Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Chánh Nghĩa

TRƯỜNG THCS CHÁNH NGHĨA

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men đen.

 

Câu 2.

Khi đem lai cây hoa kép, màu trắng với cây hoa đơn, màu tím, thu được ở F1 toàn cây hoa kép, màu tím. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, thu đuợc 4592 cây F2 với 4 loại kiểu hình, trong đó có 287 cây hoa đơn, màu trắng. Biết mỗi tính trạng do một cặp alen qui định.

 1. Phép lai chịu sự chi phối bởi qui luật di truyền nào? Giải thích tại sao?

 2. Viết kiểu gen của các thế hệ bố mẹ, F1 và F2.

 3. Về mặt lí thuyết, số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu hình còn lại của đời F2 bằng bao nhiêu?

 

Câu 3.

Hãy nêu những điểm khác nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN với cơ chế tổng hợp ARN.

 

Câu 4.

Một gen có khối lượng 9.105 đvC, có tỉ lệ A > G và có tích số giữa A.G =6%. Mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ nuclêôtit loại X chiếm 10% số nuclêôtit của mạch và có 300 nuclêôtit loại T. Khi gen sao mã cần được môi trường cung cấp 900 nuclêôtit loại U. Cho biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300 đvC. Xác định:

 1. Chiều dài của gen.

 2. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của mỗi mạch đơn.

 3. Số lần sao mã (phiên mã) của gen.

 

Câu 5.

 Tại vùng sinh sản, xét 16 tế bào sinh dục sơ khai đều trải qua nguyên phân liên tiếp số lần bằng nhau cần môi trường cung cấp 2976 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, qua giảm phân cần được môi trường cung cấp  3072 NST đơn.

 1. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào tại vùng sinh sản.

 2. Quá trình thụ tinh của số tinh trùng nói trên đã hình thành 32 hợp tử.Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng. Biết mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng, tạo được một hợp tử.

 3. Cho rằng kí hiệu bộ NST của tế bào sinh tinh là AaBbXY. Một nhóm tế bào sinh tinh trải qua giảm phân, cặp NST giới tính không phân li ở kì sau I. Hãy viết thành phần NST của các tinh trùng bị đột biến.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Khi lai hai cá thể bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản và thuần chủng thì sự di truyền của các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau, cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

2

1/+ F1 dị hợp hai cặp alen (Aa, Bb)

  + F2 xuất hiện loại kiểu hình (aabb) = \(\frac{1}{{16}}\). Suy ra qui luật phân li độc lập.

2/ P: AAbb (hoa kép, màu trắng)  x  aaBB (hoa đơn, màu tím)

   F1 : AaBb

   F2 : (Thí sinh viết tỉ lệ 9 loại kiểu gen của F2, không yêu cầu lập sơ đồ lai)

3/ 4 loại kiểu hình đời F2 có tỉ lệ 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb. Suy ra:

+ Số cây hoa kép, màu tím = \(\frac{9}{{16}}\) x 4592 =2583 cây

+ Số cây hoa kép, màu trắng =số cây hoa đơn, màu tím = \(\frac{3}{{16}}\) x 4592 = 861 cây.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và prôtêin.

 

Câu 2

    Giải thích tại sao nhiễm sắc thể được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào?

 

Câu 3

  1. Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
  2. Kỹ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào?
  3. Hiện tượng thoái hóa là gì? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thề hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.
  4. Ưu thế lai là gì? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

 

Câu 4

Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình hãy phân tích vai trò của các nhân tố: “Nước, phân, cần, giống” trong việc nâng cao năng suất cây trồng, từ đó nêu ý nghĩa của việc đưa giống mới vào nông nghiệp để nâng cao năng suất lúa trong bước tiến nhảy vọt về  năng suất lúa hiện nay.

 

Câu 5

Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78). Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 19812 NST có nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử lưỡng bội bình thường.

  1. Tìm số hợp tử hình thành?
  2. Số lượng tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh?
  3. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái? 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

  • Các điểm giống nhau:
  • Về cấu tạo:

+ Đều thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.

+Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân hợp lại.

+Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại đã tạo thành mạch.

+Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.

  • Về chức năng: cả ADN và prôtêin đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền của cơ thể
  • Các điểm khác nhau:

 

ADN

PROTEIN

Cấu tạo

Có cấu tạo hai mạch song song và xoắn lại.

Có cấu tạo bởi một hay nhiều chuỗi axit amin.

Đơn phân là các nuclêôtit

Đơn phân là các axit amin.

Có kích thước và khối lượng lớn hơn prôtêin

Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN

Thành phần hóa học cấu tạo gồm C, H, O, N, P

Thành phần chủ yếu cấu tạo gồm C, H, O, N.

Chức năng

Chứa gen quy định cấu trúc của prôtêin

Prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử?

b. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân.

 

Câu 2

Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó?

 

Câu 3

Bệnh máu khó đông ở người do một gen gồm hai alen H và h, nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X quy định. Ông (N) kể về sự di truyền bệnh này trong gia đình ông như sau:

“Bố mẹ tôi, bố mẹ vợ tôi, tôi và vợ tôi đều không mắc bệnh máu khó đông. Vợ chồng tôi sinh hai người con, đứa con trai mắc bệnh máu khó đông còn đứa em gái không mắc bệnh này ”.

 1. Bệnh máu khó đông do alen trội hay alen lặn quy định? Hãy quy ước gen về bệnh này.

 2. Xác định kiểu gen của người vợ và mẹ vợ ông (N).

 

Câu 4

Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật với quần xã sinh vật.

 

Câu 5

 Trình bày các mối quan hệ sinh thái khác loài, nêu ví dụ và ý nghĩa của từng mối quan hệ đó.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử:

- Sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng làm hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.

- Sự phân li độc lập của các NST kép có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong cặp NST tương đồng ở kỳ sau giảm phân I.

- Sự phân ly của các nhiễm sắc tử chị em trong cặp NST tương đồng (lúc này không còn giống nhau do trao đổi chéo) một cách ngẫu nhiên về các tế bào con.

 

b. Điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân

NST ở kỳ giữa của nguyên phân

NST ở kỳ giữa của giảm phân

- Mỗi NST có 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau.

- Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử có thể có sự khác nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I.

- NST ở kỳ giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng phân bào.

NST ở kỳ giữa giảm phân I xếp thành 2 hàng.

- Trong 1 tế bào, số lượng NST là 2n NST kép.

Trong 1 tế bào ở kỳ giữa giảm phân II số lượng NST là n NST kép.

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc bệnh Tớcnơ. Họ thắc mắc không hiểu vì sao?

  1. Dựa vào kiến thức đã học em hãy giúp cặp vợ chồng trên hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh.
  2. Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành bệnh trên.
  3. Bệnh Tớcnơ thuộc dạng biến dị nào em đã học, xác định bộ NST của người con gái mắc bệnh đó.

 

Câu 2

         Một gen có chiều dài 0,255 µm trong đó số nucleotit loại xitôzin là 150.

  1. Tính khối lượng phân tử của gen. Biết khối lượng trung bình của một nucleotit là 300 đơn vị C.
  2. Tìm số lượng và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của gen.
  3. Trên mạch 1 của gen có 240 nucleotit loại Timin. Loại Xitôzin chiếm 10% số nucleotit của mạch. Xác định số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen?

 

Câu 3

a. Hiện tượng di truyền liên kết là gì?       

b. So sánh kết quả lai phân tích trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng?

 

Câu 4

         Sơ đồ phả hệ sau theo dõi một bệnh hiếm gặp ở người do một gen trên NST thường qui định.

         Hãy biện luận xác định kiểu gen của mỗi người trong gia đình trên?

 

Câu 5

         Ở một loài thực vật, cho giao phấn hai cây thuần chủng thân cao, hoa vàng với thân lùn, hoa đỏ thu được thế hệ F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được ở F2 gồm 4 kiểu hình có tỉ lệ 56,25% thân cao, hoa đỏ: 18,75% thân cao, hoa vàng: 18,75% thân lùn, hoa đỏ: 6,25% thân lùn, hoa vàng.

a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 thì tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng là bao nhiêu?

c. Trình bày nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen?

         Biết mỗi cặp gen qui định 1 tính trạng.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hóa học của môi trường ngoài và do quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn, do tế bào bị lão hóa.

- Cơ chế hình thành:

+ Trong giảm phân: 1 bên cơ thể bố hoặc mẹ có cặp NST giới tính không phân li tạo giao tử (n – 1) không mang NST giới tính.

+ Quá trình thụ tinh giữa giao tử (n – 1) với giao tử n bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử(2n – 1) chỉ mang 1 NST giới tính X. Hợp tử nguyên phân phát triển thành người bị bệnh Tớcnơ.

 

b. Sơ đồ

P:      XX         x         XY

GP: XX, O                X, Y

F1:    XXX  :  OX   :   XXY : OY

                  (Tớcnơ)

P:      XX          x         XY

GP:      X                     XY, O

F1:            XXY    :    OX

                              (Tớcnơ)

 

c. - Người con gái mắc bệnh Tơc nơ, do đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng thể dị bội. Trong tế bào sinh dưỡng chỉ có 1 NST giới tính X.

- Bộ NST của người con gái Tơc nơ: 2n – 1= 45 (NST)

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu I: (4,5 điểm)

1. Nêu nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.

2. Tại sao kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?

3. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?

 

Câu II: (4,5 điểm)

1. Ở thỏ, tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Cho thỏ đực lông đen lai với một thỏ cái chưa biết kiểu hình, thu được F1 toàn thỏ lông đen. Xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của thỏ cái nói trên. Viết sơ đồ lai minh họa.

2. Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, AB, O có 3alen là IA, IB, IO trong đó alen IA, IB  trội hoàn toàn so với alen IO; người có kiểu gen IAIB có nhóm máu AB.

a. Bố thuộc nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu B thì con sinh ra có nhóm máu gì?

b. Để con có nhóm máu AB thì bố mẹ phải có nhóm máu gì (không cần viết SĐL)?

 

Câu III: (3 điểm)

1. Giải thích tại sao bố mẹ thuần chủng thì đời con đồng tính?

2. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (do gen A quy định) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (do gen a quy định). Một bạn nói rằng: “Khi cho thụ phấn giữa 2 cây thân cao đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ trung bình ở đời con luôn luôn xấp xỉ 3 cao : 1 thấp”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

3. Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập và cho biết ý nghĩa của quy luật đó. 

 

Câu IV: (3,5 điểm)

Ở bắp, hạt màu vàng là trội so với hạt màu trắng. Tính trạng màu hạt do một cặp gen qui định.

1. Cho lai bắp hạt vàng không thuần chủng với nhau, F1 thu được 4000 hạt bắp các loại. Tính số lượng mỗi loại hạt bắp thu được ở F1.

2. Làm thế nào để xác định được bắp hạt vàng thuần chủng?

 

Câu V: (4,5 điểm)

Đem lai giữa cặp bố mẹ cây quả to, vị chua với cây quả nhỏ, vị ngọt thu được F1: 100% cây quả to, vị ngọt. Tiếp tục cho F1 lai với cây I, đời F2 thu được:

123 cây quả to, vị ngọt

121 cây quả to, vị chua

39 cây quả nhỏ, vị ngọt

42 cây quả nhỏ, vị chua

Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng

1. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên.

2. Xác định kiểu gen của P, F1 và cây I. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.

3. Muốn đời F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì kiểu gen của P có thể như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

Câu I: (4,5đ)

1. - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. (1đ)

- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.(0,5đ)

2. Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc. (1đ)

3. Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là: (1đ)

         +100% các thể mang tính trạng trội thì cá thể có kiểu gen đồng hợp trội.(0,5đ)

         + 1 trội: 1 lặn thì các thể có kiểu gen dị hợp.(0,5đ)

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Chánh Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?