Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Lộc Hòa

TRƯỜNG THCS LỘC HÒA

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào bên trong cơ thể của con trai . Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai . Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát .

Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp

(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ, Bùi Xuân Lộc, NXB Trẻ, 2005)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn (0,5 điểm)

"Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai"

Câu 3. Em hiểu như thế nào về nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và chất dẻo? (1 điểm)

Câu 4. Câu chuyện trên gửi đến cho em thông điệp gì trong cuộc sống?(1 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của mỗi người .

Câu 2 (5 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập 1)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự

Câu 2. Biện pháp tu từ nhân hóa "Vị khách"

Câu 3.

Nghĩa tượng trưng của 2 hình ảnh:

- Hạt cát: Những nghịch cảnh, khó khăn, rủi ro mà con người có thể gặp trong cuộc sống.

- Chất dẻo: Cách ứng phó, khắc phục để vượt qua những rủi ro, trở ngại.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I ( 6,5 điểm)

Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy khiến người đọc vô cùng xúc động bởi những suy ngẫm về cuộc sống và những triết lí nhân sinh sâu sắc được diễn tả dung dị như lời tâm tình, lời nhắc nhở chân thành, cảm động. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào và hoàn cảnh ra đời có gì đặc biệt ?

2. Cũng trong bài thơ " Ánh trăng", các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" còn được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và cho biết ý nghĩa của các hình ảnh này trong mỗi khổ thơ.

3. Câu thơ cuối của khổ thơ trên, tác giả viết " vầng trăng thành tri kỉ"

a/ Hãy giải thích nghĩa từ "tri kỉ". Vì sao con người và trăng có thể trở thành tri kỉ ?

b/ Gọi tên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.

4. Khép lại bài thơ, Nguyễn Duy viết :

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Dựa vào khổ thơ, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ những suy ngẫm sâu sắc và triết lí nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng trăng, trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép nối để liên kết câu ( gạch chân và chú thích ).

PHẦN II (3, 5 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

... Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten - mét - xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten - mét - xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten - mét - xơ ghi : " Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá : 9 999 đô la ". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không ! ?

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì ? Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.

2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích ? Theo em có nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp không ? Vì sao ?

3. Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề "Tri thức là sức mạnh"

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I (6,5 điểm)

Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy khiến người đọc vô cùng xúc động bởi những suy ngẫm về cuộc sống và những triết lí nhân sinh sâu sắc được diễn tả dung dị như lời tâm tình, lời nhắc nhở chân thành, cảm động. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

1. Bài thơ được viết theo thể thơ: năm chữ

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ khá đặc biệt khi lúc này tác giả Nguyễn Duy đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

2.

- Chép đúng khổ thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

- Ý nghĩa của các hình ảnh này trong mỗi khổ thơ:

+ trong khổ thơ đầu là những hình ảnh vô cùng thân thuộc của quê hương, là hình ảnh khắc vào tuổi thơ.

+ vẫn là các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" đó, hình ảnh kỉ niệm còn vẹn nguyên.

3. Câu thơ cuối của khổ thơ trên, tác giả viết " vầng trăng thành tri kỉ"

a/

- "Tri kỉ" là thừ tình cảm vô định hình, nó thể hiện sự thân thiết để ta có thể chia sẻ mọi khắc khắc vui buồn, người thấu hiểu ta.

- Con người và trăng có thể trở thành tri kỉ bởi:

+ Trăng trở thành người cùng chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.

+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

“Niềm tin của bạn có một sức mạnh cực kì to lớn, bởi vì niềm tin giống như là trung tâm chỉ huy của não bộ bạn vậy. Niềm tin ảnh hưởng đến mục tiêu bạn đặt ra. Niềm tin quyết định những hành động muốn bạn thực hiện. Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì.”

(Trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, Adam Khoo, Dịch giả Trần Đăng Khoa - Uông Xuân Vy, NXB Phụ Nữ) 

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm):

Xác định phép liên kết câu và nêu tác dụng của phép liên kết đó.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về Sự tự tin.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (5.0 điểm ). Đọc đoạn văn sau:

“...Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh…”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai?

b. Tại sao nhân vật “tôi” cảm thấy thẫn thờ, tiếc không nói nổi"?

c. Tìm thành phần tình thái đã được sử dụng trong đoạn văn trên?

d. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 2 (5,0 điểm). Nhận xét về bài Đồng chí của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thảm thiết, sâu nặng của người lính cách mạng, mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thật, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn."

Em hãy phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (5.0 điểm ).

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

b. Nhân vật “tôi” cảm thấy thẫn thờ, tiếc không nói nổi" vì khi Phương Định gặp một trận mưa đá, ở cô lập tức toát lên một niềm vui để rồi bâng khuâng ngơ ngác khi mưa tạnh quá nhanh y như khi nó đến.

c. Thành phần tình thái đã được sử dụng trong đoạn văn trên: Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá.

d.

- Hình thức: đoạn văn ngắn

- Nội dung: nêu cảm nhận của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Để viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ, ở đây các em cần phải hiểu rõ và xác định đối tượng ở đây là nhân vật Phương Định hoặc Thao, Nho trong

Câu 2 (5,0 điểm).

a. Mở bài:

- Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm

b. Thân bài: Phân tích bài thơ Đồng chí để làm sáng tỏ

* Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.

- Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

---(Để xem đầy đủ đáp án câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Mùa dịch giúp xóa khoảng cách và kéo mọi người gần nhau hơn. Mọi người đồng lòng và cùng chung mục tiêu chiến thắng dịch bệnh. Các hoạt động thiện nguyện một phần xuất phát từ tinh thần trách nhiệm xã hội, và sâu thẳm tận đáy lòng của mọi người là tinh thần "máu chảy ruột mềm", vì tình dân tộc và nghĩa đồng bào.

Không cần những mỹ từ kêu gọi, mọi người đến với nhau và chung tay trên sự tin tưởng và tín nhiệm. Chúng tôi đã cùng nhau lập các nhóm thiện nguyện "Góp khẩu trang cho tuyến đầu", "Góp gạo, nhu yếu phẩm cho người yếu thế", với sự hợp sức của các nhóm tình nguyện viên trên khắp miền đất nước. Mỗi người mỗi công việc khác nhau nhưng chất kết dính là sự đồng lòng, minh bạch.

Sau hơn một tháng chống dịch, tôi nghĩ "niềm tin thắng dịch" là vitamin tích cực giúp sợi dây đồng lòng, chung sức của mọi người thêm bền chặt.

(Trích Sức hạnh đồng lòng, đoàn kết, tuoitre.vn, ngày 19-04-2020)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm).

Theo tác giả, các hoạt động thiện nguyện trong mùa dịch xuất phát từ những điều gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: "niềm tin chống dịch" là vitamin tích cực giúp sợi dây đồng lòng chung sức của mọi người thêm bền chặt "? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng tốt trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong hai đoạn văn sau:

(1) Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:

- Thu !Con.

Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

- Ba đây con !

- Ba đây con !

(2) Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cửa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét : "Yêu nhớ tặng Thu con của ba".

(Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2018)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, các hoạt động thiện nguyện trong mùa dịch xuất phát từ tinh thần trách nhiệm xã hội, và sâu thẳm tận đáy lòng của mọi người là tinh thần "máu chảy ruột mềm", vì tình dân tộc và nghĩa đồng bào.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Lộc Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?