Bộ 16 đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8

BỘ 16 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 8

ĐỀ 1

Phần I:Trắc nghiệm:(2 điểm)

Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Trong bài thơ”Quê hương”tác giả so sánh”cánh buồm”với hình ảnh nào?

A. Con tuấn mã.                      C. Dân làng.            B. Mảnh hồn làng.                  D.Quê hương.

Câu 2: Phong trào”thơ mới”được ra đời trong thêi gian nào?

A. Từ 1900 đến 1915.        B. Từ 1932 đến 1945;        C. Từ 1920 đến 1930.    D. Từ 1945 đến 1954.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu thơ sau?

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”

(“Quê hương”- Tế Hanh)

A. Nhân hóa                        C. Ẩn dụ                          B. So sánh                                         D. Hoán dụ

Câu 4: Câu sau:”Trẫm rất đau xót về việc đó không thể không dời đổi.”thuộc kiểu câu gì?

A. Câu phủ định.              C. Câu nghi vấn.                B. Câu cảm thán                         D. Câu trần thuật.

Câu 5: Câu nào sau đây thực hiện hành động cầu khiến?

A. Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.                                                B. Cây bút đẹp quá!

C. Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!                                                       D. Khúc đê này hỏng mất.

Câu 6. Trong những câu sau câu nào không phải là câu khẳng đÞnh?

 A. Tôi giật sững người.                                                  

 B. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.

 C. Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: Anh trai tôi.

 D. Vậy mà dưới mắt tôi thì....

Câu 7: Dựa vào hiểu biết của em về luận điểm, hãy lựa chọn câu trả lời đúng:

A. Luận điểm là vấn đề đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.

B. Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong văn bản nghị luận.

C. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết, người nói đưa ra trong bài

văn nghị luận.

D. Luận điểm là kể về một vấn đề trong bài văn nghị luận.

Câu 8: Yếu tố nào thể hiện quan điểm tư tưởng của bài văn nghị luận?

A. Luận điểm                                B. Luận cứ                                              C. Lập luận

Phần II: Tự luận (8điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

(Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn)

Câu 2: (5 điểm) Chứng minh 2 bài thơ”Quê hương”của Tế Hanh và”Khi con tu hú”của Tố Hữu đã biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của hai nhà thơ với thiên nhiên đất nước

ĐỀ 2

Câu 1 (3,0 điểm)

Cho đoạn văn:

Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

(Ngữ văn 8, tập 2, trang 57)

a) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

b) Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào của đất nước? Mục đích của tác giả khi viết tác phẩm đó?

c) Trình bày nội dung chính của đoạn văn và nêu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Hành động nói là gì? Có mấy cách thực hiện hành động nói?

b) Câu văn sau đây thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Thực hiện hành động nói gì?

- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau…

(Khánh Hoài)

Câu 3 (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: bài thơ”Quê hương”đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh.

Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ 3

Câu 1: (1đ)

Chép lại chính xác bản dịch thơ bài thơ”Đi đường”của Hồ Chí Minh.

Câu 2: (2đ)

Những nét chung được thể hiện trong các văn bản: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn;

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Nước đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)

Câu 3: (1đ)

Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

(Quê hương- Tế Hanh)

Câu 4:(6đ)

Trình bày các luận điểm trong bài”Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, từ đó nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.

ĐỀ 4

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Người ta thường viết hịch khi nào?

A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm.           B. Khi đất nước thanh bình.

C. Khi đất nước phồn vinh.                          D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.

Câu 2. Ý nào nói đúng nhất các chức năng của thể hịch?

A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua. B. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.

C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị.

D. Dùng để, cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

Câu 3. Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?

A. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).

B. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)

C. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)

D. Sau khi chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.

Câu 4. Tác giả đẫ sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu?

A. So sánh.

 B. Liệt kê.

C. Cường điệu.

D. Nhân hoá.

Câu 5. Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?

A. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng. B. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ.

C. Để các tì tướng phải xem xét lại mình.

D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách.

Câu 6. Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?

A. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt

lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

B. Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc...

C. Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên.

D. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mạng vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được.

Câu 7. Trần Quốc Tuấn yêu cầu các tướng lĩnh phải thực hiện điều gì?

A. Hành động đề cao bài học cảnh giác. B. Chăm chỉ huấn luyện cho quân sĩ, tập dượt cung tên.

C. Tích cực tìm hiểu cuốn sách:”Binh thư yếu lược”.

D. Gồm cả A, B và C.

Câu 8. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã kết hợp linh hoạt nhiều giọng điệu khác nhau. Đúng hay

sai?

A. Đúng

B. Sai

Phần II: Tự luận (8 điểm).

Câu 1: So sánh ba thể loại Hịch, Chiếu, Cáo.

Câu 2: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của Việt Na

ĐỀ 5

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Kể tên các kiểu câu phân theo mục đích nói?

b) Xác định các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong những câu dưới đây:

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: (1)

– Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (2)

Câu 2 (3,0 điểm).

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời trong càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

(SGK Ngữ Văn 8, tập 2, trang 19)

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên?

Câu 3 (5,0 điểm)

Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước.

ĐỀ 6

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Huống gì thành Đại La, kinh dô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất phong phú tốt tươi. Xem khắp Đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất trên đời”.

(Ngữ văn 8- Tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Văn bản có đoạn văn trên được viết bằng thể loại gì?

c. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

d. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2 (2 điểm): Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

- Này, u ăn đi! (2) Để mãi! (3) U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.(5)” (Ngô Tất Tố)

Câu 3 (5 điểm)

Bài thơ ”Quê hương” của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng

của nhà thơ khi xa quê. Qua bài thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

ĐỀ 7

Câu 1: (1.0 điểm)

Đặt câu nghi vấn với chức năng sau:

a. Chức năng cầu khiến.

b. Chức năng bộ lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 2: (3.0 điểm)

a. Chép theo trí nhớ khổ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

b. Nêu cảm nhận của em về nội dung khổ thơ bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

Câu 3: (6.0 điểm)

Giới thiệu về món ăn trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam.

                  ----- Nội dung đầy đủ chi tiết, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-----

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm Bộ 16 đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?