Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8

                                             ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 8

I. PHẦN VĂN BẢN

Tác phẩm, tác giả,

thể loại

      Nội dung

      Nghệ thuật

 Ý nghĩa VB

Nhớ rừng

Thế Lữ (1907-1989)

Thể thơ tám chữ hiện đại

Nhà thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

-Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu biểu cảm.

-Xây dựng hình tượng cod nhiều tầng ý nghĩa.

-Giọng thơ lúc dữ dội, lúc bi tráng.

Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ.

 

Ông đồ

Vũ Đình Liên

(1913- 1996)

Thể thơ năm chữ

Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một kiếp người đang tàn tạ và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ

-Thể thơ ngũ ngôn hiện đại.

-Xây dựng hình ảnh đối lập.

-Kết hợp giữa biểu cảm với kể và tả.

Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc thương cho nhưng giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

Quê hương

Tế Hanh(1921-2009)

Thể thơ tám chữ

Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng Chài cùng tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

-Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng.

-Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.

-Sử dụng thể thơ tám chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.

Bài thơ là một bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển

 

 

 

 

          ---- Nội dung đầy đủ chi tiết, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-----

 

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

1.CÁC KIỂU CÂU

Các kiểu câu

                  Đặc điểm hình thức

               Chức năng

Câu nghi vấn

-Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả… hoặc có từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn.

-Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

-Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng.

-Dùng để hỏi.

-Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

 

VD: Bạn đã học đề cương môn Ngữ văn chưa? (hỏi)

Câu cầu khiến

-Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hay ngữ điệu cầu khiến.

-Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không  được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Câu càu khiến dùng để: yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị…

VD: Bạn đừng đổ rác ở đây. (yêu cầu)

 

 

Câu cảm thán

-Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, xiết bao, biết bao,..

-Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than

Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chue yếu trong ngôn ngữ văn chương.

VD:Ôi, mình thuộc đề cương môn văn rồi!

Câu trần thuật

-Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

-Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định miêu tả,… Ngoài ra câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc, hứa hẹn, nhận xét,…(vốn là chức năng chính của kiểu câu khác)

VD: Ngày mai, khối 8 đi lao động. ( thông báo)

Câu phủ định

Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chẳng, chưa, chả, không phải, chẳng phải, đâu(có)…

-Dùng để thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. ( câu phủ định phủ định miêu tả).

-Phản bác một ý kiến, một nhận định. (câu phủ định bác bỏ)

VD: Tôi không quay bài khi làm kiểm tra.

 

2. HÀNH ĐỘNG NÓI

a. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

VD: Bạn hãy chăm học môn văn hơn nữa!

b. Các kiểu hành động nói thường gặp

-HĐ hỏi.

-HĐ trình bày (báo tin, kể , tả, nêu ý kiến, dự đoán…)

-HĐ điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức…)

-HĐ hứa hẹn.

HĐ bộc lộ cảm xúc.

                ---- Nội dung đầy đủ chi tiết, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-----

III. TẬP LÀM VĂN

Nghị luận chứng minh kết hợp với yếu tố biểu cảm, miêu tả và tựu sự

Đề 1: Hãy chứng minh rằng: Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

Dàn bài định hướng

A. Mở bài

-Nêu truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam đã có từ xưa.

-Từ đó dẫn đến “văn học dân tộc…hoạn nạn”

B. Thân bài

Truyền thống thương yêu con người “thương người như thể thương thân” được thể hiện trong văn học.

-Trong ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng… giàn”.

-Trong tục ngữ: “Một con ngựa đau…cỏ”

-Thơ ca hiện đại: Ông đồ

Phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

-Trong truyện cổ tích: Thạch sanh, Tấm cám.

-Truyện hiện đại: Sống chết mặc bay, Thuế máu…

HS biết kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn để làm sáng tỏ cho luận điểm.

C. Kết bài

-Khẳng định lại vấn đề vừa chứng minh

-Bày tỏ thái độ của bản thân.

                -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề cương hướng dẫn ôn thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                                                           ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?