Bộ 5 đề thi KSCL lần 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Yên Lạc 2

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

 

KỲ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2019-2020

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC. KHỐI 11

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Đề thi gồm 4 trang

 

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.

b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong.

c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng.

d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hoá xanh.

e) Dung dịch HF là axit yếu nhưng có khả năng hòa tan SiO2.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                     B. 2.                                 C. 4.                                 D. 5.

Câu 2: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm: FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là

A. 5,92.                                B. 4,96.                            C. 9,76.                            D. 9,12.

Câu 3: Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất  monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là

A. pentan.                             B. 2,2-đimetylpropan.      C. 2-metylbutan.             D. but-1-en.

Câu 4: Một đồng đẳng của benzen có công thức phân tử C8H10.  Số đồng phân của chất này là

A. 2.                                     B. 3.                                 C. 4.                                 D. 1.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.

B. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

C. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

D. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng đá khô (CO2 rắn).

Câu 6: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 0,10 mol.                         B. 0,20 mol.                     C. 0,25 mol.                     D. 0,15 mol.

Câu 7: Nhận biết các hóa chất sau ở các lọ mất nhãn : hexen, toluen, hexan, bằng phương pháp hóa học ta có thể dùng hóa chất là

A. dung dịch KMnO4.         B. dung dịch brom.         C. dung dịch HCl.           D. dung dịch NaOH.

Câu 8: Cho phương trình hoá học: aFe(OH)2 +   bHNO3 →   cFe(NO3)3 +  dNO +  eH2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học thì giá trị b bằng bao nhiêu?

A. 31.                                   B. 25.                               C. 10.                               D. 28.

Câu 9: Hòa tan m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 400 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 58,4 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 57,6.                                B. 42,0.                            C. 44,0.                            D. 48,0.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 1,79.                                B. 4,48.                            C. 2,24.                            D. 5,60.

Câu 11: Hỗn hợp khí X chứa H2 và một ankin. Tỉ khối của X đối với H2 là 4,8. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni tạo hỗn hợp Y không làm mất màu nước Br2 và có tỉ khối so với H2 là 8. Công thức phân tử của ankin là

A. C3H4.                               B. C2H2.                           C. C4H6.                          D. C4H8.

Câu 12: X là hợp chất hữu cơ, mạch hở, chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi làm bay hơi hoàn toàn 4,5 gam X thu được thể tích bằng thể tích của 2,1 gam khí N2 ở cùng điều kiện. Công thức phân tử không thỏa mãn của X là

A. C2H4O2.                             B. C3H6O.                          C. C3H8O.                          D. CH3COOH.

Câu 13: Phản ứng mà silic thể hiện tính oxi hóa là

A. \(Si + {O_2} \to Si{O_2}\)                                                    B. \(Si + 2{F_2} \to Si{F_4}\)

C. \(Si + 2Mg \to M{g_2}Si\)                                                    D. \(Si + 2NaOH + {H_2}O \to N{a_2}Si{O_3} + 2{H_2}\)

Câu 14: Số liên kết xichma có trong công thức cấu tạo CH3CH=CH2

A. 7.                                     B. 5.                                 C. 8.                                 D. 6.

Câu 15: Khi sấy khô, axit silixic (H2SiO3) mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp, có tính hút ẩm mạnh được gọi là

A. thủy tinh lỏng.                 B. silic vô định hình.        C. silicagen.                     D. thạch anh.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất? Coi các chất điện li hoàn toàn.

A. HCl.                                 B. H2SO4.                        C. Ba(OH)2.                    D. NaOH.

Câu 2: Khi sấy khô, axit silixic (H2SiO3) mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp, có tính hút ẩm mạnh được gọi là

A. silicagen.                          B. thủy tinh lỏng.            C. thạch anh.                   D. silic vô định hình.

Câu 3: Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất  monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là

A. 2-metylbutan.                  B. 2,2-đimetylpropan.      C. pentan.                        D. but-1-en.

Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết

A. hiđro.                                                                       B. cộng hóa trị phân cực.

C. ion.                                                                           D. cộng hóa trị không cực.

Câu 5: Công thức phân tử của ankan là

A. CnH2n+2 (n ≥2).                    B. CnH2n+2 (n ≥1).                C. CnH2n-2 (n ≥2).                D. CnH2n (n ≥2).

Câu 6: Nhận biết các hóa chất sau ở các lọ mất nhãn : hexen, toluen, hexan, bằng phương pháp hóa học ta có thể dùng hóa chất là

A. dung dịch KMnO4.         B. dung dịch brom.         C. dung dịch HCl.           D. dung dịch NaOH.

Câu 7: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm: FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là

A. 4,96.                                B. 5,92.                            C. 9,76.                            D. 9,12.

Câu 8: Hòa tan m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 400 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 58,4 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 57,6.                                B. 42,0.                            C. 44,0.                            D. 48,0.

Câu 9: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2  là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O  thu được là

A. 18,96 gam.                       B. 16,80 gam.                  C. 18,60 gam.                  D. 20,40 gam.

Câu 10: C3H8O có số đồng phân cấu tạo bền là

A. 3.                                     B. 4.                                 C. 1.                                 D. 2.

Câu 11: Cho các chất sau: etilen, vinylaxetilen, isopren, propin, butan, buta-1,3-đien. Mệnh đề nào dưới đây là đúng khi nhận xét về các chất trên?

A. Có 6 chất làm mất màu dung dịch brom.

B. Có 5 chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.

C. Có 3 chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

D. Có 6 chất tác dụng với H2 (có xúc tác thích hợp và đun nóng).

Câu 12: Phản ứng mà silic thể hiện tính oxi hóa là

A. \(Si + {O_2} \to Si{O_2}\)                                                    B. \(Si + 2{F_2} \to Si{F_4}\)

C. \(Si + 2Mg \to M{g_2}Si\)                                                    D. \(Si + 2NaOH + {H_2}O \to N{a_2}Si{O_3} + 2{H_2}\)

Câu 13: Số liên kết xichma có trong công thức cấu tạo CH3CH=CH2

A. 7.                                     B. 5.                                 C. 8.                                 D. 6.

Câu 14: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 0,10 mol.                         B. 0,20 mol.                     C. 0,25 mol.                     D. 0,15 mol.

Câu 15: Tên gọi của CH3-CH2- CH=CH2

A. etilen.                               B. buten.                          C. propen.                        D. but-1-en.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.

b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong.

c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng.

d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hoá xanh.

e) Dung dịch HF là axit yếu nhưng có khả năng hòa tan SiO2.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                                     B. 2.                                 C. 5.                                 D. 3.

Câu 2: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. CO32- , Na+ , OH- , SO42-.                                      B. Cu2+, Cl- , K+,  OH- .

C. Mg2+ , K+ , NO3-, CO32-.                                        D. HCO3- , H+, Al3+, OH- .

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol C2H4 trong hỗn hợp trên là

A. 0,03 mol.                         B. 0,09 mol.                     C. 0,01 mol.                     D. 0,08 mol.

Câu 4: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2  là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O  thu được là

A. 18,60 gam.                       B. 18,96 gam.                  C. 16,80 gam.                  D. 20,40 gam.

Câu 5: X là hợp chất hữu cơ, mạch hở, chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi làm bay hơi hoàn toàn 4,5 gam X thu được thể tích bằng thể tích của 2,1 gam khí N2 ở cùng điều kiện. Công thức phân tử không thỏa mãn của X là

A. C3H8O.                              B. CH3COOH.                   C. C3H6O.                          D. C2H4O2.

Câu 6: C3H8O có số đồng phân cấu tạo bền là

A. 3.                                     B. 4.                                 C. 1.                                 D. 2.

Câu 7: Hòa tan m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 400 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 58,4 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 48,0.                                B. 42,0.                            C. 57,6.                            D. 44,0.

Câu 8: Số liên kết xichma có trong công thức cấu tạo CH3CH=CH2

A. 7.                                     B. 5.                                 C. 8.                                 D. 6.

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc) là:

A. 192,8 lít.                          B. 86,4 lít.                        C. 19,28 lít.                     D. 8,64 lít.

Câu 10: Phản ứng mà silic thể hiện tính oxi hóa là

A. \(Si + {O_2} \to Si{O_2}\)                                                    B. \(Si + 2{F_2} \to Si{F_4}\)

C. \(Si + 2Mg \to M{g_2}Si\)                                                    D. \(Si + 2NaOH + {H_2}O \to N{a_2}Si{O_3} + 2{H_2}\)

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 5,60.                                B. 2,24.                            C. 1,79.                            D. 4,48.

Câu 12: Tên gọi của CH3-CH2- CH=CH2

A. etilen.                               B. buten.                          C. propen.                        D. but-1-en.

Câu 13: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 0,10 mol.                         B. 0,25 mol.                     C. 0,20 mol.                     D. 0,15 mol.

Câu 14: Cho 3,48 gam Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là

A. 14,485.                            B. 18,035.                        C. 18,300.                        D. 16,085.

Câu 15: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm: FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là

A. 4,96.                                B. 9,76.                            C. 5,92.                            D. 9,12.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 4,48.                                B. 1,79.                            C. 5,60.                            D. 2,24.

Câu 2: Stiren có công thức cấu tạo là

A. CH2=CH2.                                                               B. CH2=CH-CH=CH2.

C. C6H5CH3.                                                                D. C6H5CH=CH2.

Câu 3: X là hợp chất hữu cơ, mạch hở, chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi làm bay hơi hoàn toàn 4,5 gam X thu được thể tích bằng thể tích của 2,1 gam khí N2 ở cùng điều kiện. Công thức phân tử không thỏa mãn của X là

A. C3H8O.                              B. CH3COOH.                   C. C3H6O.                          D. C2H4O2.

Câu 4: Chỉ ra chất không điện li?

A. KBr.                                B. CH3OH.                      C. NaOH.                        D. HF.

Câu 5: Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất  monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là

A. pentan.                             B. 2-metylbutan.              C. but-1-en.                     D. 2,2-đimetylpropan.

Câu 6: Phản ứng mà silic thể hiện tính oxi hóa là

A. \(Si + {O_2} \to Si{O_2}\)                                                    B. \(Si + 2{F_2} \to Si{F_4}\)

C. \(Si + 2Mg \to M{g_2}Si\)                                                    D. \(Si + 2NaOH + {H_2}O \to N{a_2}Si{O_3} + 2{H_2}\)

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng đá khô (CO2 rắn).

B. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.

C. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

Câu 8: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là

A. CO2.                                B. N2.                               C. O2.                              D. H2.

Câu 9: Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H6

A. 2.                                     B. 5.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 10: C3H8O có số đồng phân cấu tạo bền là

A. 2.                                     B. 4.                                 C. 3.                                 D. 1.

Câu 11: Tên gọi của CH3-CH2- CH=CH2

A. etilen.                               B. buten.                          C. propen.                        D. but-1-en.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.

b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong.

c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng.

d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hoá xanh.

e) Dung dịch HF là axit yếu nhưng có khả năng hòa tan SiO2.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                                     B. 3.                                 C. 4.                                D. 5.

Câu 13: Số liên kết xichma có trong công thức cấu tạo CH3CH=CH2

A. 8.                                     B. 5.                                 C. 7.                                 D. 6.

Câu 14: Cho các phản ứng sau:

(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ;         (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

(c) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S ;  (d) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S

Số phản ứng có phương trình ion rút gọn  S2- + 2H+ ¾® H2S là

A. 1.                                     B. 3.                                 C. 4.                                 D. 2.

Câu 15: Số hiđrocacbon ở thể khí (có C ≤ 4) tác dụng được với dd AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là

A. 5.                                     B. 4.                                 C. 2.                                 D. 3.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5:

Câu 1: Chỉ ra chất không điện li?

A. KBr.                                B. CH3OH.                      C. HF.                             D. NaOH.

Câu 2: Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H6

A. 3.                                     B. 5.                                 C. 2.                                 D. 4.

Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p3. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.                                 B. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm VA.

C. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA.                                D. ô thứ 15, chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 4: Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất  monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là

A. pentan.                             B. 2-metylbutan.              C. but-1-en.                     D. 2,2-đimetylpropan.

Câu 5: Phản ứng mà silic thể hiện tính oxi hóa là

A. \(Si + {O_2} \to Si{O_2}\)                                                    B. \(Si + 2{F_2} \to Si{F_4}\)

C. \(Si + 2Mg \to M{g_2}Si\)                                                    D. \(Si + 2NaOH + {H_2}O \to N{a_2}Si{O_3} + 2{H_2}\)

Câu 6: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm: FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là

A. 4,96.                                B. 9,76.                            C. 5,92.                            D. 9,12.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng đá khô (CO2 rắn).

C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

D. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.

Câu 8: C3H8O có số đồng phân cấu tạo bền là

A. 2.                                     B. 4.                                 C. 3.                                 D. 1.

Câu 9: Cho các phản ứng sau:

(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S          

(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

(c) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S   

(d) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S

Số phản ứng có phương trình ion rút gọn  S2- + 2H+ → H2S là

A. 2.                                     B. 3.                                 C. 4.                                 D. 1.

Câu 10: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng

A. đồng vị.                           B. đồng khối.                   C. đồng phân.                  D. đồng đẳng.

Câu 11: Cracking m gam butan thu được hỗn hợp A gồm: H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị cracking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9,0 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là

A. 23,2.                                B. 2,6.                              C. 11,6.                            D. 5,8.

Câu 12: Số liên kết xichma có trong công thức cấu tạo CH3CH=CH2

A. 8.                                     B. 5.                                 C. 7.                                 D. 6.

Câu 13: Số hiđrocacbon ở thể khí (có C ≤ 4) tác dụng được với dd AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 5.                                 D. 2.

Câu 14: Cho các chất sau: etilen, vinylaxetilen, isopren, propin, butan, buta-1,3-đien. Mệnh đề nào dưới đây là đúng khi nhận xét về các chất trên?

A. Có 6 chất làm mất màu dung dịch brom.

B. Có 5 chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.

C. Có 3 chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

D. Có 6 chất tác dụng với H2 (có xúc tác thích hợp và đun nóng).

Câu 15: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,64.                              B. 21,92.                          C. 15,76.                          D. 39,40.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Bộ 5 đề thi KSCL lần 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Yên Lạc 2. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?