SỞ GD &ĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCS & THPT VÕ NGUYÊN GIÁP NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: Ngữ Văn 8
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng
thôi à!
( Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố) (Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục, trang 30)
Câu 1. “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” Xét theo mục đích nói, hãy xác định kiểu câu và nêu chức năng.(1điểm)
Câu 2. Phân tích vai xã hội trong đoạn trích. (1 điểm)
Câu 3. “Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát”. Nêu hai trường hợp thay đổi trật tự từ trong câu mà ý nghĩa của câu không thay đổi. (1 điểm)
Câu 4. Từ thái độ của tên cai lệ, hãy nêu thái độ của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ
trong tác phẩm Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. (2 điểm). Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân dưới ách đô hộ của thực dân? (1 điểm)
.........HẾT...........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Câu nghi vấn, chức năng đe dọa.
Câu 2:
Vai trên – dưới theo thứ bậc xã hội
Câu 3:
Hs nêu đúng hai trường hợp thay đổi trật tự từ mà ý nghĩa của câu không thay đổi.
Gợi ý:
- Trợn ngược hai mắt, cai lệ không để cho chị được nói hết câu, hắn quát.
- Không để cho chị được nói hết câu, cai lệ trợn ngược hai mắt, hắn quát
Câu 4:
Thái độ của thực dân Pháp đối với những người bản xứ:
- Trước 1914: những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu => khinh bỉ.
- Từ 1914: những đứa con yêu, người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do => che giấu dã tâm lợi dụng.
- Hs nêu được cuộc sống khổ cực bị chèn ép, bóc lột và chà đạp… của người dân.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài).
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Hành văn trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết phải đảm bảo các ý sau
Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Giải thích và chứng minh ý kiến của M.Go-rơ-ki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý định hướng:
Giới thiệu khái quát về vai trò, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống của con người hôm nay.
Trích dẫn câu nói của M.Go-rơ-ki.
Giải thích: Sách là gì?
- Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người.
- Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện.
- Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc…
Chứng minh vai trò của sách trong đời sống:
- Sách cung cấp tri thức về khoa học và kĩ thuật, văn hóa, lịch sử, địa lí,… (dẫn chứng).
- Sách đưa ra khám phá tri thức của toàn nhân loại, của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới… (dẫn chứng).
- Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ,… (dẫn chứng).
Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách:
- Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo sách những nội dung tốt.
- Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế.
Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách.
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn lớp 8 của Trường THCS&THPT Võ Nguyên Gíáp. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--