Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 có đáp án môn Hóa học 8

BỘ 6  ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG V HIĐRO – NƯỚC HÓA LỚP 8 CÓ ĐÁP ÁN

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Xét các phát biểu:

1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.

2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần.

3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị.

4. Hiđro tan rất ít trong nước.

   Số phát biểu đúng là:

   A. 1.             B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 2 + 3: Cho 48 gam CuO tác dụng với khí H2 đun nóng.

Câu 2: Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng để đốt cháy lượng Cu trên là:

   A. 11,2 lít.    B. 13,44 lít.     C. 13,88 lít.     D. 14,22 lít.

Câu 3: Khối lượng đồng thu được là:

   A. 38,4 gam.            B. 32,4 gam.    C. 40,5 gam.   D. 36,2 gam.

Câu 4: Cho khí H2 tác dụng vừa đủ với sắt (III) oxit, thu được 11,2 gam sắt. Khối lượng sắt oxit đã tham gia phản ứng là:

   A. 12 gam.   B. 13 gam.       C. 15 gam.      D. 16 gam.

Câu 5: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

   A. Fe3O4  +  8HCl  →  FeCl2  +  2FeCl3  +  4H2O.

   B. CO2  +  NaOH  +  H2O  →  NaHCO3.

   C. CO2  +  Ca(OH)2  →  CaCO3  +  H2O.

   D. H2  +  CuO  →  H2O  +  Cu.

Câu 6: Khí H2 dùng để nạp vào khí cầu vì:

   A. Khí H2 là đơn chất.                                 B. Khí H2 là khí nhẹ nhất.

   C. Khí H2 khi cháy có tỏa nhiệt.                  D. Khí H2 có tính khử.

Câu 7: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, hiện tượng quan sát được là:

   A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.

   B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.

   C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước tạo thành.

   D. Có tạo thành chất rắn màu đen, có hơi nước tạo thành.

Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế?

   A. Zn  +  CuSO4  →  ZnSO4  +  Cu.           B. 3Fe +  2O2 → Fe3O4.

   C. Cu  +  FeCl2  →  CuCl2  +  Fe.               D. 2H2 +  O2 →   2H2O.

Câu 9: Cho các chất sau: Cu, H2SO4, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí hiđro H2 là:

   A. Cu, H2SO4, CaO.                        B. Mg, NaOH, Fe.

   C. H2SO4, S, O2.                              D. H2SO4, Mg, Fe.

Câu 10: Ở cùng một điều kiện, hỗn hợp khí nào sau đây nhẹ nhất?

   A. H2 và CO2.                                  B. CO và H2.

   C. CH4 và N2.                                  D. C3H8 và N2.

Câu 11: 1000 ml nước ở 15OC hòa tan được bao nhiêu lít khí H2?

   A. 20.                       B. 0,02.                       C. 0,2.             D. 0,002.

Câu 12: Khí hiđro thu được bằng cách đẩy nước vì:

   A. Khí hiđro nhẹ hơn nước. B. Khí hiđro ít tan trong nước.

   C. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.    D. Hiđro là chất khử.

Câu 13: Tính số gam nước tạo ra khi đốt 4,2 lít hiđro với 1,4 lít oxi (đktc).

   A. 2,25 gam.            B. 1,25 gam.    C. 12,5 gam.   D. 0,225 gam.

Câu 14: Phản ứng nào sau đây không được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?        

   A. Zn  +  2HCl  →  ZnCl2  +  H2.

   B. Fe  +  H­2SO4  →  FeSO4  +  H2.

   C. 2Al  +  3H2SO4  →  Al2(SO4)3  +  3H2.

   D. 2H2O  →  2H2  +  O2.

Câu 15: Có 3 lọ bị mất nhãn đựng các khí O2, CO2, H2. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 lọ trên dễ dàng nhất?

   A. Hơi thở.                                       B. Que đóm.

   C. Que đóm đang cháy.                   D. Nước vôi trong.

Câu 16: Nung nóng x (gam) hỗn hợp chứa Fe2O3 và CuO trong bình kín với khí hiđro để khử hoàn toàn lượng oxit trên, thu được 13,4 gam hỗn hợp Fe và Cu, trong đó số mol của sắt là 0,125 mol. Giá trị x và thể tích khí H­2 tham gia là:       

    A. 18 ; 6,44.    B. 18 ; 4,2.      C. 18 ; 2,24.    D. Kết quả khác.

Câu 17: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

   A. CuO  +  H2  →  Cu  +  H2O.

   B. Mg  +  2HCl  →  MgCl2  +  H­2.

   C. Ca(OH)2  +  CO2  →  CaCO3  +  H2O.

   D. Zn  +  CuSO4  →  ZnSO4  +  Cu.

Câu 18: Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí là vì:

   A. Khí hiđro dễ trộn lẫn với không khí.     

B. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.       

C. Khí hiđro ít tan trong nước.

D. Khí hiđro nặng hơn không khí.

Câu 19: Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất gọi là:

   A. Phản ứng oxi hóa – khử. B. Phản ứng hóa hợp.

   C. Phản ứng thế.                  D. Phản ứng phân hủy.

Câu 20: Khối lượng hiđro trong trường hợp nào sau đây là nhỏ nhất?

   A. 6.1023 phân tử H2.                       B. 0,6 gam CH4.

   C. 3.1023 phân tử H2O.                    D. 1,50 gam amoni clorua.

Câu 21: Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R không thể là:

   A. 3s2.                      B. 3p1.             C. 3s1.             D. 3p2.

Câu 22: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng các hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Kết luận nào sau đây không đúng với Y?

   A. Trạng thái cơ bản của Y có 3 electron độc thân.

   B. Nguyên tử nguyên tố Y có số khối là 35.

   C. Y là nguyên tố phi kim. 

   D. Điện tích hạt nhân của Y là 17+.

Câu 23: Trong một nguyên tử Urani (Z = 92), ở trạng thái cơ bản, urani có bao nhiêu electron độc thân? Biết Rn là khí hiếm gần nhất với urani, có cấu hình electron là [Xe] 4f14 5d10 6s2 6p6.

   A. 4.             B. 5.                C. 6.                D. 3.

Câu 24: Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Yn-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử tạo nên. Tổng số proton trong X+ bằng 11, còn tổng số electron trong Yn- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Yn- ở cùng nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hợp chất M là:

   A. (NH4)2SO4.          B. NH4HCO3.           C. (NH4)3PO4.            D. NH4HSO3.

Câu 25: Cho X, Y, G có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: ns2 np1 ; ns2 np3 và ns2 np5. Chọn nhận định đúng về X, Y, G.

   A. Bán kính nguyên tử: X < Y < G.                     B. Tính kim loại: X > Y > G.

   C. Độ âm điện: X > Y > G.                                  D. Năng lượng ion hóa: X > Y > G.

Câu 26: Biết khối lượng của một 1 nguyên tố sắt là 93,6736.10-24 gam ; khối lượng riêng của sắt là 7,9 g/cm3. Các nguyên tử sắt trong tinh thể chỉ chiếm 74% về thể tích. Bán kính nguyên tử (theo lí thuyết) của sắt (Fe) là:

   A. 1,279.10-8 cm.                 B. 3,256.10-8 cm.

   C. 2,165.10-8 cm.                 D. 21,65.10-8 cm.

Câu 27: Hợp chất A được tạo thành từ các ion có cấu hình electron của khí hiếm Ne. Tổng số hạt p, n, e trong A là 92. Biết A có thể tác dụng với 1 nguyên tố có trong A để thu được hợp chất. Công thức phân tử của A là:

   A. Na2O.                  B. K2S2.           C. CaCl2.         D. MgF2.

Câu 28: Hai nguyên tố A và B thuộc 2 nhóm A liên tiếp (Z ≤ 20), có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 31. Chọn nhận định chưa đúng về A, B.

   A. A và B đều là kim loại.   B. Độ âm điện của A lớn hơn B.

   C. A và B đều là phi kim.    D. Số hiệu nguyên tử của B là 11.

Câu 29: Cấu hình electron của Poloni (Z = 84) là:

   A. [Kr] 4d10 5s2 5p3.             B. [Kr] 4d10 5s2 5p4.

   C. [Xe] 4f14 5d10 6s2 6p3.     D. [Xe] 4f14 5d10 6s2 6p4.

Câu 30: Chất nào sau đây chỉ có số oxi hóa trong mọi hợp chất là –1?

   A. Kr.                       B. I.                 C. F.                D. Xe.

Câu 31: Tổng số electron trong ion SO42- và NH4+ lần lượt là:

   A. 50, 11.                B. 50, 10.         C. 48, 10.         D. 48, 11.

Câu 32: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 4s2. X là:

   A. Nguyên tố d.                                B. Nguyên tố s.

   C. Nguyên tố d hoặc s.                    D. Nguyên tố p.

Câu 33: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +2,7234.10-18 C. Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Kí hiệu nguyên tử của X là:

   A. Cl.         B. Cl.           C. K.                       D. K.

Câu 34: Ở phân lớp 3d, số electron tối đa là:

   A. 6.             B. 18.              C. 10.              D. 14.

Câu 35: Các ion và nguyên tử: Ne, Na+ và F- có điểm chung là:

   A. Số khối.   B. Số proton.   C. Số nơtron.  D. Số electron.

Câu 36: Phân lớp s, p, d, f  đầy điện tử khi có số electron là:

   A. 2, 6, 10, 16.         B. 2, 6, 10, 14.            C. 4, 6, 10, 14.            D. 2, 8, 10, 14.

Câu 37: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là:        

A. 4/7.                         B. 3/7.                         C. 3/14.                       D. 1/7.

Câu 38: Cu kim loại không phản ứng được với (dung dịch, hỗn hợp):

   A. HNO3.     B. HCl và NaNO3.      C. H2SO4.       D. FeCl3.

Câu 39: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì 1 phân tử FexOy sẽ:

   A. Nhường (3x – 2y) electron.         B. Nhận (3x – 2y) electron.

   C. Nhường (2y – 3x) electron.         D. Nhận (2y – 3x) electron.

Câu 40: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:     

A. 12,37%.      B. 87,63%.      C. 14,12%.      D. 85,88%.

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Các chất trong dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính axit tăng dần?        

   A. Al(OH)3 ; H2SiO3 ; H3PO4 ; H2SO4.

   B. Al(OH)­3 ; H3PO4 ; H2SiO3 ; H2SO4.

   C. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H2SO4 ; H3PO4.

   D. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H3PO4 ; H2SO4.

Câu 2: Số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất: NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là:

   A. –3, +5, +2, +4, 0, 1.                    B. –3, +5, +2, +4, 0, +1.

   C. –3, –5, +2, –4, –3, 1.                   D. –4, +6, +2, +4, 0, +1.

Câu 3: Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kì 2. Hợp chất của R với H có công thức là H2S. R phản ứng vừa đủ với 12,8 gam phi kim X thu được 25,6 gam XR2. Nguyên tố R và X là:

A. N và S.       B. O và P.       C. O và S.       D. F và O.

Câu 4: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thứ tự chu kì bằng:

   A. Số electron lớp ngoài cùng.        B. Số lớp electron.     

   C. Số hiệu nguyên tử.                      D. Số electron hóa trị.

Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là (n – 1)d5 ns1 (với n  ≥  4). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

   A. Chu kì n, nhóm IB.                     B. Chu kì n, nhóm VIA.

   C. Chu kì n, nhóm IA.                     D. Chu kì n, nhóm VIB.

Câu 6: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:

   A. Các nguyên tố d và f.                 B. Các nguyên tố p.

   C. Các nguyên tố s và p.      D. Các nguyên tố s.

Câu 7: Để hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al cần dùng 0,8 mol HCl. Khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là:

   A. 1,2 gam.  B. 2,4 gam.      C. 4,8 gam.     D. 7,2 gam.

Câu 8: Các nguyên tố: N, Si, O, P có tính phi kim được xếp theo chiều tăng dần là:          

   A. Si < N < P < O.         B. P < N < Si < O.

   C. O < N < P < Si.               D. Si < P < N < O.

Câu 9: Các nguyên tố Cl, C, Mg, Al, S được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hóa trị cao nhất với oxi là:

   A. Mg, Al, C, S, Cl.             B. Cl, Mg, Al, C, S.

   C. S, Cl, C, Mg, Al.             D. Cl, C, Mg, Al, S.

Câu 10: Cho 4,8 gam kim loại X (thuộc nhóm IIA) tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 19 gam muối. X là: 

   A. Ca.              B. Ba.              C. Mg.             D. Zn.

Câu 11: Hóa trị của R trong oxit cao nhất của nó là V. Trong hợp chất với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là:

   A. Photpho.  B. Asen.          C. Stronti.       D. Nitơ.

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nguyên tử lớn nhất?   

A. N.               B. Bi.               C. As.              D. P.

Câu 13: Anion nào sau đây có 32 hạt electron trong nguyên tử?

   A. CO32-.      B. NO31-.         C. PO43-.          D. COO1-.

Câu 14: Cho dung dịch chứa 6,09 gam hỗn hợp gồm 2 muối NaX và NaY (Z, Y là 2 nguyên tố có trong tự nhiên, ở 2 chu kì liên tiếp, thuộc nhóm VIIA, ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dùng dư) thu được 10,34 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là:

   A. 58,2%.     B. 41,8%.        C. 50,7%.        D. 47,2%.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np4. Trong hợp chất khí của X với hiđro, X chiếm 94,12% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là:

   A. 27,27%.   B. 40,00%.      C. 50,00%.      D. 60,00%.

Câu 16: Tính chất hóa học của các nguyên tố được xác định trước tiên bằng:

   A. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

   B. Cấu hình của lớp electron hóa trị.

   C. Khối lượng nguyên tử.  

   D. Điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 17: Nguyên tố M có 4 electron hóa trị, M thuộc chu kì 4. M là:

   A. Sc.                       B. Y.               C. Ti.               D. Zr.

Câu 18: Nguyên tố X có tính chất: nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là M, hợp chất khí với hiđro dạng XH4, oxit cao nhất có dạng XO2. Số hiệu nguyên tử của X là:

   A. 14.                       B. 15.              C. 16.              D. 6.

Câu 19: Cation Mn+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2 2p6. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng nào sau đây không thỏa mãn với M?

   A. 3s1.                      B. 3s2.              C. 3p1.             D. 3p2.

Câu 20: Cho các tính chất và đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hóa học:

a. Hóa trị cao nhất đối với oxi.                      

b. Khối lượng nguyên tử.

c. Số electron lớp ngoài cùng.

d. Số lớp electron.      

e. Tính phi kim.

g. Bán kính nguyên tử.                      

h. Số proton trong nhân.          

i. Tính kim loại.

   Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử là:

   A. a, b, c, d.            B. a, c, e, i.       C. g, h, i, e.           D. e, h, g, i.

Câu 21: Xét các phát biểu:

1. Mỗi ô của bảng tuần hoàn chỉ chứa 1 nguyên tử.

2. Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần.

3. Các đồng vị của cùng một nguyên tố nằm trong cùng 1 ô của bảng HTTH.

4. Các nguyên tố trong cùng một chu kì có tính chất tương tự nhau.

   Số phát biểu đúng là:

   A. 3.                   B. 2.                       C. 1.                D. 0.

Câu 22: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Tỉ lệ giữa thành phần % nguyên tố R trong oxit cao nhất và % nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro là 0,5955. Số hiệu nguyên tử R trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

   A. 16.                       B. 80.              C. 35.              D. 12.

Câu 23: Công thức A tạo bởi 2 ion M2+ và X-. Biết M, X thuộc 4 chu kì đầu của bảng tuần hoàn. M thuộc nhóm A và số electron của nguyên tử M bằng 2 lần số electron của anion. Thành phần % theo khối lượng của M trong hợp chất A là:

   A. 51,3%.                B. 68,9%.        C. 38,7%.        D. 36,0%.

Câu 24: Anion X2- có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

   A. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.       B. ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.

   C. ô 20, chu kì 3, nhóm IIA.           D. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 25: Tổng số proton trong 2 ion XA32- và XA42- lần lượt là 40 và 48. Phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của A.

   B. X và A là 2 nguyên tố thuộc cùng phân nhóm chính.

   C. X ở chu kì 2, A ở chu kì 3.

   D. Năng lượng ion hóa thứ nhất của X lớn hơn của A.

Câu 26: Định nghĩa nào sau đây định nghĩa đúng chất khử?

   A. Chất chiếm oxi.               B. Chất tách oxi ra khỏi hỗn hợp.

   C. Chất tác dụng với oxi.     D. Chất chiếm oxi của chất khác.

Câu 27: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng thế?

   A. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.         B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.

   C. 2Mg + O2 → 2MgO.                   D. Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4.

Câu 28: Trong phản ứng hóa học: Na + O2  Na2O thì chất khử, chất oxi hóa lần lượt là:

   A. O2, Na.                B. Na, O2.       C. Na, Na2O.        D. O2, Na­2O.

Câu 29: Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro, khối lượng đồng kim loại thu được là (giả sử lượng CuO trên hoàn toàn bị khử):

   A. 38,4 gam.            B. 19,2 gam.    C. 25,6 gam.         D. 32 gam.

Câu 30: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

   A. Fe2O3  +  CO  → CO2  +  Fe.

   B. Fe3O4  +  H­2 →  H2O  +  Fe.

   C. CO2  +  Mg  →   MgO  +  C.

   D. Fe3O4  +  HCl  →  FeCl2  +  FeCl3  +  H2O.

Câu 31: Chọn phát biểu chưa đúng.

   A. Hiđro là chất nhẹ nhất trong các chất.

   B. Ở nhiệt độ thích hợp, hiđro có thể kết hợp với oxi đơn chất và oxi trong một số oxit kim loại.

   C. Hiđro được dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám.

   D. Hiđro là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit, …

Câu 32: Xét các phát biểu sau:

1. Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ khi cháy.

2. Trong phản ứng: C  +  O2  →  CO2  thì chất oxi hóa là O2.

3. Người ta điều chế H2 trong phòng thí nghiệm bằng cách điện phân H2O.

4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất.

5. Hiđro có thể kết hợp với oxi trong các oxit.

6. Photpho tác dụng với clo dư ở điều kiện nhiệt độ sẽ tạo được muối PCl3.

7. Loại phân bón có lợi nhất hiện nay là urê, thành phần chính là (NH2)2CO3.

8. Người ta thường bảo quản photpho trong các dung môi hữu cơ.

9. Phân đạn gồm 2 loại đó là đạm amoni và đạm nitric.

10. Độ dinh dưỡng của lân trong Ca(H2PO4)2 là 60,68%.

   Số phát biểu đúng là:

   A. 3.             B. 6.                C. 7.                D. 4.

Câu 33: Cation Cr3+ có màu:

   A. Vàng nâu.            B. Xanh lam.   C. Xanh lục.    D. Đỏ nâu.

Câu 34: Hòa tan hết m (gam) ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Khi cho 0,22 mol KOH vào X thì được a (gam) kết tủa. Khi cho 0,28 mol KOH vào X thì cũng thu được a (gam) kết tủa. Xác định giá trị m.

   A. 40,25 gam.          B. 4,025 gam.  C. 36,225 gam.           D. 20,125 gam.

Câu 35: Cho 8,32 gam Cu hòa tan vừa đủ dung dịch HNO3 làm thoát ra 4,928 lít hỗn hợp khí NO, NO2 (ở đktc). Khối lượng muối thu được là:

   A. 22,56 gam.          B. 24,44 gam.  C. 20,68 gam. D. 26,32 gam.

Câu 36: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với axit nitric?

   A. Cu.                      B. Zn.              C. Al.              D. Pt.

Câu 37: Chọn phát biểu đúng.

   A. Fe hoặc Cr khi phản ứng với HNO3 (thiếu) chỉ tạo được muối Fe (II) và Cr (III).

   B. Nếu Fe, Cr phản ứng với HNO3 đậm đặc thì khí thoát ra sau phản ứng là N2O.

   C. Khi Al phản ứng với HNO3 thì chỉ tạo được 1 muối duy nhất và các sản phẩm khử khác.

   D. Khi Zn phản ứng với HNO3 thì luôn luôn tạo được đồng thời 2 muối.

Câu 38: Phản ứng giữa HCl và Zn là:

   A. Phản ứng oxi hóa – khử. B. Phản ứng hóa học.

   C. Phản ứng thế.                  D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Số oxi hóa của silic trong mọi hợp chất là:

   A. +4.                       B. +2.              C. +1.              D. –2.

Câu 40: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố platin (Z = 78) có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

   A. 26.                       B. 25.              C. 24.              D. 8.

...

Trên đây là nội dung Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 có đáp án môn Hóa học 8. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?