TRƯỜNG THCS TƯƠNG BÌNH HIỆP | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1
a. Hãy sắp xếp các động vật sau theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao: thủy tức(1), giun đũa(2), trùng kiết lị(3), ốc sên(4), thỏ(5), thằn lằn(6), ếch(7), bồ câu(8), tôm(9), cá chép(10).
b. Sự tiến hóa về hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống được thể hiện như thế nào?
Câu 2
a. Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
b. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?
c. Một người bị tai nạn mất máu nghiêm trọng, cần phải truyền máu khẩn cấp không kịp xác định nhóm máu, theo hiểu biết của em, bác sĩ sẽ lấy nhóm máu gì trong kho dự trữ máu của bệnh viện để truyền cho bệnh nhân? Vì sao?
Câu 3
a. Cho chuỗi thức ăn: Rau -> Sâu xanh -> Chim chích bông - > Vi sinh vật.
Hãy phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sâu xanh và chim chích bông trong một quần xã. Từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học.
b. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội so với thân thấp, tính trạng hạt tròn trội so với hạt dài. Không dùng phép lai phân tích làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử về hai cặp tính trạng nói trên. Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó.
c. Một gen tiến hành tự nhân đôi 5 lần, tính số gen con mới hoàn toàn được tạo thành?
Câu 4
Ở một loài thực vật, cho giao phấn hai cây thuần chủng thân cao, hoa vàng với thân lùn, hoa đỏ thu được thế hệ F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được ở F2 gồm 4 kiểu hình có tỉ lệ 56,25% thân cao, hoa đỏ: 18,75% thân cao, hoa vàng: 18,75% thân lùn, hoa đỏ: 6,25% thân lùn, hoa vàng.
a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 thì tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng là bao nhiêu?
c. Trình bày nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen?
Biết mỗi cặp gen qui định 1 tính trạng.
Câu 5
Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc bệnh Tớcnơ. Họ thắc mắc không hiểu vì sao?
- Dựa vào kiến thức đã học em hãy giúp cặp vợ chồng trên hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh.
- Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành bệnh trên.
- Bệnh Tớcnơ thuộc dạng biến dị nào em đã học, xác định bộ NST của người con gái mắc bệnh đó.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | a.Sắp xếp các động vật theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao: trùng kiết lị (3) -> thủy tức(1) -> giun đũa (2)-> ốc sên(4) -> tôm(9) -> cá chép(10)-> ếch(7) -> thằn lằn(6) -> bồ câu(8) -> thỏ(5). ( Sắp xếp chưa chính xác mỗi đại diện trừ 0,2 điểm) b.Tiến hóa về hệ tuần hoàn:Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (lớp cá ) -> Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn( lưỡng cư) -> Tim 4 ngăn chưa hoàn chỉnh, có một vách ngăn hụt(bò sát)->Tim 4 ngăn(chim, thú).
|
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
Tại sao nói “ Đại dịch AIDS là thảm họa của loài người, nhưng không đáng sợ”? Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS bằng những cách nào?
Câu 2.
Một người từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao, không khí ở vùng đó nghèo oxi. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xẩy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu ?
Câu 3.
Một gen có chiều dài 0,255 µm trong đó số nucleotit loại xitôzin là 150.
- Tính khối lượng phân tử của gen. Biết khối lượng trung bình của một nucleotit là 300 đơn vị C.
- Tìm số lượng và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của gen.
- Trên mạch 1 của gen có 240 nucleotit loại Timin. Loại Xitôzin chiếm 10% số nucleotit của mạch. Xác định số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen?
Câu 4.
a. Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
b. So sánh kết quả lai phân tích trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng?
Câu 5.
Hai hình vẽ sau mô tả giai đoạn phân bào của 2 tế bào ở hai loài sinh vật. Biết rằng không xảy ra đột biến, 4 nhiễm sắc thể đơn ở mỗi nhóm đang phân li về mỗi cực của tế bào. Các chữ cái kí hiệu cho các nhiễm sắc thể.
Em hãy cho biết:
a. Mỗi tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích.
b. Xác định bộ NST lưỡng bội của 2 loài trên.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | .- AIDS là thảm họa của loài người vì: Tỉ lệ tử vong rất cao, không có vacxin phòng và thuốc chữa, lây lan nhanh, mọi người đều có thể lây nhiễm HIV. -AIDS không đáng sợ vì mọi người có thể chủ động phòng tránh và không lây qua các tiếp xúc thông thường. -Phòng tránh AIDS bằng các biện pháp: +Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. +Sinh hoạt tình dục an toàn. + Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con.
|
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là ARN?
Câu 2.
So sánh sự khác nhau giữa Cung phản xạ và Vòng phản xạ?
Câu 3.
Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?
Câu 4.
- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?
- Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?
Câu 5
Sơ đồ phả hệ sau theo dõi một bệnh hiếm gặp ở người do một gen trên NST thường qui định.
Hãy biện luận xác định kiểu gen của mỗi người trong gia đình trên?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | ||||
1 | - Giải thích: + Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN. + Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên mARN. + Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein | ||||
2 |
- Xảy ra nhanh, mang tính chất bản năng nhưng không có luồng thông báo ngược. - Xảy ra chậm hơn, nhưng có luồng thông báo ngược, thường có các hoạt động phối hợp của các cơ và kết quả thường chính xác hơn.
|
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1.
- Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?
- Ở một người có huyết áp là 120 / 80, em hiểu điều đó như thế nào?
Câu 2
Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp :
- Chim sâu ăn; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây Thông; 8. Địa y; 9. Loài cây Cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ
Câu 3
- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?
- Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?
Câu 4
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm ?
Câu 5
Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :
- Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
- Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | a. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm b. Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu: + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất co ) + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất giãn ) Đó là người có huyết áp bình thường.
|
2 | * Quan hệ cùng loài: 7, 9 * Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 + Cộng sinh: 3, 8. + Hội sinh : 5. + Hợp tác : 6. + Kí sinh - vật chủ : 2, 4. + Vật ăn thịt và con mồi : 1, 10.
|
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1.
Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể ®Æc trng cña loµi được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân? Bộ nhiễm sắc thể được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2.
Từ hai dạng lúa có một cặp gen dị hợp ( kiểu gen Aabb và aaBb), người ta muốn tạo ra giống lúa có hai cặp gen dị hợp ( kiểu gen AaBb). Hãy trình bày các bước để tạo ra giống lúa trên? Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì?
Câu 3.
Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen 0d.
Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột biến đó?
Câu 4.
Ô nhiễm môi trường là gì? Hãy nêu những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Vai trò của rừng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
Câu 5.
Khi đem lai cây hoa kép, màu trắng với cây hoa đơn, màu tím, thu được ở F1 toàn cây hoa kép, màu tím. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, thu đuợc 4592 cây F2 với 4 loại kiểu hình, trong đó có 287 cây hoa đơn, màu trắng. Biết mỗi tính trạng do một cặp alen qui định.
1. Phép lai chịu sự chi phối bởi qui luật di truyền nào? Giải thích tại sao?
2. Viết kiểu gen của các thế hệ bố mẹ, F1 và F2.
3. Về mặt lí thuyết, số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu hình còn lại của đời F2 bằng bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | - Nguyên nhân làm cho bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân: Có sự tự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào. - Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa trong giảm phân: + Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng sự tự nhân đôi của NST chỉ xảy ra có 1 lần. + Có sự phân li của hai nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng. - Ý nghĩa + Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bµo và qua các thế hệ cơ thể trong sinh sản vô tính. + Giảm phân làm cho giao tử chỉ chứa bộ NST đơn bội, khi giao tử đực và cái kết hợp với nhau trong thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. + Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST lưỡng bộ đặc trưng của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính. |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Tương Bình Hiệp. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: