SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: Ngữ Văn
( Đề 01 trang )
Câu I. (1,5 điểm)
Chép chính xác phân phiên âm và dịch thơ bài Ngắm trăng (Vọng Nguyệt) của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8, Tập hai). Nêu nội dung bài thơ.
Câu 2. (1,5 điểm)
a. Hành động nói là gì? Kê tên một số kiêu hành động nói thường gặp?
b. Chỉ ra hành động nói trong hai câu văn sau:
“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thể nào?”
(Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn)
Câu 3. (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm võ ĐỐI; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội có, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
( Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn )
Viết đoạn văn (7- 9 câu) theo cách quy nạp trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn.
Câu 4. (5,0 điểm)
Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đây.
Em hãy làm sáng tö nhận định trên băng một bài văn nghị luận.
.........HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu I. (1,5 điểm)
- Chép chính xác phần phiền âm bài Ngắm trăng (Vọng Nguyệt)
- Chép chính xác phần dịch thơ bài Ngắm trăng (Vọng Nguyệt)
- Nội dung bài thơ: Bài thơ thê hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hỗ ngay cả trong cảnh ngục tủ cực khô tối tăm.
Câu 2. (1,5 điểm)
a. Hành động nói là hành động thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Một số kiểu nói thường gặp: Hành động hỏi; Hành động trình bày (báo tin, kề, tả, nêu ý kiến, dự đoán...); Hành động điều khiến (Câu khiến, đe dọa, thách thức...); Hành động hứa hẹn; Hành động bộc lộ tỉnh cảm, cảm xúc...
Lưu ý: Học sinh cân kể được ít nhất 3 kiều hành động nói.
b. Kiểu hành động nói trong hai câu văn:
- Câu 1: Hành động trình bày (Nêu ý kiến).
- Câu 2: Hành động hỏi.
Câu 3. (2,0 điểm)
* Về hình thức:
- Học sinh viết đúng đoạn văn nghị luận (từ 7- 9 câu). Nếu học sinh viết không đúng thể thức một đoạn văn, giáo viên không cho điềm
- Xác định được câu chủ đề của đoạn văn (Nếu không có câu chủ đề, trừ ⁄2 tổng số điểm)
- Đoạn văn cần phải viết theo cách quy nạp.
* Về nội dung: Cần phân tích làm nỗi bật nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của sứ giặc:
- Lo lắng tột độ tới mức “quên ăn, mất ngủ”
- Đau đớn, tủi nhục khi lũ giặc đang lăm le bờ cõi nước ta, sử giặc xúc phạm đến quốc thể.
- Căm thù giặc sục sôi, quyết không dung tha lũ giặc cướp nước: “Xa thịt, lột da, nuốt gan, uống máu.'
- Quyết tâm chiến đâu, sẵn sàng xả thân vì đất nước cho dù thịt nát xương tan: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
- Với thể văn biên ngẫu, giọng điệu lúc thống thiết, lúc đanh thép hùng hồn, đoạn văn thê hiện sâu sắc tắm lòng yêu nước của Trân Quốc Tuấn
Câu 4. (5,0 điểm)
Yêu cầu chung:
- Học sinh viết được bài văn nghị luận làm sảng to tỉnh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng Tố Hữu.
- Bài viết phải có bố cục 3 phân Mỡ bài, thân bài, kết bài.
- Bài viết phải có các luận điểm, luận cứ rõ ràng thể hiện được kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn...
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vẫn đề nghị luận:
- Tố Hữu là lá cờ đâu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ “Khi con tu hú” là một bài lục bát, là tiếng lòng thành thực của Tổ Hữu khi bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế)
- Tác phẩm “Khi con tu hú” thê hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.
2. “Khi con tu hú” thể hiện tha thiết tình yêu cuộc sống của người chiến sĩ trẻ.
- Âm thanh quyền rũ gọi mời :
+ Tiếng chim tu hú da diết gọi bầy, gọi bạn rót vảo thính giác của người chiến sĩ trẻ, đó là âm thanh báo hiệu hè về làm bừng thức trong tác giả sự sống tươi đẹp. Đó là tiếng gọi tự do.
+ Tiếng ve ngân: “Vườn râm dậy tiếng ve ngân”- Một vâng âm thanh xao xuyến ngập tràn trong thính giác. Chữ “'ngân” gợi tả tiếng ve sôi lên, ngân dài trong vườn quê tạo nên dư âm đặc biệt của ngày hè. Âm thanh ấy trở thành dấu ấn đặc biệt trong tâm tưởng người tù.
+ Tiếng diễu sáo vi vu trên bầu trời-âm thanh gợi lên cuộc sống nên thơ, thanh bình
=> Âm thanh báo hiệu hè sang, như một bản nhạc sôi động đầu mùa. Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở.
- Sắc màu rực rỡ tươi đẹp:
+ Sắc vàng của lúa chín, của bắp ngồ của trải ngọt vườn quê.
+ Màu vàng hồng của năng mới
+ Màu xanh thẳm của bầu trời
Đó là những mảng màu sắc lung linh, rực rỡ của bức tranh quê. Gam mảu tươi sáng, chan hỏa và rực rỡ. Đó là máu của sự sống. Sắc màu ấy tặng cho thị giác của con người sự thích thú gọi mời, quyền rũ.
- Hương vị ngọt ngào, hình ảnh sống động, tươi đẹp:
+ Cánh đồng lúa chín, trái cây trong vườn quê ngọt dân = báo hiệu mùa hè, bước chuyên mình của thời gian từ xuân qua hạ. Các hinh ảnh (lúa chín, trải ngọt, bắp vàng) gắn với những tử ' đang chín, ngọt dân, đây sân” gợi sự sông sinh sôi, nảy nở, đây đặn, ngọt ngào, gợi nhắc đến sự no đủ, tốt lành.
+ Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào” giữa nên trời xanh thăm, không gian cao rộng của bâu trời quê hương thơ mộng gợi nhắc đến thế giới thanh bình, tự do.
= Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đây sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tỉnh tế mới có thê cảm nhận được từng bước chuyền của không gian và thời gian như vậy!
3. “Khi con tu hú” thể hiện khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.
- Vị khát khao tự do nên trong cảm nhận cua tác gia, mùa hẻ như mang đến sức sống, thôi thúc, giục giã người tủ cách mạng đập tan phòng, chân muốn đạp đổ mọi xiêngf xích đề đến với thế giới tự do bên ngoài.
- Vì khát khao tự do nên tâm trạng người tủ cách mạng thây bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.. . Lòng uât hận căm tức dâng trào trong lòng, bật thốt thành lời thơ thống thiết: Ngột làm sao/chết uất thôi. Cách ngắt nhịp 3/3 kết hợp với các từ ' ngột”, “chết uất” cùng một loạt từ cảm thán trong đoạn thơ “ôi!”, “làm sao”, “thôi!” thê hiện một ý chí mạnh mẽ kiên cường, quyết không chịu đời nô lệ, phải sông một cuộc đời tự do, thê hiện niềm khao khát chảy bỏng muôn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cảm trong lao tù để quốc. Một tinh thân khỏe khoăn không cam chịu cuộc sống tù đày chật chội và ngột ngạt.
- Trong hoàn cảnh bị giam cầm, người cộng sản phải tự đầu tranh với bản thân đề làm chủ minh, vượt lên những đăng cay nghiệt ngã của lao tủ đề quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tình thân đấu tranh cách mạng. Đỏ là một hình thức đâu tranh tích cực.
- Vì khát khao tự do nên trong cảm nhận của tác giả tiếng chim tu hú là tiếng gọi tự do, tiếng chim giục giã lên đường chiến đấu, thúc giục niêm khao khát tự do, thoát khỏi chỗn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang chảy hừng hực trong lòng tác gia.
4. Đánh giá chung:
- Khẳng định lại nhận định.
- Khi con tu hú sử dụng thê thơ lục bát dân tộc, với ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc đã cho tháy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sông của người chiến sĩ trẻ và thể hiện khát khao tự do mãnh liệt của người tủ cách mạng. Bài thơ là bức chân dung tự họa của người chiến sỹ cộng sản đẹp đẽ, sáng ngời tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chiến tranh.
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn lớp 8 của Phòng GD&ĐT Bắc Ninh . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn lớp 8 - Phòng GD&ĐT Tân Châu
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---