BỘ 6 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 8 NĂM 2020
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 (2 điểm): Phân loại và gọi tên các chất sau đây: ZnO, LiOH, NaCl, H2SO4
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học (nếu có):
a. Cho giấy quỳ tím vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau: dd NaOH, dd HNO3
b. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric HCl vào ống nghiệm chứa kim loại kẽm Zn.
Câu 3 (2 điểm): Điền các chất còn thiếu vào chỗ trống và cân bằng PTHH
a. KClO3 → KCl + ……..
b. S + O2 → ………
c. H2O ( điện phân) → …….. + O2
d. Al + O2 → ……..
Câu 4 (1 điểm): Từ KMnO4, Fe, dung dịch H2SO4. Hãy viết PTHH điều chế:
a. Khí oxi.
b. Khí hidro.
Câu 5 (3 điểm): Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch axit clohidric HCl 1M
a. Viết PTHH xảy ra
b. Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc)?
c. Tính khối lượng muối MgCl2 thu được sau phản ứng?
d. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng cho phản ứng?
Câu 6 (1 điểm): Tại các cửa hàng mua bán cá cảnh, người ta phải sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh. Em hãy giải thích tại sao như thế?
Cho Mg = 24, H = 1, Cl = 35,5
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: (1đ) Phân loại các hợp chất sau đây: HCl, AgNO3, CO2, Cu(OH)2
Câu 2: (1,5đ) Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi:
a. Cho quỳ tím vào 2 ống nghiệm lần lượt chứa NaOH và H2SO4.
b. Cho miếng nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
Câu 3: (1,5đ) Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
- Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, khi ta đốt than, xăng, dầu sẽ thải ra các khí CO2, SO2, NO,… Các khí này sẽ kết hợp với khí oxi và nước trong khí quyển tạo ra các chất H2CO3, H2SO3, HNO3,… gây ra mưa axit
- Mưa axit ảnh hưởng tới các thủy vực (ao, hồ): các dòng chảy do mưa axit đổ vào ao, hồ sẽ làm cho độ pH của nước trong ao, hồ giảm đi nhanh chóng, dẫn đến các sinh vật trong ao, hồ suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Ngoài ra, mưa axit còn phá hủy các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, nhôm, kẽm,… làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử.
a) Em hãy viết phương trình phản ứng của CO2, SO2 tác dụng với nước và gọi tên sản phẩm tạo thành
b) Hãy nêu 2 biện pháp góp phần hạn chế mưa axit.
Câu 4: (1,0 đ) Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorua (NaCl) 0,9% được dùng để rửa mắt, mũi,… Hãy tính khối lượng natri clorua có trong 400 gam dung dịch này..
Câu 5: (2,0 đ) Hoàn thành các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện (nếu có)
Na + H2O → ………………… + ………………….
Mg + H2SO4 → ………………… + ………………….
CuO + H2 → ………………… + ………………….
Fe + O2 → …………………
Câu 6: (3đ) Cho 4,8 gam magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric thu được V lít khí ở đktc.
a. Viết phương trình phản ứng và gọi tên muối tạo thành?
b. Tính giá trị của V và khối lượng muối thu được.
c. Dẫn khí thu được ở trên qua CuO đun nóng. Tính khối lượng kim loại thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: (1,5 điểm) Cho các chất sau: BaSO4, P2O5, H2S, Cu(OH)2, Al(OH)3, MgCl2
Hãy phân loại và gọi tên các chất theo Oxit, Axit, Bazơ, Muối
Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành các phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
a. Ca + O2 → …….
b. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + …….
c. H2 + O2 → ……
d. ……. + CuO → Cu + H2O
e. SO3 + H2O → ……..
f. Al + H2SO4 → ….. + H2
Câu 3: (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn sau: Ca(OH)2 ; NaCl; H2SO4
Câu 4: (1 điểm) Bóng bay là trò chơi yêu thích không chỉ của trẻ em mà còn được dùng trang trí tiệc hay các sự kiện quan trọng. Nhưng trong một số trường hợp, bóng bay khí Hidro đã phát nổ gây nguy hiểm cho con người, hãy giải thích hiện tượng nguy hiểm trên và nêu tên loại khí an toàn có thể thay thế khí Hidro để bơm vào bóng bay.
Câu 5: (1 điểm) Hãy giải thích con số 0,9 % ghi trên vỏ chai nước muối sinh lí, còn gọi dung dịch Natri clorua 0,9 %.
Câu 6: (3 điểm) Cho 52g Kẽm tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric HCl
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng trên
b. Tính thể tích khí sinh ra sau phản ứng (ở đktc)
c. Tính khối lượng axit clohidric HCl đã phản ứng.
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1 ( 1,0 điểm)
Phân loại oxit, axit, bazơ, muối của các chất có công thức sau: H2SO4, CaO, FeCl3, NaOH.
Câu 2 ( 2,5 điểm)
Hoàn thành các phản ứng(ghi điều kiện, nếu có):
a. P + O2 →
b. Fe2O3 + H2 →
c. KMnO4 →
d. Al + H2SO4 →
e. P2O5 + H2O →
Câu 3 ( 2,5 điểm)
3.1. Hiện nay, nhiều nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng . Em hãy cho biết nguyên nhân vì sao? Nêu hai biện pháp bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm.
3.2. Mô tả hiện tượng, viết phương trình:
a. Hòa tan bột canxi oxit vào cốc chứa sẵn nước.
b. Cho mảnh giấy quỳ tím vào cốc, nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ.
c. Cho vài viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch axit Clohidric HCl
Câu 4 ( 1,0 điểm) Tính số mol Natrihidroxit có trong 80 gam dung dịch NaOH 5%
Câu 5( 3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 29,25 gam kẽm vào dung dịch axit ClohidricHCl
a. Tính thể tích khí Hidro sinh ra (đktc)
b. Tính khối lượng chất tan axit clohiric cần dùng.
c. Dẫn toàn bộ lượng khí Hidro trên đi qua bột sắt (III) oxit Fe2O3, đun nóng.Tính khối lượng kim loại thu được và khối lượng sắt (III) oxit đã dùng.
Biết Zn= 65 ; O = 16 ; Fe= 56 ;H = 1 ; Cl= 35,5
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: (1 điểm) Cho các chất sau: Na2CO3, H2SO4, Mg(OH)2, FeO
Hãy phân loại các chất theo Oxit, Axit, Bazơ, Muối
Câu 2: Hoàn thành các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) (3 điểm)
a. Fe + O2 → ?
b. ? + ? → H3PO4
c. CuO + H2 → ? + ?
d. CaO + H2O → ?
e. Mg + HCl → ? + ?
f. KMnO4 → ? + ? + ?
Câu 3: (1,5 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình:
a. Khi đốt lưu huỳnh trong lọ đựng khí oxi
b. Khi cho Natri vào cốc đụng nước.
Câu 4: (1 điểm) Tại sao trước khi sử dụng Hidro để làm thí nghiệm ta cần phải thử độ tinh khiết của Hidro?
Câu 5: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 52 gam muối bari clorua BaCl2 vào 208 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Câu 6: (2,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm vào 200ml dung dịch axit clohiđric. Thì thu được muối kẽm clorua và khí hiđrô thoát ra (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính khối lượng muối kẽm clorua.
c. Tính thể tích khí hiđrô sinh ra
d. Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được. Biêt thể tích ban đầu thay đổi không đáng kể.
Biết Zn = 65, H = 1, Cl = 35,5 ,
ĐỀ SỐ 6:
Câu 1: (2 điểm) Hãy phân loại và gọi tên các chất sau: Al2O3, H3PO4, AgNO3, Ca(OH)2
Câu 2: (3 điểm) Hoàn thành các phản ứng bằng công thức hóa học của các chất, ghi rõ điều kiện (nếu có)
a. Al + HCl → AlCl3 + ?
b. Fe + ? → Fe3O4
c. KClO3 → KCl + ?
d. CaO + H2O → ?
e. ? + H2O → H3PO4
f. H2 + CuO → ? + H2O
Câu 3: (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 chất lỏng không màu sau: H2SO4, Ca(OH)2, CaCl2
Câu 4: (1 điểm) Em hãy nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí ở điạ phương em.
Câu 5: (3 điểm)
5.1. Hãy tính số gam chất tan NaCl cần hòa tan vào nước để pha chế 2,5 lit dung dịch NaCl 0,9M.
5.2. Cho 22,4 gam sắt tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric HCl.
a. Viết PTHH
b. Tính thể tích khí hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng.
Cho biết: Na=23; Cl=35,5; Fe=56; H=1
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 6 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 8 Trường THCS Phan Văn Trị. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Nội dung ôn tập giữa HK2 môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Chu Văn An
- Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Trường THCS Ngô Chí Quốc
- Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 8 năm 2019-2020 Trường THCS Minh Tiến
Chúc các em học tập tốt !