TRƯỜNG THCS LÊ ĐỨC THỌ | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Khái niệm sau đây nói đến phương châm hội thoại nào?
“Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tráng nói mơ hồ”
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm cách thức.
D. Phương châm quan hệ.
Câu 2: Câu thơ nào sau đây sử dụng phép tu từ ẩn dụ?
A. Gần xa nô nức yến anh
B. Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
C. Đúng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
D. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ.
Câu 3: Trong hai câu thơ sau:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
(Trích “Nói với con” -Y Phương)
Sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép thế, phép nối.
B. Phép thế, phép lặp.
C. Phép nối, phép thế.
D. Phép nối, phép lặp.
Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu non cuối bể.
B. Đầu súng trăng treo.
C. Đầu bạc răng long.
D. Đầu sóng ngọn gió.
Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên.
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là đã muộn.
D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.
Câu 6: Câu văn ‘‘Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào.” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu trần thuật.
B. Câu nghi vấn.
C. Câu cảm thán.
D. Câu cầu khiến.
Câu 7: Câu văn ‘‘Nửa tiếng, các ông, các bà nhé” thuộc loại câu nào?
A. Câu đơn.
B. Câu đặc biệt.
C. Câu ghép.
D. Câu nghi vấn
Câu 8: Bé Thu kêu: “Cơm chín rồi!” (văn bản “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng) có hàm ý gì?
A. Nhắc anh Sáu vô ăn cơm.
B. Nhờ anh Sáu dọn cơm ra.
C. Nhờ anh Sáu bắc nồi cơm ra.
D. Nhắc anh Sáu nấu cơm.
PHẦN II: TỰ LUẬN( 8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Cho đoạn thơ sau:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ Hán -Việt?
A. Thanh minh
B. Giai nhân
C. Tảo mộ
D. Ngựa xe.
Câu 2: Xét về thành phần câu, câu sau đây gồm mấy thành phần?
“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”.
A. Hai
B. Bốn
C. Ba
D. Một
Câu 3: Câu “Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp” (trích “Cây tre Việt Nam” -Thép Mới) sử dụng phép tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C . So sánh
D. Hoán dụ
Câu 4: Câu “Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc” (trích “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê) có chứa thành phần nào trong các thành phần sau?
A. Trạng ngữ
B. Thành phần tình thái
C. Khởi ngữ
D. Thành phần cảm thán.
Câu 5: Có thể thay thế từ ngữ xưng hô nào phù hợp cho từ “bà con” trong câu nói “Luôn tiện bà con lót dạ” (trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
A. Mọi người
B. Các em
C. Các anh
D. Các ông
Câu 6: Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” (trích “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận) thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn
B. Câu cảm thán
C. Câu trần thuật
D. Câu cầu khiến.
Câu 7: Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách. Điều đó được coi là gì?
A. Nói móc
B. Nói mát
C. Nói leo
D. Nói dối.
Câu 8: Hãy chọn từ, ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Đồng nghĩa với “nhược điểm” là…
A. Yếu điểm
B. Khuyết điểm
C. Điểm thiếu sót
D. Điểm yếu.
PHẦN II: Tự luận
Câu 1: Cho câu văn sau:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
a. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ?
b. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?
c.Từ sự hiểu biết của em về văn bản, sự hiểu biết về xã hội, hãy nêu suy nghĩ của mình về phong cách sống của lớp trẻ hiện nay? (Viết trong khoảng một trang tờ giấy thi)
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim” (Viễn Phương); biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hoá.
D. Hoán dụ
Câu 2: Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì?
A. Thành phần tình thái.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi đáp.
D.Thành phần phụ chú.
Câu 3: Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp"?
A. Khởi ngữ
B. Biệt lập tình thái
C. Biệt lập cảm thán
D. Biệt lập phụ chú.
Câu 4: Về hình thức, các câu văn trong đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào dưới đây?
A. Phép lặp, phép thế
B. Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa
C. Phép nhân hoá
D. Phép nối
Câu 5: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A. Cá này rán thì ngon.
B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
C. Nam Bắc hai miền ta có nhau.
D. Tôi thì tôi chịu.
Câu 6: Câu văn: “Tôi nói như gắt vào máy” (Lê Minh Khuê) thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đặc biệt
B. Câu đơn
C. Câu rút gọn
D. Câu ghép
Câu 7: Từ “chúng ta” trong câu: “Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự” đã bị người mời dùng sai. Chọn một trong các từ ngữ sau để thay thế?
A. Chúng mình.
B. Chúng em.
C. Bọn mình.
D. Bọn em.
Câu 8: Trong các từ Hán Việt sau: khai trường, khai giảng, tựu trường, nhập trường; từ nào không đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Khai trường.
B. Khai giảng.
C. Tựu trường.
D. Nhập trường.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
a. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?
b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Phẩm chất nào của nhân vật được thể hiện qua đoạn văn trên?
c. Từ vấn đề mà đoạn văn nêu ra, em hãy dựng một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm của con người.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
1. B
2. B
3. A
4. C
5. A
6. B
7. B
8. D
Phần II: Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1:
a.
- Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi;
- Tác giả: Lê Minh Khuê;
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
---(Để xem đầy đủ đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (3,0 điểm). Đọc các sự việc sau và trả lời các câu hỏi:
- Ở ngã tư đường, một ông lão bị tai nạn xe. Nhiều người thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.
- Mẹ Nam đi làm về mệt. Mẹ có nhờ Nam nấu hộ bữa cơm. Nam thản nhiên đáp: “Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi”
a. Xét theo mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?
Nhiều người đi đường thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.
b. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong các sự việc trên.
c. Em có đồng ý với việc bạn Nam trả lời mẹ trong sự việc nêu trên không? Vì sao?
d. Hai sự việc trên muốn nhắc tới hiện tượng nào trong giới trẻ hiện nay?
Câu 2 (2.0 điểm).
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm.
Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr.93)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (3,0 điểm). Đọc các sự việc sau và trả lời các câu hỏi:
a. Xét theo mục đích nói, câu văn: "Nhiều người đi đường thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua." thuộc kiểu câu trần thuật.
b. Lời dẫn trực tiếp: Nam thản nhiên đáp: “Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi”
c. Bày tỏ quan điểm của cá nhân em: đồng ý hay không đồng ý, có giải thích vì sao em lại lựa chọn như vậy.
d. Hai sự việc trên muốn nhắc tới hiện tượng bệnh vô cảm trong giới trẻ hiện nay.
Câu 2.
- Giải thích được bệnh vô cảm là gì?
- Trong tình huống đưa ra trong đề thi đã thể hiện bệnh vô cảm như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
- Bài học em rút ra được?
Câu 3.
- Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật.
+ Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào "đền ơn sinh thành" cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong câu ca dao sau?
Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
(Ca dao)
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm lịch sự
Câu 2. Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ nói móc?
A. Nói chen vào chuyện của người khác khi chưa được hỏi đến
B. Nói nhằm châm chọc vào điều không hay của người khác một cách cố ý
C. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau
D. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói
Câu 3. Cụm từ in đậm trong câu văn sau là thành phần gì của câu?
“Hồi còn đế quốc, mỗi bận đi đâu xa, khoe làng, ông chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông.” (Kim Lân)
A. Thành phần khởi ngữ
B. Thành phần phụ chú
C. Thành phần chủ ngữ
D. Thành phần trạng ngữ
Câu 4. Các câu trong đoạn văn sau đây liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
“Trong suốt tuổi thơ, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi qua cuộc đời những đứa trẻ thôn quê như tôi – ngọn gió của đói rét. Lúc nào chúng tôi cũng đói, lúc nào chúng tôi cũng rét như ông bà, cha mẹ chúng tôi. Lúc nào chúng tôi cũng sống trong ngôi nhà ẩm thấp, mù tối và tiếng chó sủa suốt đêm…” (Nguyễn Quang Thiều).
A. Phép thế, phép liên tưởng
B. Phép thế, phép lặp
C. Phép nối, phép thế
D. Phép lặp, phép nối
Câu 5. Dòng nào không phải là thành ngữ trong các dòng dưới đây.
A. Lá lành đùm lá rách
B. Mắt phượng mày ngài
C. Ruột để ngoài da
D. Mẹ tròn con vuông
Câu 6. Câu văn nào sau đây có thành phần khởi ngữ?
A. Nó nhanh nhẹn nhưng hơi bừa bộn.
B. Nó là một người rất nhanh nhẹn.
C. Về sự nhanh nhẹn thì nó là nhất trong số các chị em.
D. Người nhanh nhẹn nhất nhà là nó.
Câu 7. Chỉ ra hiệu quả của phép tu từ nói giảm – nói tránh được sử dụng trong câu thơ sau:
“Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” (Nguyễn Du)
A. Giảm đi cảm giác đau thương mất mát
B. Thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự
C. Giảm đi sự đột ngột, bất ngờ
D. Thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng
Câu 8. Trong các câu thơ dưới đây của Bằng Việt, từ nhóm nào được dùng với nghĩa chuyển?
A. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
B. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
C. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
D. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Lê Đức Thọ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !