TRƯỜNG THCS CHẤN HƯNG | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2 điểm)
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.
Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi.
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi,
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời.
(Trích “Nhớ cơn mưa quê hương” - Lê Anh Xuân)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. (0, 5 điểm) Chỉ ra ít nhất một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên.
Câu 3. (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ được in đậm và nêu tác dụng (Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong)
Câu 4. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cảm xúc của tác giả trong đoạn trích trên?
II. PHẦN LÀM VĂN (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Aesop – Một nhà văn Hi Lạp đã từng nói: “Sự tử tế , dù nhỏ tới thế nào , không bao giờ là lãng phí”. Từ câu nói trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về giá trị của lòng nhân ái.
Câu 2. (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”
(Trích “Đồng chí” Chính Hữu)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I . PHẦN ĐỌC HIỂU (2 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chỉnh: Biểu cảm
Câu 2. Thành phần biệt lập thành phản cảm thán: “Ôi”.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ trong câu in đậm: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tác dụng: tiếng mưa được cảm nhận qua thính giác được chuyển đổi qua cảm giác “ấm” và thị giác “trong” thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người con xa quê, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị về âm thanh tiếng mưa là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa của tác giả. Mặt khác, còn làm cho hình ảnh thơ sống động, như hiện hữu đa chiều và dễ đi vào lòng người đọc.
Câu 4. Tác giả khi nhớ về quê hương với bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu ùa về cùng những cảm xúc lắng đọng, nhớ nhung da diết và cũng có một phần tiếc nuối những hoài niệm, kí ức đã qua. Qua đó cũng cho ta thấy trong sâu thẳm trái tim của người con xa quê là tình yêu quê hương sâu nặng, thiết tha.
---(Để xem tiếp án phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (8,0 điểm):
Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Ai-len (Brendan Francis) đã nói “Không có một ngày hôm qua nào từng bị bỏ phí đối với những người sống trọn vẹn cho ngày hôm nay”.
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
Nhà thơ Lê Đạt quan niệm:
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay.
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”.
Em hãy xác định “vân chữ” của nhà thơ Phạm Tiến Duật qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? (Ngữ văn 9, tập 1).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (8,0 điểm):
1. Giải thích nội dung câu nói (1,5 điểm)
- “Ngày hôm qua” chỉ quá khứ, “ngày hôm nay” chỉ thực tại.
- “Sống trọn vẹn” là sống có ý nghĩa, vừa cống hiến, vừa tận hưởng thành quả lao động; vừa sống cho mình, vừa làm đẹp cho đời…
- Thế nào là “sống trọn vẹn cho ngày hôm nay”?
+ Sống có ích cho bản thân và đem niềm vui đến cho người khác, sống lạc quan, yêu đời và góp phần làm đẹp cho cuộc đời
+ Tìm niềm vui trong từng ngày để liên tục có những ngày sống vui vẻ, gắn bó với cuộc đời, với thế giới xung quanh. Từ đó thấy cuộc sống có ý nghĩa và càng khát khao sáng tạo, cống hiến.
+ Mỗi ngày sống có ý nghĩa trong hiện tại sẽ khiến cho một ngày qua đi không bị bỏ phí, từ đó sẽ có một quá khứ đẹp, đáng tự hào. Câu nói gửi đến một thông điệp về thái độ sống tích cực, không để thời gian trôi đi một cách vô ích. Từ đó nhắc nhở mọi người: phải bắt đầu từ ngày hôm nay, nếu chần chừ do dự sẽ phải hối tiếc.
2. Làm thế nào để “sống trọn vẹn cho ngày hôm nay”? (2,5 điểm)
- Biết tận dụng cơ hội để phát huy khả năng của bản thân.
- Biết tạo ra cơ hội để đạt được kết quả cao trong công việc.
- Biết mở lòng ra với mọi người để yêu thương, sẻ chia mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác, đó cũng chính là mang lại sự thanh thản và niềm vui đến cho bản thân mình.
- Luôn mơ ước đến ngày mai tươi sáng tốt đẹp.
3. Mở rộng (2,0 điểm)
- Tận hưởng mỗi ngày của mình thật trọn vẹn sau khi đã làm việc hết mình (cần tìm ra những lí do chính đáng để tận hưởng).
- Nếu không tận hưởng trọn vẹn niềm vui ngày hôm nay, nếu luôn “để dành” cuộc sống của chính mình, một ngày nào đó trong tương lai ta sẽ phải nuối tiếc vì ngày hôm qua bị bỏ phí.
- Phê phán những người sống ích kỉ, vô tâm, chỉ biết sống cho bản thân, quên đi những người xung quanh, những giá trị truyền thống, không biết yêu thương, sẻ chia… để trái tim vô cảm lạnh lùng…Những người đó tự tách mình ra khỏi cuộc sống, khi nhận ra mình sống không trọn vẹn, muốn quay lại quá khứ thì không được nữa.
- Biểu dương những con người khát khao sáng tạo và cống hiến cho đời đến giây phút cuối cùng.
Câu 2 (12,0 điểm):
1. Giải thích ý thơ của Lê Đạt (2,0 điểm)
- “Vân tay”, dấu hiệu để nhận dạng, phân biệt mỗi công dân không thể nhầm lẫn.
- “Vân chữ”, ngôn ngữ riêng của mỗi nhà thơ. “Vân chữ” là phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, không thể trộn lẫn, là những sáng tạo của cá nhân mỗi nhà văn, nhà thơ.
- Phong cách nghệ thuật là phẩm chất và cũng là tiêu chí để đánh giá, nhận diện một nghệ sĩ chân chính, có tài năng thực sự (“thứ thiệt”) hay chỉ là “thợ thơ”, “thợ văn”. “Vân chữ” cũng quan trọng như “vân tay”, là dấu ấn đóng vào “giấy thông hành” để nhà văn bước vào địa hạt văn chương.
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ thể hiện qua nhiều yếu tố: nhãn quan, tư tưởng nghệ thuật, đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, bút pháp thể hiện…
2. “Vân chữ” – phong cách sáng tác của Phạm Tiến Duật qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (7,0 điểm)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!
Anh hát em nghe về những con người
Sống với đất chết lẫn vào cùng đất
Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?
(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Theo baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)
a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
b. Ghi lại 02 dòng thơ có sử dụng cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ và chỉ rõ cặp từ trái nghĩa đó.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3.
d. Em có đồng tình với quan niệm: Người không thương nhau có rất ít ở trên đời? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống chân thật.
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trong số những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ?
A. Gần mực thì đen, gần đền thì sáng
B. Chó treo mèo đậy
C. Tấc đất tấc vàng
D. Gan vàng dạ sắt
Câu 2: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
A. Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
B. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
C. Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
D. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Câu 3: Trong những câu sau đây câu nào không chứa khởi ngữ?
A. Điều này ông khổ tâm hết sức.
B. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
C. Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp.
D. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn hai mét kia mới một mình hơn cháu.
Câu 4: Trong những cụm từ sau đây cụm từ nào điền vào ô trống thích hợp?
“… là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của những người lính trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.”
A. Tình cha con
B. Tình đồng đội
C. Tình đồng chí
D. Tình bạn bè
Câu 5: Trong đoạn trích sau, câu in đậm dùng để làm gì?
“Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” (Nam Cao)
A. Dùng để hỏi
B. Dùng để phủ định
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
Câu 6: Câu văn: “Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.” (Lê Minh Khuê) có mấy động từ?
A. Một động từ
B. Hai động từ
C. Ba động từ
D. Bốn động từ
Câu 7: Hãy chọn những nhóm từ có thể đứng trước danh từ để tạo thành cụm danh từ?
A. một, những, các, đã…
B. một, hai, những, vài, mấy, các….
C. những, vài, sẽ, lại, mấy….
D. vài, mấy, quá, lắm….
Câu 8: Những dòng thơ sau đây, dòng thơ nào là ẩn dụ phẩm chất?
A. Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ)
B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
C. Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng. (Thanh Hải)
D. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. (Huy Cận )
PHẦN II: TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu:
“ Chàng theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát. Bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả của tác phẩm đó là ai? Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm (không cần phân tích).
2. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. Hãy trình bày ý kiến của em trong một đoạn văn ngắn.
Câu 2 (5,0 điểm): Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I: Trắc nghiệm: (2.0 điểm)
1. D
2. D
3. D
4. C
5. C
6. D
7. B
8. A
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Trong tám câu hỏi sau, mỗi câu có bốn phương án trả lời A, B, C, D: trong đó có một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.
Câu 1: Thuật ngữ là những từ như thế nào?
A. Là những từ có tính biểu cảm.
B. Là những từ biểu thị nghề nghiệp.
C. Là những từ chỉ các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp.
D. Là những từ biểu thị khái niệm công nghệ, khoa học thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Câu 2: Đặt trước chủ ngữ để nêu đề tài nói đến trong câu,thường có thể thêm quan hệ từ "về" hay "đối với" đứng trước.Đó là thành phần nào?
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Trạng ngữ.
D. Khởi ngữ.
Câu 3: Thành phần nào không phải là thành phần biệt lập của câu ?
A. Thành phần gọi - đáp.
B. Thành phần phụ chú.
C. Thành phần chủ ngữ.
D. Thành phần cảm thán.
Câu 4: Trong câu văn: Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó. (Trích "Những ngôi sao xa xôi"- Lương Minh Khuê) có mấy cụm động từ?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 5: Trong câu "Gần xa nô nức yến anh" ( Truyện Kiều) có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?
A. Hoán dụ.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Chơi chữ.
Câu 6: Tìm rồi nêu ra câu tục ngữ hoặc thành ngữ có ý nghĩa khuyên nhủ mọi người tuân thủ phương châm về chất khi nói năng.
A. Nói có sách, mách có chứng.
B. Nói một tấc lên trời.
C. Ăn ốc nói mò.
D. Nói nhăng, nói cuội.
Câu 7: Đoạn văn: "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu." (Thép Mới) đã dùng phép liên kết chủ yếu nào để liên kết các câu với nhau?
A. Phép đồng nghĩa.
B. Phép thế.
C. Phép nối.
D. Phép lặp.
Câu 8: Câu văn: "Lời gửi của văn nghệ là sự sống." (Trích "Tiếng nói văn nghệ" - Nguyễn Đình Thi), xét về kết cấu ngữ pháp, thuộc loại câu gì?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép.
C. Câu đặc biệt.
D. Câu rút gọn.
Phần II: TỰ LUẬN. (8 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm):
Đoạn thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí- Chính Hữu)
a, Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu? Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác vào năm nào?
b, Hãy viết về cái hay của đoạn thơ trên?
Câu 2: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông của nước ta hiện nay?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm)
1. D
2. D
3. C
4. B
5. B
6. A
7. D
8. A
PHẦN II: TỰ LUẬN: (8.0 điểm)
Câu 1:
a,
+ Đây là đoạn kết của bài thơ Đồng chí.
+ Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Chấn Hưng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !