TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẢI | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1
Nêu các khái niệm về :Tính trạng , Giống (dòng ) thuần chủng ,Kiểu hình ,kiểu gen , tính trạng trội ,tính trạng Lặn ?
Câu 2
Thế nào là biến dị ? Biến dị gồm những loại nào ? Ý nghĩa cùa biến dị nói chung trong chọn giống ?
Câu 3
Nguyên tắc bổ sung (NTBS) thể hiện qua các cơ chế di truyền nào ?Sự vi phạm NTBS gây ra hậu quả gì?
Câu 4
Một tế bào sinh dục của gà 2n = 78 nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể đơn trong từng cặp nhiễm sắc thể khác nhau, khi giảm phân không có trao đổi đoạn. Tế bào này nguyên phân 5 đợt ở giai đoạn sinh sản, rồi lớn lên về kích thước, sau đó trải qua giảm phân để tạo ra các tinh trùng bình thường n.
a. Ở giai đoạn sinh sản môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu cho nguyên phân tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới?
b. Ở giai đoạn chín (giảm phân) môi trường tế bào cần phải cung cấp thêm bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới?
c. Số lượng tinh trùng được tạo ra là bao nhiêu?
d. Tính số lượng tinh trùng được tạo ra khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể ?
Câu 5
Cho hai hợp tử của loài lúa nước 2n=24 đã nguyên phân liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương là 2256 NST đơn
a-Tìm tống số tế bào con thu được ?
b-Tính số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử .Biết rằng số tế bào con thu được từ hợp tử I nhiều gấp đôi số tế bào con thu được từ hợp tử II
c-Cho biết số cromatit :
+Trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử I khi chúng tiến hành đợt nguyên phân cuối cùng ?
+Trong các tế bào con con sinh ra từ hợp tử II khi chúng tiến hành nguyên phân cuối cùng ?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | Tính trạng là :Là những đặc điểm về hình thái ,cấu tạo ,sinh lí của cơ thể ví dụ :thân cao , quả vàng ,chịu hạn tốt … Giống (hay dòng thuần ) là : Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất ,các thế hệ sau giống các thế hệ trước Kiểu hình : Là tập hợp các tính trạng của cơ thể .kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường . Kiểu gen : Là tổ hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật Tính trạng trội :Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử hoặc dị hợp .trên thực tế có trội không hoàn toàn . Tính trạng lặn : Là tính trạng chỉ xuất hiện kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn . |
---
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
Vì sao ADN lại có tính đặc thù và đa dạng ?Nêu các chức năng của ADN vì sao chúng lại có các chức năng đó ?
Câu 2.
1. Cho sơ đồ sau : Gen ( một đoạn ADN ) → mARN → Protein → Tính trạng
Bản chất mối quan hệ của sơ đồ trên ?
2. Nếu mạch đơn của gen có tỉ lệ các nucleotit như sau A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 trong đó số lượng A là 150.
a-Tìm chiều dài của gen đo ?
b- Nếu gen đó tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi axit amin thì số lượng axit amin là bao nhiêu ? và lượng axit amin ở phân tử protiein hoàn chỉnh là bao nhiêu ?
Câu 3
Bằng kiến thức của mình, em hãy so sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân để chứng tỏ những điều mà hai bạn An và Bình đã trao đổi.
Câu 4:
Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau:
Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm.
b. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng.
Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên
Câu 5: Thế nào là kiểu gen, thế nào là kiểu hình và tính trội hoàn toàn?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | *ADN có tinh đặc thù và đa dạng là : -Có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các nucleotit ( A và G lớn T và X nhỏ hơn ) -Tính đặc thù cùa ADN do số lượng ,thành phần và trình tự sắp xếp các loại nucleotit -Những cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN *ADN gồm các chức năng sau : -Lưu giữ thông tin di truyền. Vì : do cấu tạo đặc biệt của ADN dạng xoắn phải gồm 4 loại nucleotit .Trong đó các nuleotit ở một mạch liên kết với nhau ở một mạch bằng liên kết hóa trị ( Đ- P) bền vũng. Các nucleotit ở hai mạch nối với nhau bằng liên kết hydro kém bền vững hơn theo NTBS A lớn liên kết với T nhỏ và G lớn liên kết với X nhỏ. -Truyền đạt thông tin di tuyền : Vì : ADN có khả năng tự nhân đôi ở cuối kì trung gian theo NTBS nhờ đó mà NST được di truyền ổn định qua các thế hệ. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
Biết tính trạng thời gian chín do một gen qui định. Xác định kiểu gen F1 và các cây I, II, III. Muốn ngay F1 đồng loạt xuất hiện cây chín sớm, kiểu gen của thế hệ bố mẹ (P) phải như thế nào?
Câu 2.
Thông tin trên mô tả cấu trúc nào của phân tử ADN? Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN?
Câu 3.
Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 4.
Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:
a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN.
b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.
c. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
Câu 5.
Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau:
Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm.
b. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | * Xét phép lai 3: F2 – III phân li kiểu hình theo tỉ lệ: \(\frac{{Chinsom}}{{Chinmuon}} = \frac{{297}}{{101}} \approx \frac{3}{1}\) F2 có 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử đực x 2 giao tử cái à F1 và cây thứ II dị hợp 1 cặp gen. → chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn. - Qui ước gen: Gen A qui định tính trạng chín sớm. Gen a qui định tính trạng chín muộn. * Phép lai 1: F2 – I: 100% chín sớm à kiểu gen cây I phải đồng hợp AA, kiểu hình chín sớm. Sơ đồ lai: F1: ♂ chín sớm (tc) x ♀ chín muộn Aa AA GF1: A, a A F2: 1 AA : 1 Aa 100% chín sớm * Phép lai 2: F2 – II: Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích cá hợp dị thể. Cây II có kiểu gen aa, kiểu hình chín muộn. Sơ đồ lai: F1: ♂ chín sớm x ♀ chín muộn Aa aa GF1: A, a a F2: 1 Aa : 1 aa Kết luận: Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa: 1aa Tỉ lệ kiểu hình: 1chín sớm: 1 chín muộn * Phép lai 3: Cây III có kiểu gen Aa, kiểu hình chín sớm. Sơ đồ lai: F1: ♂ chín sớm x ♀ chín sớm Aa Aa GF1: A, a A, a F2: 1AA : 2 Aa : 1 aa Kết luận: Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa: 1aa Tỉ lệ kiểu hình: 3 chín sớm: 1 chín muộn * Muốn ngay F1 đồng loạt xuất hiện 1 tính trạng trội là chín sớm thì một trong hai bên bố hoặc mẹ có kiểu gen đồng hợp trội AA, cá thể còn lại có kiểu gen bất kì. Vậy, kiểu gen của P có thể là: P: AA (chín sớm) x AA (chín sớm) hoặc AA (chín sớm) X Aa (chín sớm) hoặc AA (chín sớm) x aa (chín muộn) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
a. So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
b. Hãy trình bày quá trình tiêu hoá Prôtêin trong ống tiêu hoá của người.
Câu 2:
a. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen là gì?
b. Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li.
Câu 3:
Vai trò của cặp nhiễm sắc thể thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người?
Câu 4 :
Gen là gì? Phân tử mARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của gen như thế nào?
Câu 5 :
Thế nào là đột biến? thế nào là thường biến? đột biến và thường biến khác nhau như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | ||||
1 | 1. So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn a. điểm giống nhau: - Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch mang tính chất chu kì - xẩy ra quá trình trao đổi khí trong tuần hoàn máu b. Khác nhau
2. Quá trình tiêu hoá Prôtêin - Tiêu hoá ở khoang miệng: Chỉ tiêu hoá về mặt lí học do tác dụng của răng, lưỡi, nước bọt, thức ăn protein được nghiền nát, tẩm nước bọt và đưa xuống dạ dày - tiêu hoá ở dạ dày: Dưới tác dụng co bóp của dạ dày, thức ăn được thấm dịch vị, với điều kiện pH axit men pepsin trong dịch vị sẽ biến đổi một phần protein trong thức ăn thành protein đơn giản - tiêu hoá ở ruột non: Dạ dày co bóp thức ăn(protein) được đưa xuống ruột non. Dịch mật đã tạo điều kiện tốt cho các men tiêu hoá của dịch tuỵ(Tripsin) và dịch ruột (Erepsin) hoạt động ở ruột non: + Prôtêin đơn giản biến đổi thành axit amin + Prôtêin ( nguyên trong thức ăn) biến đổi thành axit amin + Prôtêin nguyên trong thức ăn ( hoặc đơn giản) biến đổi thành axit amin - Kết quả của quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá: Các loại protein phức tạp trong thức ăn được biến đổi thành các axit amin hấp thụ vào máu được máu đưa đến tế bào và tổng hợp thành protein đặc trưng của cơ thể người. Prôtêin tham gia vào cấu tạo các tế bào của cơ thể và một phần tạo ra năng lượng ATP |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1
Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập? Qua đó so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy luật này?
Câu 2 So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN?
Câu 3
Có một số tế bào sinh dưỡng của Thỏ cùng nguyên phân ba lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con có chứa tổng số 2112 nhiễm sắc thể. Hãy xác định số tế bào sinh dục ban đầu và số tế bào con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân. Biết Thỏ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 44.
Câu 4
Hai gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau là 2760.
Gen I có 840 ađenin,
Gen II có 480 ađenin.
Cho biết gen nào dài hơn? Xác định chênh lệch chiều dài đó là bao nhiêu.
Câu 5
Ở đậu, gen A quy định tính trạng hoa xanh, a hoa đỏ. Gen B quy định tính trạng đài ngả, b đài cuốn. Cho đậu hoa xanh, đài ngả lai với đậu hoa đỏ, đài cuốn. F1 thu được 400 cây hoa xanh đài ngả; 399 cây hoa đỏ , đài cuốn. Hãy biện luận và xác định kiểu gen từ P đến F1.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | ||||
1 | * Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập: - Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. - Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. * Những điểm giống nhau: - Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như : Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng được theo dõi, tính trạng trội phải là trội hoàn toàn, số lượng cá thể thu được phải đủ lớn. - Ở F2 đều có sự phân tính ( xuất hiện nhiều kiểu hình ) - Cơ chế của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen tronggiảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử. * Những điểm khác nhau:
|
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Phước Hải có đáp án Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: