Bộ câu hỏi ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Đa Phước Hội

                             BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 8 – TRƯỜNG THCS ĐA PHƯỚC HỘI

Nhớ rừng

Câu: 1.Nhận biết, thông hiểu

*Mục tiêu: Nhận biết phương thức biểu đạt

-Câu hỏi:  Bài thơ "nhớ rừng" thuộc phương thức biểu đạt nào?.

-Đáp án: Biểu cảm.

Câu: 2. Thông hiểu.

-Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của phương thức biểu đạt trong văn bản.

-Câu hỏi: Vì sao em biết bài thơ "nhớ rừng" thuộc phương thức biểu đạt biểu cảm?

- Đáp án: Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

 Câu 3: Thông hiểu.

-Mục tiêu: Hiểu được biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ.

-Câu hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ:" Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng"? Tác dụng của phép tu từ ấy

-Đáp án:. So sánh. Tác dụng: gợi hình dáng uyển chuyển, mềm mại của con hổ

 Câu 4. Thông hiểu.

- Mục tiêu: Hiểu được biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ.

- Câu hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ:" Hoa chăn, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng"?.

- Đáp án: liệt kê

 Câu 5.Vận dụng thấp..

 -Mục tiêu: Phân tích được chi tiết  của văn bản.

  -Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng : Bài thơ cho thấy một bức tranh thiên nhiên, độc đáo về chúa sơn lâm. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên/

 - Đáp án:HS làm sáng tỏ các ý sau đây:

 - Đêm vàng trăng tan bên bờ suối.

 - Ngày mưa, bốn phương ngàn.

 - Bình minh cây xanh nắng gội rộn tiếng chim ca

-  Hoàng hôn đỏ máu mảnh mặt trời đang chờ chết.

Câu 6:Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thâp, vận dụng cao

Mục tiêu: Nhận biết tác giả, tác phẩm, các biện pháp tu từ, viết đoạn

 Cho đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu a,b,c,d

“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

a.Cho biết đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng kiểu câu gi? Tác dụng của kiểu câu ấy? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ?

c.Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu                 

*Đáp án:

a.Cho biết đoạn thơ trên trích ở bài thơ “ nhớ rừng”Tác giả là Thế Lữ

b. Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng kiểu câu nghi vấn . Tác dụng bộc lộ cảm xúc Qua đó em hiểu  tâm trạng tiếc nuối của nhà thơ

c.Yêu cầu viết đoạn văn nêu được  cảm nhận của em về đoạn thơ:

-Bức tranh tứ bình của chúa sơn lâm ở 4 thời điểm: đêm vàng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.

- Sức sống mãnh liệt  và vj thế của chúa sơn lâm, bộc lộ nỗi tiếc nuối của con hổ. Đó cũng là tâm sự của nhà thơ

Câu nghi vấn

Câu: 1.Thông hiểu.

-Mục tiêu: Hiểu xác định được được câu nghi vấn.

-Câu  hỏi: Câu nào sau đây là câu nghi vấn?

A. Bạn làm bài tập chưa?                                         

B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi.

C. Em hãy cố gắng học tập đi nhé!  

D. Ngày mai, em có đi học không?

E. .Anh có khỏe không?.

G. Anh đã khỏe chưa?.

H. Bao giờ anh đi Hà Nội?

 I. Biển nhiều khi rất đep, ai cũng công nhận như thế.

Đáp án: A,D

Câu2. Nhận biết.

-Mục tiêu: Nhận biết hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.

- Câu hỏi: Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính câu nghi vấn?

 - Đáp án:

+Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi.

+Hình thức:

+Khi viết, kết thúc bằng dấu chấm hỏi;

+Các từ thường được sử dụng trong câu nghi vấn gồm có các đại từ nghi vấn ( ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, sao, vì sao, tại sao, đâu,...), các cặp từ (có ... không, có phải,... không, đã,... chưa,...), các tình thái từ (à, ư, nhỉ, chứ, chăng, hả,...), quan hệ hay được dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn. 

Câu3: Vận dụng thấp.

- Mục tiêu: Phân biệt được khác nhau hình thức và ý nghĩa câu nghi vấn.

-Câu hỏi: Phân biệt sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của câu nghi vấn.

a) Bao giờ anh đi Hà Nội?

b) Anh đi Hà Nội bao giờ?

- Đáp án:

Khác nhau về hình thức: Trật tự sắp xếp từ khác nhau.

Khác nhau về ý nghĩa:

a) Hỏi về tương lai.

 b) Hỏi về quá khứ

                         -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần Bộ câu hỏi ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Đa Phước Hội . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?