Bộ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập ôn tập Chương 4 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thanh Tuyền

BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG 4 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT THANH TUYỀN

 

 

I . LÝ THUYẾT

1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI POLIME

Nhận biết

Câu 1: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat,

tơ capron, tơ enang. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là

A. Tơ tằm và tơ enang.                                             B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.                                    D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 2: Tơ lapsan thuộc loại

A. tơ visco.                         B. tơ polieste.                 C. tơ poliamit.                D. tơ axetat.

Câu 3: Theo nguồn gốc, loại tơ cùng loại với tơ nitron là

A. bông.                              B. capron.                      C. visco.                         D. xenlulozơ axetat.

Câu 4: Tơ visco không thuộc loại

A. tơ tổng hợp.                   B. tơ bán tổng hợp.        C. tơ hoá học.                D. tơ nhân tạo.

Câu 5: Tơ gồm 2 loại là

A. tơ hoá học và tơ tổng hợp.                                   B. tơ tổng hợp và tơ nhân tạo.

C. tơ hoá học và tơ thiên nhiên.                                D. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo.

Câu 6: Tơ nilon-6,6 thuộc loại

A. tơ nhân tạo.                    B. tơ thiên nhiên.           C. tơ tổng hợp.               D. tơ bán tổng hợp.

Câu 7: Tơ capron thuộc loại

A. tơ axetat.                        B. tơ polieste.                 C. tơ poliamit.                D. tơ visco.

Câu 8: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là

A. tơ nilon-6,6.                   B. tơ capron.                  C. tơ tằm.                       D. tơ visco.

Câu 9: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vinylclorua), tơ nilon- 6,6; poli(vinyl axetat). Các polime thiên nhiên là

A. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).

B. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).

C. amilopectin, PVC, tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat).

D. xenlulozơ, amilozơ, amilopectin.

Câu 10: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là:

A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.              B. polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6.

C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.                 D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6.

Câu 11: Nilon-6,6 là một loại

A. tơ axetat.                        B. tơ poliamit.                C. polieste.                     D. tơ visco.

Câu 12: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?

A. amilozơ.                         B. cao su buna.              C. nilon-6,6.                   D. cao su isopren.

2. CẤU TRÚC CỦA POLIME

Nhận biết

Câu 1: Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, nhựa rezit, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Dãy gồm tất cả các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là:

A. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.

B. PE, PVC, polibutađien, nhựa rezit, poliisopren, xenlulozơ.

C. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá.

D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

Câu 2: Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là

A. Amilozơ.                        B. Xenlulozơ.                C. Glicogen.                   D. Cao su lưu hoá.

Câu 3: Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. Amilopectin của tinh bột.                                    B. Nhựa bakelit.

C. Poli(vinyl clorua).                                                D. Cao su lưu hoá.

Câu 4: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. amilopectin.                   B. PE.                            C. nhựa bakelit.              D. PVC.

3. TÍNH CHẤT CỦA POLIME

Nhận biết

Câu 1: Polime bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A. polipeptit.                      B. PVC.                         C. tinh bột.                     D. xenlulozơ.

Câu 2: Bản chất của sự lưu hoá cao su là

A. giảm giá thành cao su.

B. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian.

C. làm cao su dễ ăn khuôn.

D. tạo loại cao su nhẹ hơn.

Câu 3: Làm thế nào để phân biệt được các dồ dùng làm bằng da thật và bằng da nhân tạo (PVC)?

A. Đốt da thật không cháy, da nhân tạo cháy.

B. Đốt da thật cháy, da nhân tạo không cháy.

C. Đốt da thật không cho mùi khét, đốt da nhân tạo cho mùi khét.

D. Đốt da thật cho mùi khét và da nhân tạo không cho mùi khét.

Câu 4: Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm giảm mạch polime ?

A. poli(vinyl clorua) + Cl2 →                                   B. amilozơ + H2O →

C. cao su thiên nhiên + HCl →                                 D. poli(vinyl axetat) + H2O →

Câu 5: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là (B-2012)

A. 3.                                    B. 5.                               C. 4.                               D. 6.

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là của polime ?

A. Không bay hơi.                                                     B. Không có nhiệt nóng chảy nhất định.

C. Dd có độ nhớt cao.                                               D. Dễ bị hoà tan trong các chất hữu cơ.

Câu 7: Để giặt áo len bằng lông cừu cần dùng loại xà phòng có tính chất nào dưới đây ?

A. Xà phòng có tính bazơ.                                        B. Xà phòng có tính axit.

C. Xà phòng trung tính.                                            D. Loại nào cũng được.

Câu 8: Polime nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hoá học?

A. PVC.                              B. Cao su lưu hoá.         C. Teflon.                       D. Tơ nilon.

4. ĐIỀU CHẾ POLIME

Nhận biết

Câu 1: Monome được dùng để điều chế PE là

A. CH3-CH2-Cl.                 B. CH2=CH-CH3.          C. CH2=CH2.                D. CH3-CH2-CH3.

Câu 2: Nhựa novolac được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch

A. HCOOH trong môi trường axit.                           B. HCHO trong môi trường axit.

C. CH3CHO trong môi trường axit.                          D. CH3COOH trong môi trường axit.

Câu 3: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là

A. tơ nitron.                        B. tơ visco.                     C. tơ capron.                  D. tơ nilon-6,6.

Câu 4: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. CH2CH-COO-C2H5.                                            B. CH3COO-CH=CH2.

C. CH2CH-COO-CH3.                                             D. C2H5COO-CH=CH2.

Câu 5: Cao su buna-S được tạo thành bằng phản ứng

A. trùng ngưng.                  B. trùng hợp.                  C. cộng hợp.                  D. đồng trùng hợp.

Câu 6: Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.                       B. HOOC-[CH2]4-COOH và HO-[CH2]2-OH.

C. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]6-NH2.      D. H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 7: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n

A. cao su Buna.                  B. poli(vinyl clorua).     C. polistiren.                  D. polietilen.

Câu 8: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên là

A. (C5H8)n.                         B. (C4H8)n.                    C. (C4H6)n.                    D. (C2H4)n.

Câu 9: Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng

A. trùng hợp.                      B. trao đổi.                     C. oxi hoá - khử.            D. trùng ngưng.

Câu 10: Nhựa rezit (nhựa bakelit) được điều chế bằng cách

A. Đun nóng nhựa rezol ở 150°C để tạo mạng không gian.

B. Đun nóng nhựa novolac ở 150°C để tạo mạng không gian.

C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 150°C để tạo mạng không gian.

D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150°C để tạo mạng không gian.

Câu 11: Cho sơ đồ chuyền hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. CH3CH2OH và CH3CHO.                                   B. CH3CH2OH và CH2=CH2.

C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.                     D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.

Câu 12: Cao su buna được tạo thành từ buta-1,3-đien bằng phản ứng

A. trùng hợp.                      B. trùng ngưng.              C. trao đổi.                     D. thế.

Câu 13: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol) qua hai phản ứng ?

A. CH2=CH-COOCH3.                                            B. CH2=CH-COOC2H5.

C. CH2=CH-CH2OH.                                               D. CH2=CH-OCOCH3.

Câu 14: Nhựa rezol (PPF) được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với

A. HCHO trong môi trường kiềm.                            B. CH3CHO trong môi trường axit.

C. HCHO trong môi trường axit.                              D. HCOOH trong môi trường axit.

Câu 15: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. CH3COOCH=CH2.                                              B. CH2=CHCOOCH3.

C. C6H5CH=CH2.                                                     D. CH2=C(CH3)COOCH3.

Câu 16: Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n; (-CH2-CH=CH-CH2-)n; (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là:

A. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, NH2-CH2-COOH.

B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, NH2-CH2-COOH.

C. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3-CH(NH2)-COOH.

D. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, NH2-CH2-CH2-COOH.

Câu 17: Cấu tạo của monome tham gia được phản ứng trùng ngưng là

A. trong phân tử phải có liên kết chưa no hoặc vòng không bền.

B. thỏa điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.

C. có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng.

D. các nhóm chức trong phân tử đều có chứa liên kết đôi.

Câu 18: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.                    B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.                           D. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 19: Poli(metyl metacrylat) và tơ nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.

D. CH2CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập ôn tập Chương 4 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thanh Tuyền, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu khác tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?