PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÁ THƯỚC ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCSDT NỘI TRÚ NĂM HỌC: 2019-2020
MÔN: Ngữ Văn 8
( Đề gồm 02 trang )
ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 3 điểm )
Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]
(Vũ Quần Phương)
Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. (0,5 điểm)
Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? (0,5 điểm)
Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: (0,5 điểm)
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”
Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. (1,5 điểm)
PHẦN 2: TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7 điểm)
Câu 1(2đ): Từ nội dung văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập.
Câu 2(5đ):
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
............HẾT...........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Tác giả của bài thơ “Ông đồ” là Vũ Đình Liên (0,25 điểm).
Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới: “Nhớ rừng” +“Quê hương” (0,25 điểm)
H S có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn tỏ ra hiểu đúng “một thời tàn” là khi Hán học suy tàn, các nhà nho (những ông đồ) từ chỗ là nhân vật trung tâm bỗng bị cuộc đời bỏ quên. (0,25 điểm)
Số phận ông đồ trong thời buổi ấy thật đáng thương, tội nghiệp. (0,25 điểm)
Tên biện pháp tu từ: so sánh (0,25 điểm)
Tác dụng: ca ngợi tài năng viết chữ của ông đồ (0,25 điểm)
HS có thể trình bày theo cảm nhận của mình theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý sau:
Bài học về lòng yêu thương con người, sự quan tâm đối với những người xung quanh ta. (0,75 điểm)
Sự trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc (0,75 điểm)
PHẦN 2: TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1 (2đ): Từ nội dung văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập.
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề học tập.
Thân bài: (Lần lượt trình bày ý kiến về các khía cạnh của vấn đề)
+ Thế nào là học tập?
+ Mục đích của việc học?
+ Nội dung học tập?
+ Ý nghĩa/ Tác dụng của việc học đối với bản thân, gia đình, xã hội..
+ Phương pháp (Học ai? Học ở đâu? Học như thế nào? Phê phán những phương pháp học sai, những người có quan niệm sai lầm về việc học)
Kết bài:
+ Khẳng định nội dung vấn đề nghị luận.
+ Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân.
Câu 2 (5đ):
a. Yêu cầu chung :
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài thuyết minh để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.: Bài văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Không mắc lỗi chính tả về từ ngữ và ngữ pháp. Hành văn mạch lạc, rõ ràng.
b.
Yêu cầu cụ thể
Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách . Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài.
1. Mở bài :
- Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài.
- Cảm xúc, ấn tượng chung.
2. Thân bài :
* Nguồn gốc, xuất xứ
- Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
- Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
- Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
+ Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân.
+ Sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> là áo tứ thân và ngũ thân => áo dài đã có từ rất lâu.
* Hình dáng
- Cấu tạo
+ Áo dài từ cổ xuống đến chân
+ Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
+ Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
+ Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
+ Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
+ Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
+ Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
+ Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
+ Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
+ Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt.
- Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, trở thành quốc phục, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ về chiếc áo dài Việt Nam.
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi thử HK2 môn Ngữ Văn lớp 8 của trường THCSDT Nội Trú huyện Bá Thước. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi học kì sắp tới.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---