SỞ GD & ĐT TỈNH NGHỆ AN
| KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT NĂM HỌC: 2019 – 2020 – BẢNG B Môn: HÓA HỌC (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao nhận đề) |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1(3,0 điểm).
1. Hai nguyên tố X, Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. X thuộc nhóm IA, Y thuộc nhóm IIA. Biết ZX +ZY = 39. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y.
2. Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của Clo bằng 35,5. Tính số nguyên tử của trong 13,85 gam KClO4.
3. Cân bằng các phương trình sau theo phương pháp thăng bằng electron
a. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O. Biết tỷ khối hỗn hợp khí so vơi H2 bằng 16,75.
b. KNO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 → KNO3 + Cr2(SO4)3 + ...
Câu 2(3điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau
a. Sục khí Cl2 đến dư vào dung dịch H2S.
b. Sục khí NO2 vào dung dịch KOH.
c. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3
d. Sục CO2 vào dung dịch NaAlO2.
e. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4
f. Ca(H2PO4)2 + KOH tỉ lệ mol 1:2
2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
\(X \to X{O_2} \to P \to {P_2}{O_5} \to {H_3}P{O_4} \to Ca{\left( {{H_2}P{O_4}} \right)_2} \to {H_3}P{O_4}\)
Biết X là nguyên tố có khối lượng lớn thứ hai vở trái đất
Câu 3(4,0 điểm).
1. Cho cân bằng sau thực hiện trong bình kín: N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k) ∆H < 0
Cân bằng dịch chuyển theo chiều nào (có giải thích khi)
a. Thêm NH3 vào.
b. Tăng nhiệt độ.
c. Giảm áp suất.
2. Tính độ dinh dưỡng phân đạm trong phân Ure?
3. Cho phản ứng sau
Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Ban đầu nồng độ Br2 là 0,016M, sau 80 giây nồng độ Br2 là 0,0120M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo Br2.
4. Trộn 150 ml dung dịch CH3COOH 0,1M với 100 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X (biết = 1,75.10-5)
Câu 4(4,0 điểm).
1. Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,018 mol H2SO4 và 0,038 mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 2,958 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
2. Cho 3,84g kim loại Cu vào 100 ml dung dịch X chứa NaNO3 0,5M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí không màu hóa nâu trong không khí(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính V?
Câu 5(3,0 điểm).
Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là?
Câu 6(3,0 điểm).
1. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn trong thời gian từ 10 -15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch nước muối ăn (NaCl) có tính sát trùng?Vì sao cần thời gian ngâm rau sống dài như vậy?
2. Em hãy vẽ hình điều chế và thu khí etilen trong phòng thí nghiệm. Khí etilen sinh ra có thể lẫn CO2, SO2, hơi H2O. Giải thích và nêu cách loại bỏ tạp chất đó.
ĐỀ SỐ 2:
CÂU 1. (3 ĐIỂM)
1. Cho Fe(Z = 26); Cr(Z = 24); Cu(Z = 29). Viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+, Cr, Cr2+, Cr3+, Cu, Cu+, Cu2+ ?
2. Hãy cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron?
Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O (1)
R-CH2OH + KMnO4 → R-CHO + MnO2 + KOH + H2O (2)
CÂU 2. (3 ĐIỂM)
1. Tính độ dinh dưỡng trong phân lân Supephotphat kép chứa 14,9% khối lượng tạp chất?
2. Viết phương trình hóa học của phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)?
\({H_2}S \to S \to S{O_2} \to {H_2}S{O_4} \to {H_2}S \to N{a_2}S \to PbS\)
CÂU 3. (2 ĐIỂM) 1. Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín: \(2S{O_{2\left( K \right)}} + {O_{2\left( K \right)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_{3\left( K \right)}}\,\,\,\,\Delta H < 0\) . Hãy cho biết (có giải thích): Khi tăng nhiệt độ của hệ thì cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều nào?
2. Cho dung dịch X chứa CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Tính pH dung dịch, biết KCH3COOH = 1,75.10-5
CÂU 4. (3 ĐIỂM) 1. Cho dung dịch X chứa 0,04 mol Na+; 0,02 mol K+; 0,01 mol CO32- và a mol HCO3-. Nhỏ từ từ dung dịch X vào V ml dung dịch HCl 1M đến khi phản ứng kết thúc thu được 11,2 lít khí CO2(đktc). Tính V?
2. Cho 300 ml dung dịch X gồm HCl 1M, AlCl3 1M vào V ml dung dịch KOH 0,5M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 15,6g kết tủa. Tính V?
CÂU 5. (4 ĐIỂM) 1. Cho 2,16 gam kim loại M (hóa trị II) vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 0,224 lít khí N2 (duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X được 14,12 gam muối khan. Xác định kim loại M?
2. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam Photpho trong oxi dư thu được chất rắn X. Hòa tan hết X vào 50 gam dung dịch H3PO4 29,4% thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Tính khối lượng các muối có trong dung dịch Z.
CÂU 6. (3 ĐIỂM) 1. Cho ankan X chứa 16,67% khối lượng Hidro. Khi Clo hóa X(as, 1:1) thu được một dẫn xuất monoClo duy nhất. Gọi tên X?
2. Đốt cháy hoàn toàn 4,3g HCHC A rồi cho sản phẩm cháy gồm CO2 và 2,7g H2O qua bình đựng dd Ca(OH)2. Thấy tạo 10 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dd Y lại thu được 5 gam kết tủa. Tìm CTPT A biết hóa hơi 8,6g A thu được thể tích hơi bằng thể tích của 2,24 lít khí H2 ở đktc?
CÂU 7. (2 ĐIỂM) 1. Vẽ hình biểu diễn thí nghiệm xác định định tính các nguyên tố C, H trong glucozo (có giải thích)? Viết phương trình hóa học của phản ứng?
2. Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Sở GD&ĐT Nghệ An. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:
|
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !