TRƯỜNG THCS TRẦN ĐĂNG NINH | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương ánh đỏ vào bài làm.
Câu 1. Từ nào sau đây là từ ghép?
A. Nhỏ nhẹ.
B. Xinh xinh
C. Long lanh
D. Lấp lánh
Câu 2. Về hình thức, các câu văn: “Phụ nữ càng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới." (Hồ Chí Minh) liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ
B. Phép đồng nghĩa
C. Phép nối
D. Phép thế
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước." (Nguyễn An Ninh) thuộc kiểu cầu nào?
A. Câu ghép
B. Câu đặc biệt
C. Câu đơn
D. Câu rút gọn .
Câu 4. Phần in đậm trong câu văn “Nhiều đồng bào ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn." (Nguyễn An Ninh) là thành phần nào của câu?
A. Thành phần gọi đáp
B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần phụ chủ
D. Thành phần tình thái
Câu 5.
Câu ca dao “Em như cây quế giữa rừng/Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay" có sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa, ẩn dụ
B. Ẩn dụ, hoán dụ
C. Hoán dụ, so sánh
D. So sánh, ẩn dụ
Câu 6. Trong những tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là tục ngữ?
A. Đánh trống bỏ dùi
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
C. Nước đổ lá khoai
D. Cây cao bóng cả
Câu 7. Xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép: “Cây lược ngà ấy, chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh" (Nguyễn Quang Sáng)?
A. Quan hệ nhượng bộ
B, Quan hệ tương phản
C. Quan hệ điều kiện
D. Quan hệ nguyên nhân
Câu 8. Câu thành ngữ "Nửa úp nửa mở" liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Phần II. Đọc - hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
"Quê hương mỗi người chỉ một,
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người."
(Trích “Bài học đầu cho con" - Đỗ Trung Quân - thivien.net)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (0,75 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Quê hương mỗi người chỉ một,/ Như là chỉ một mẹ thôi, "?
Câu 3. (0,75 điểm). Em tâm đắc nhất với thông điệp nào được tác giả gửi gắm trong hai câu thơ “Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người "?
Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Từ văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người.
Câu 2. (4,5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: .
... “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ đáng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế."
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.56)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. C
Câu 5. D
Câu 6. B
Câu 7. B
Câu 8. D
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Bấy lâu nay, hình ảnh bộ đội giúp dân mỗi khi có thiên tai hoạn nạn đã thành điều quen thuộc tưởng như một lẽ đương nhiên. Nhưng lần này, khi nạn dịch đổ tai họa lên tất cả mọi người, thì hình ảnh những chiến sĩ bộ đội căng mình vươn ra tuyến đầu, nhận về mình những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm nuốt vội nơi biên cương hay trong những khu cách ly để làm lá chắn an toàn cho người dân khiến người người đều cảm động, yêu mến hơn.
(2) Bất cứ nơi nào đất nước gọi về để khóa chặt vòng tuyến an toàn cho dân như những chốt chặn kiểm soát đường mòn, lối mở; các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung; những nơi cần phòng độc, khử trùng…thì những áo xanh bộ đội đều có mặt. Những hò hẹn hạnh phúc lứa đôi, những sum vậy ríu rít cha con đều phải tạm khép vì nhiệm vụ với dân, với nước nhưng ai ai cũng vui vẻ, cái vui của đoàn quân ra trận phơi phới niềm tin chiến thắng. Còn nhân dân thì dõi theo các anh từng ngày, với lòng biết ơn vô hạn sự bình yên mà mọi người đang có được từ những hi sinh của các anh.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? (0,75 điểm)
Câu 2. Tìm phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. (0,75 điểm)
Câu 3. Nêu tác dụng của phép liên kết đó. (0,75 điểm)
Câu 4. Nội dung chính của văn bản? (0.75 điểm).
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung trong văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.58)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2. Phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản:
- Phép nối: "nhưng"
- Phép lặp từ ngữ: hình ảnh, bộ đội
Câu 3. Tác dụng của phép liên kết: giúp văn bản có sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn, liền mạch, tạo ấn tượng và cảm xúc trong lòng người đọc.
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu :
"Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ".
(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ)
Câu 1 (0,5 điểm) Em hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên .
Câu 2 (0,5 điểm) Tìm những hình ảnh gợi nhắc đến bức tranh thiên nhiên và hoạt động của con người trong khổ thơ trên
Câu 3 (1 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy .
Câu 4 (1 điểm) Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ: "Người mua bán ra vào đầy cổng chợ ". Nêu tác dụng của cách dùng từ ấy .
Câu 5 (1 điểm) Nêu nội dung khái quát của khổ thơ trên .
PHẦN II : LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu trong đó có câu văn chứa thành phần khởi ngữ (gạch chân dưới thành phần khởi ngữ) với câu chủ đề: Tuổi trẻ cần biết ước mơ.
Câu 2 (4 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Câu 1.
- Thể thơ: 8 chữ
- Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên là biểu cảm
Câu 2.
- Hình ảnh gợi nhắc đến bức tranh thiên nhiên: Tia nắng tía, ruộng lúa, núi, đồi, ánh bình minh
- Hình ảnh gợi nhắc đến hoạt động của con người: mua bán ra vào
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[1] Hôm qua, mình share (chia sẻ) cái clip về tình cảm của động vật hoang dã với người giải cứu nó trên mạng và viết: “Tới một cô tinh tinh bị bỏ rơi, khi được cứu và thả cho trở về rừng, cô còn biết ôm chầm lấy người từng cứu mình”. Mọi người cảm thán quá chừng. Hầu hết nghiêng về hướng “Cứu vật vật trả ơn – cứu nhân nhân trả oán”. Còn mình, thú thật, khi ngắm mãi cái ôm đó của con tinh tinh với người phụ nữ của trạm cứu hộ, khi viết những dòng đó, mình đã nghĩ nhiều hơn đến ý: Đến con vật mà còn biết ôm choàng lấy con người để biểu lộ tình cảm, còn giữa con người chúng ta, vì sao hà tiện làm chi những cái ôm?
[2] Mình cứ xem đi xem lại cái ôm thắm thiết, đầy tình cảm thương yêu của cô tinh tinh và cái vỗ vỗ lưng đầy động viên an ủi của người phụ nữ. Mấy lần như một, cứ xem tới đoạn đấy, là nước mắt lại trào ra. Và bạn nghiệm lại đi, đâu phải chỉ có mỗi trường hợp này.
[3] Có phải một trăm lần như một, mỗi lần bạn được ngắm cảnh hai người (hoặc mở rộng ra, chúng sanh nói chung) ôm choàng lấy nhau - dẫu đó là vợ chồng, cha con mẹ con, anh chị em, hay bạn bè, người thân, đồng nghiệp, thậm chí những người xa lạ vì thương cảm hoặc cảm kích nhau mà ôm choàng lấy nhau, trái tim bạn lại trào dâng một dòng cảm xúc ấm áp, tựa như dòng nước chảy xuôi?
[4] Đó, tác động của những cái ôm đó. Không chỉ làm rung cảm những người trong cuộc, mà còn làm những người xung quanh ấm áp lây.
(Lê Đỗ Quỳnh Hương, Trích Thương còn không hết - ghét nhau chi, Nxb Trẻ, 2017, tr.57 - 58)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thành phần khởi ngữ trong đoạn văn số 1.
Câu 2 (0.5 điểm): Khi xem cái clip về tình cảm của động vật hoang dã với người giải cứu nó, tác giả bài viết đã nghĩ về điều gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn số 3.
Câu 4 (1.0 điểm): Em có đồng ý với ý kiến của tác giả về tác động của những cái ôm là “Không chỉ làm rung cảm những người trong cuộc, mà còn làm những người xung quanh ấm áp lây.” không? Vì sao?
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”
(Ngữ Văn 9, tập II, NXB GD)
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Đoạn trích thể hiện thái độ của tác giả về vấn đề gì ?
Câu 2: Chỉ ra phép lập luận luận trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của nghệ thuật lập luận đó trong việc thể hiện vấn đề được nói đến?
Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày một vài nét nhận thức của bản thân trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. (Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập, chỉ rõ thành phần biệt lập được sử dụng)
Phần II. (6 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới
“…Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
(Ngữ văn 9, tập I, NXBGD Việt Nam)
Câu 1: Nêu thông tin về tác giả của đoạn trích trên?
Câu 2: Chỉ ra một vài nét nghệ thuật trong đoạn trích trên? Nêu giá trị biểu đạt của nét nghệ thuật đó ?
Câu 3: Theo đoạn văn bản trên, hãy viết một bài văn ( khoảng 300-400 từ) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp và bài học cuộc sống mà nhân vật người kỹ sư khí tượng thủy văn đã mang lại cho em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Phần I
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” - Tác giả Vũ Khoan.
- Thái độ của tác về vấn đề: trong những hành trang vào thế kỉ mới thì việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
Câu 2:
- Phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn trên là phép lập luận giải thích 0.25đ
- Tác dụng : tác giả dùng phép lập luận giải thích đã thuyết phục được người đọc nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của yếu tố bản thân con người trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Trong bất cứ thời đại nào thì con người luôn là động lực của sự phát triển xã hội. 0.75đ
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Trần Đăng Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !