Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đoàn Thị Điểm

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ có ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thật sự.

Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn. Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Hãy thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn. Với lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước.

(Theo Đánh thức khát vọng - Nhiều tác giả, NXB Hồng Đức, 2018)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, để sở hữu lòng dũng cảm thật sự, ta cần phải làm gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu sau: Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn. Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Hãy thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn.

Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm: “Với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân” không? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) chia sẻ những việc em có thể làm để sống một cuộc đời ý nghĩa.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I (6 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

“Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."

(Trích “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1) 

1. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng viết năm bao nhiêu? Nhân vật “anh” ở trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật ấy đang ở trong hoàn cảnh nào? (1 điểm)

2. Tại sao sau khi “tôi” nói “sẽ mang về trao tận tay cho cháu”, “anh” mới “nhắm mắt đi xuôi”? (1 điểm)

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn được gạch chân trong trích đoạn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. (0.5 điểm)

4. Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo mô hình tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu để làm rõ tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật “tôi” dành cho con giữa hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Trong đoạn có sử dụng phép thế và cầu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ). (3 điểm)

5. Đoạn trích trên đã thể hiện được rất rõ sự thấu hiểu nỗi lòng, tâm tư của nhau giữa những người đồng chí đồng đội trong chiến đấu. Hãy nêu tên một văn bản (chỉ rõ tác giả) trong chương trình cũng cho thấy điều đó. (0.5 điểm)

Phần II. (4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau:

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa.

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, trang 90)

1. Từ “điểm tựa” trong lời thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt trong ngữ cảnh này, nên hiểu nghĩa của từ “điểm tựa" như thế nào? (1 điểm)

2. Theo em, lời nhắn nhủ của tác giả đối với mỗi người qua những câu thơ trên là gì? (1 điểm)

3. Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên kết hợp với những hiểu biết của mình, bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ về việc cần thiết lựa chọn lẽ sống đẹp của những người trẻ hiện nay. (2 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I (6 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

1. Truyện Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt.

Nhân vật “anh” ở trong đoạn trích trên là ông Sáu. Lúc này ông đang bị thương nặng, trong giây phút cuối cùng ông nhờ đồng đội trao lại kỉ niệm cho con gái là Chiếc lược ngà ông đã làm xong.

2. Biết mình bị thương nặng không thể qua khỏi, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn và khi nhận được lời hứa sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt. (Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử.)

3. Tôi (CN) không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy(VN), chỉ biết rằng, cho đến giờ, thỉnh thoảng tôi (CN) cứ nhớ lại đôi mắt của anh(VN).

- Gợi ý: Chiến tranh là hiện thực đau xót:

+ Chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng,chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách.

+ Chiến tranh khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (6,5 điểm):

Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe bằng những câu thơ thật hóm hỉnh, đặc sắc:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm."

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập 1)

Câu 1. Tác phẩm nêu trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 3. Chép chính xác một câu thơ cũng sử dụng từ láy “chông chênh” trong một tác phẩm khác em đã học ở chương trình Ngữ văn THCS (ghi rõ tên bài thơ, tác giả).

Câu 4. Bằng một đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội, gắn bó sâu sắc của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có khởi ngữ và một câu ghép. (Gạch chân và chỉ rõ)

Phần II (3,5 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có cầu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Ngữ văn 9 , tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt văn bản trên.

Câu 2. Việc lặp lại kiểu câu trong các câu in đậm có tác dụng gì?

Câu 3. Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian sẽ như thế nào?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I.

Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời năm 1969, nằm trong chùm thơ 4 bài (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong) của Phạm Tiến Duật được tặng Giải Nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969-1970. Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn đặc biệt ấn tượng là những tiểu đội xe không kính.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu (2 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy.  Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, nghệ thuật lại tạo ra sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhịp sống được nhiều hơn”. 

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

A. Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà

B. Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi

C. Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm

D. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác - két

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm .

Câu 3: Phép liên kết nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn?

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Dùng từ đồng nghĩa

Câu 4: Đoạn văn thể hiện nội dung gì?

A. Vai trò của nghệ thuật đối với con người

B. Nội dung phản ánh của nghệ thuật.

C. Tác dụng của nghệ thuật với đời sống

D. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật đối với tâm hồn con người

---(Nội dung đầy đủ của những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

"Mãi khuya bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo... Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

- Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à? 

- Gì? 

Ông lão khẽ nhúc nhích. 

- Tôi thấy người ta đồn...

Ông lão gắt lên:

- Biết rồi ! 

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.”

 (Trích "Làng" Ngữ văn 9 tập I - Kim Lân) 

a . Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

b. Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?

c. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ  nào của nhân vật?

Câu 2: (3 điểm) 

Trên trang baohaiduong.vn ngày 9/10/2020 có đoạn: “Lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 54 trường hợp vi phạm, chủ yếu là học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện.".

Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

Câu 3 (5 điểm) 

Cảm nhận tình yêu thương con sâu sắc của nhân vật Ông Sáu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2 điểm)

a. Ngôi kể thứ ba. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

b.

- Vị trí đoạn trích: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống sau khi ông Hai bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

- Ý nghĩa: Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để thử thách tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở ông Hai.

c. Trong đoạn trích trên , tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.

Câu 2: (3 điểm) 

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trên trang baohaiduong.vn ngày 9/10/2020 có đoạn: “Lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 54 trường hợp vi phạm, chủ yếu là học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện.".

=> Đề tài nghị luận: 

Hiện nay khi tham gia giao thông có nhiều học sinh không sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.

2. Bàn luận

* Giải thích vấn đề:

- Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe máy điện.

- Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

- Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện xe máy điện hay xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

* Thực trạng:

- Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy điện.

- Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe máy điện nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao.

- Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

* Nguyên nhân:

- Chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

- Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

- Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn, làm hỏng kiểu tóc .....

- Thích thể hiện mình khác người.

- Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

* Hậu quả:

- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.;

* Biện pháp:

- Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

- Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

- Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

3. Kết thúc vấn đề

- Học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật định để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

- Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?