗ nước.
Loại B do điều chế clo là cho chất rắn phản ứng dung dịch nhưng thí nghiệm là nung rắn
Câu 18: Chọn C
Thí nghiệm này thử tính tan của HCl và NH3 vì dung dịch màu đỏ môi trường axit chọn C nếu đề mù màu xanh chọn A
Câu 19: Chọn B khí SO2
Loại A vì phản ứng không xảy ra
Loại B: không điều chế clo trong phòng thí nghiệm từ H2SO4 đặc.
Loại D vì Na2SO3 không phải chất khí bay ra rồi mới phản ứng brom.
Câu 20: Chọn B. NH4Cl và NaNO2
Câu 21: Chọn B
Loại C do NH3 tan trong nước không thu được bằng phương pháp dời chỗ nước
Loại A do điều chế CH4 là nung hỗn hợp rắn.
Loại D do H2 điều chế cho rắn phản ứng dung dịch.
Câu 22: Chọn D thu NH3 bằng phương pháp dời chỗ không khí úp bình
Câu 23: Chọn A
Loại B với D do Cl2 và H2 điều chế cho rắn phản ứng dung dịch
Loại C do NH3 không thu được bằng phương pháp dời chỗ nước
Câu 24: Chọn A
Loại B do HCl nặng hơn không khí nên không thu HCl bằng phương pháp dời chỗ không khi úp bình
Loại C do H2 nhẹ hơn không khí nên không thu H2 bằng phương pháp dời chỗ không khí ngứa bình
Loại D do NH3 tan nhiều trong nước không thu khí NH3 bằng phương pháp dời chỗ nước
Câu 25: Chọn A. HCl, MnO2 rắn, NaCl, H2SO4 đặc
Câu 26: Chọn B
Câu 27: Chọn C. Có xuất hiện kết tủa màu đen
Câu 28: Chọn A
Câu 29: Chọn C
Câu 30: Chọn C
Loại A do NH3 không thu được bằng phương pháp dời chỗ nước.
Loại B vì phản ứng toàn chất rắn nhưng thí nghiệm là dung dịch.
Loại D vì phản ứng toàn chất rắn nhưng thí nghiệm là dung dịch.
Câu 31: Chọn D
Dung dịch NaCl giữ HCl
Dung dịch axit sunfuric đặc giữ nước.
Câu 32: Chọn C
Loại A vì NaCl không tạo clo
Loại B CuO không tạo clo
Loại D KNO3 không tạo clo
Câu 33: Chọn A. Xác định C và H
Câu 34: Chọn A. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 35: Chọn D. X là CaCO3
Câu 36: Chọn C. (1) thu NH3; (2) thu HCl, SO2, Cl2; (3) thu O2, N2.
Loại A, D; NH3, HCl không thu được bằng phương pháp dời chỗ nước do NH3, HCl tan nhiều trong nước.
Loại B: O2, HCl không thu được bằng phương pháp dời chỗ không khí úp bình do O2, HCl nặng hơn không khí.
Câu 37: Loại A, C, D do các khí: NH3; HCl; HBr tan nhiều trong nước không thu được bằng phương pháp dời chỗ nước.
Câu 38: Chọn D
Nghiêng ống nghiệm để nước ở nhánh A chảy hết sang nhánh B pư hóa học xảy ra
vì KI dư nên O3 hết khí sau phản ứng là O2. Khí CO2 phản ứng hết vì đề cho các khí có cùng số mol lượng KOH sinh ra phản ứng vừa hết với CO2.
Câu 39: Chọn C
Loại A vì khí NH3 không thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước.
Loại D vì H2SO4 đặc chứ không phải loãng.
Loại B theo sách giáo khoa hóa 10 nâng cao trang 151 (bài thực hành số 3) điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm cho KClO3 rắn tác dụng dung dịch HCl đặc chứ không phải MnO2 rắn tác dụng dung dịch HCl đặc.
Câu 40: Chọn D. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
Phương pháp chiết: khi hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau chất lỏng nào có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ tách thành lớp trên chất lỏng nào có khối lượng riêng lớn hơn nằm phía dưới. Dùng phiễu chiết sẽ tách được hai chất lỏng đó.
Câu 41: Chọn C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất
Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau người ta dùng cách chưng cất thường.
Câu 42: Chọn C. NH3
Phenolphtalein trong môi trường axit không màu môi trường bazơ có màu hồng
Thí nghiệm này thử tính tan của NH3 trong nước.
Câu 43: Chọn C. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng
Cắt mẩu Na bằng hạt ngô, cắt hết lớp oxit xung quanh lấy giấy thấm khô dần
Đun nóng Na trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi Na nóng chảy hoàn toàn có màu sáng óng ánh thì đưa vào bình đựng oxi.
Câu 44: Chọn C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh
Để bảo vệ bình nên cho vào bình 1 ít cát hoặc một ít nước.
Câu 45: Chọn A.1: dây sắt; 2: khí oxi; 3: lớp nước
Mẫu than cháy mạnh làm cho dây thép nóng đỏ lên và cháy sáng lên bắn ra những hạt màu nâu (Fe3O4). Sau thí nghiệm đầu sợi dây có 1 cục kim loại hình cầu.
Câu 46: Chọn B. 1: KClO3; 2: đèn cồn; 3: ống dẫn khí; 4: khí Oxi.
Câu 47: Chọn D. Cả B và C.
MnO2 tan dần do phản ứng
Khí clo sinh ra có màu vàng
Câu 48: Chọn A. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
P trắng bốc cháy trong không khí nhiệt độ trên
P đỏ bốc cháy ở nhiệt độ trên
Câu 49: Chọn B. CO2
Loại A, C do hai khí này không thể thu bằng phương pháp dời chỗ nước.
Điều chế N2 đun dung dịch chứ không phải cho dung dịch phản ứng chất rắn.
Câu 50: Chọn B
A. Vì phản ứng là thuận nghịch nên cần dùng chất xúc tác để tăng hiệu suất tổng hợp. Sai chất xúc tác không làm tăng hiệu suất
B. Phản ứng tổng hợp xảy ra ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thích hợp và có xúc tác. Đúng (pư xảy ra ở nhiệt độ khoảng 400 – 450; áp suất 200 - 300 atm xúc tác Fe trộn thêm Al2O3, K2O..)
C. Trong thực tế, phương án tối ưu để tách riêng NH3 từ hỗn hợp với H2 và N2 là dẫn qua dung dịch HCl dư. Sai để tách riêng NH3 hóa lỏng NH3 trong tháp làm lạnh.
(Dẫn qua HCl thì phản ứng HCl không thu được NH3)
D. Lượng H2 và N2 còn dư sau mỗi vòng phản ứng được chuyển về máy bơm tuần hoàn để đưa trở lại máy nén. Sai (Lượng H2 và N2 còn dư sau mỗi vòng phản ứng được chuyển về máy bơm tuần hoàn để đưa trở lại tháp tổng hợp).
Câu 51: Chọn C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi thực hành thí nghiệm trong đề thi THPT QG môn Hóa học qua các năm. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .