BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 – HÈ 2019
I. TRẮC NGHIỆM
Chương 1. Sự điện li
Câu 1: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu ?
A. H2O. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 2: Cặp chất nào sau đây hoà tan trong nước đều phân li ra ion?
A. C12H22O11, MgCl2 B. C6H12O6, Ba (OH)2
C. Na2CO3, CH3COOC2H5 D. H2SO4 , NaCl
Câu 3: Dãy các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
A. NaOH, HCl, Na2SO4 B. KOH, CH3COOH, H2S
C. H2CO3, CuSO4, NaCl D. H3PO4, MgSO4, KCl
Câu 4: Dãy các chất nào sau đây đều là chất điện li yếu:
A. NaOH, HCl B. H2O, CH3COOH
C. KOH, NaCl D. CuCl2, MgSO4
Câu 5: Dãy chất nào dưới đây đều là chất điện li mạnh ?
A. HCl, NaOH, NaCl. B. HCl, NaOH, CH3COOH.
C. KOH, NaCl, H2O D. NaNO3, CH3COOH , HNO3.
Câu 6. Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là?
A. H2S, H2SO4 B. CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, D. H2S , HCl
Câu 7. Hiđroxit nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính
A. KOH B. Ca(OH)2 C. Al(OH)3 D. Ba(OH)2
Câu 8: Chất nào dưới đây là axit theo A-re-ni-ut?
A. Ca(NO3)2 B. H2SO4 C. NH3 D.NaOH
Câu 9: Khí HCl khi tan vào trong nước tạo thành dung dịch
A. axit mạnh B. bazơ mạnh C. axit yếu D. trung tính
Câu 10: Zn(OH)2 là
A. Chất lưỡng tính B. Bazơ lưỡng tính
C. Hiđroxit lưỡng tính D. Hiđroxit trung hoà.
Câu 11: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu ?
A. H2S. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl
Câu 12: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu ?
A. CH3COOH
B. HCl.
C. NaOH.
D. NaCl
Câu 13: Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng
A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaCl D. dung dịch BaCl
Câu 14: Cho phenolptalein vào dung dịch có pH = 6 thì phenolptalein sẽ chuyển sang màu gì?
A. Không đổi màu B. Màu xanh
C. Màu đỏ D. Màu tím
Câu 15: Cho quỳ tím vào dd có pH = 4 thì qùy tím sẽ chuyển sang màu
A. Không đổi màu B. Màu xanh
C. Màu đỏ D. Màu tím
Câu 16: Phenolptalein sẽ chuyển sang màu gì khi cho vào dd có pH= 9 ?
A. Không đổi màu B. Màu xanh
C. Màu đỏ D. Màu tím
Câu 17: Chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
A. Ba(OH)2 B. KOH. C. Al(OH)3. D. NaOH
Câu 18: Nhóm nào dưới đây đều gồm các axit nhiều nấc?
A. H2S, HCl B. HBr, H2SO4 C. HClO4 ,HCl D. H2SO4, H3PO4
Câu 19: Phương trình điện li nào đúng?
A. Ca(OH)2 → Ca+ + 2 OH- B. KCl → K 3+ + Cl2-
C. BaCl2 → Ba+ +2 Cl- D. Na2SO4 → 2Na + + SO42-
Câu 20: Phương trình điện li viết đúng là
A. NaCl → Na+ + Cl2- C. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
B. HCl → H2+ + Cl-. D. CH3COOH → CH3COO- + H+
----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 38 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Chương 2: Nito - Photpho
Câu 39: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 40: Trong hợp chất NH3, số oxi hóa của N là
A. +2. B. 3. C. -3. D. +5.
Câu 41: Khí nào hoá nâu ngoài không khí?
A. NO B. NO2 C. N2O D. H2
Câu 42: Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành
A. màu đen sẫm B. Màu vàng
C. Màu trắng đục D. Không chuyển màu.
Câu 43: Các dạng hình thù quan trọng của P là
A. P trắng và P đen C. P trắng và P đỏ
B. P đỏ và P đen D. P trắng, P đen và P đỏ
Câu 44: Trong hợp chất HNO3, số oxi hóa của N là
A. +2. B. +4. C. +3. D. +5.
Câu 45: Khí nào là khí có mùi khai?
A. NO B. NO2 C. N2O D.NH3
Câu 46: Thuốc thử để nhận biết khí NH3 là
A. Dung dịch NaOH
B. Quỳ tím ẩm
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch AgNO3
Câu 47. Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Fe, Al, Cr. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Cu, Pb, Ag.
Câu 48. Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được khí màu nâu đỏ nào sau đây?
A. NO. B. N2O. C. NH3. D. NO2
Câu 49 : HNO3 loãng thể hiện tính oxy hoá khi tác dụng với:
A. CuO B. Cu C. CuCl2 D. Cu(OH)2
Câu 50. Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 loảng thu được khí không màu nào sau đây?
A. NO. B. N2O. C. NH3. D. NO2
Câu 51: Cho phản ứng: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O . Vai trò của NH3 trong phản ứng trên là:
A. bazơ. B. chất khử. C. axit. D. chất oxi hoá.
Câu 52. Phân đạm cung cấp nguyên tố nào sau đây cho cây?
A. Nitơ B. Photpho C. Kali D. Natri
Câu 53. Cho phản ứng: 2P + 3H2 →2 PH3 . Vai trò của P trong phản ứng trên là:
A. bazơ. B. chất khử. C. axit. D. chất oxi hoá
Câu 54. Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được
A. Cu, O2, N2. B. Cu, NO2, O2
C. CuO, NO2, O2 D. Cu(NO3)2, O2.
Câu 55. Các kim loại đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Fe, Al, Cr. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Cu, Pb, Ag.
----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 56 đến câu 67 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Chương 3: Cacbon - Silic
Câu 68: Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối nào?
A. NH4HCO3 B. (NH4)2CO3 C. Na2CO3 D. NaHCO3
Câu 69: Ruột bút chì được sản xuất từ
A. than củi. B. than chì. C. chì kim loại. D. than đá.
Câu 70: Thuốc Nabica dùng chữa bệnh dạ dày chứa chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. CaCO3. D. MgCO3.
Câu 71: "Nước đá khô " không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm . Nước đá khô là
A. CO rắn B. CO2 rắn C. H2O rắn D. SO2 rắn
Câu 72: Trong các oxit sau oxit nào không tạo muối
A. CO2 B. CO C. SO2 D. SiO2
Câu 73: Đá vôi có công thức là?
A. NH4HCO3 B. CaCO3 C. Na2CO3 D. NaHCO3
Câu 74: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Câu 75: Trong phản ứng: C + 2H2 → CH4 . Vai trò của C trong phản ứng trên là:
A. bazơ. B. chất khử. C. axit. D. chất oxi hoá.
----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 76 đến câu 87 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ
Câu 88: Trong các hợp chất sau, chất nào không phải là hợp chất hữu cơ?
A.NaCl B. CH3COONa
C. CH4 D. C2H5OH
Câu 89: Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ?
A.NaCl B. NaNO3
C. KNO3 D. C2H5OH
Câu 90: Trong các hợp chất sau chất nào là giấm ăn
A.NaCl B. CH3COOH
C. CH4 D. C2H5OH
Câu 91: Trong các hợp chất sau, chất nào là hidro cacbon no
A.CH3-CH3 B. CH2=CH2
C. CH2=CH2-CH3 D. CH2=CH-CH=CH2
Câu 92: Trong các hợp chất sau, chất nào là hidro cacbon không no
A.CH2=CH2 B. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
C. CH3-CH2-CH3 D. CH3-CH2-CH2-CH3
Câu 93: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCl2 B. CH3COOH , C2H5OH
C. NaHCO3, NaCl D. CO, CaCO3.
Câu 94: Trong các hợp chất sau, chất nào có liên kết đôi
(1) CH2 = CH – CH3 (2) CH2=CH–CH2CH3
(3) CH3–CH=CH–CH3 (4) CH3 -CH–(CH3)2.
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 1, 4 D. 1, 2, 3
Câu 95: Trong các hợp chất sau, chất nào có liên kết ba
(1) CH2=C(CH3)CH=CH2
(2) CH=CH
(3) CH3 -CH=C- CH3.
(4) CH=C- CH3.
A. 1, 2 B. 2,3,4 C. 1, 4 D. 1, 2, 3.
Câu 96: Chất nào sau đây là đồng đẳng của CH4
A.C2H6 B.. C2H4 C.C2H2 D. C6H6
Câu 97: Chất nào sau đây là đồng đẳng của C2H2
A.C2H6 B.. C2H4 C.C2H2 D. C3H4
Câu 98: Chất nào sau đây là đồng đẳng của C2H4
A.C2H6 B.. C3H6 C.C2H2 D. C6H6
Câu 99: Những chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của nhau?
(1) CH3CH2CH2CH2CH3
(2) CH3CH2CH3
(3) CH3CH2CH2CH3
(4) CH3CH(CH3)CH3.
A. 1, 2, 3 B. 1, 2 C. 3, 4 D. 1, 2, 3, 4
Câu 100: Trong các cặp chất sau,cặp chất nào là đồng đẳng của nhau?
A.C2H4, C3H6 B. C2H4, C2H6
C.C2H2, CH4 D. C2H2 C2H6,
II. TỰ LUẬN
DẠNG 1
Câu 1: Viết phương trình điện li dung dịch HCl, NaOH
Câu 2: Viết phương trình điện li dung dịch KOH,H2SO4
Câu 3: Viết phương trình điện li dung dịch HNO3, NaOH
Câu 4: Viết phương trình hoá học của các phản ứng theo dãy chuyển hoá sau ( ghi điều kiện nếu có)
NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3
Câu 5: Viết phương trình hoá học của các phản ứng theo dãy chuyển hoá sau ( ghi điều kiện nếu có)
N2 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2
DANG 2:
Câu 1: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau:
NH4Cl , KNO3 , HNO3 , (NH4)2SO4
Câu 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau NH4Cl , HNO3 , NaCl , NaOH
Câu 3: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: NH3, HCl, Na2SO4, NaNO3.
Câu 4: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: NH3, HNO3, KCl, NaNO3.
Câu 5: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: HNO3, NaOH, NaCl, NH4Cl.
DẠNG 3:
Câu 1: Khi cho 2,75g hỗn hợp X gồm bột Cu và CuO tác dụng hoàn toàn với Vml HNO3(loảng) có nồng độ 1M tạo ra 448 ml khí NO (đktc) duy nhất .Tính thành phần phần trăm về khối lượng Cu và CuO trong hỗn hợp X và tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng?
Câu 2: Cho 12 gam hỗn hợp Cu và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tích 200ml đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất).Tính % khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp đầu và Tính nồng độ mol/l dung dịch HNO3 đã dùng ?
Câu 3: Cho 20,9 gam hỗn hợp gồm Zn và Al tác dụng với 300 ml dung dịch axit HNO3( loảng)thu được 8,96 lít khí NO ( đktc). Tính phần trăm theo khối lượng Zn và Al trong hỗn hợp đầu và tính nồng độ mol/l dung dịch HNO3 đã dùng ?
Câu 4: Cho 17,6 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tích 200ml đặc nguội, dư thu được 6,72 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính % khối lượng Cu và Al trong hỗn hợp đầu và tính nồng độ mol/l dung dịch HNO3 đã dùng?
Câu 5: Khi cho 15 gam hỗn hợp Mg và Mg0 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội có thể tích 300ml dư thu được 2,8 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính % khối lượng Mg và MgO trong hỗn hợp đầu và tính nồng độ mol/l dung dịch HNO3 đã dùng?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi kiểm tra ôn tập môn Hóa học 11 - Hè năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.