TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (4 điểm) Trong bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng (viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến - sáng tác năm 1948) có câu thơ:
"...Heo hút cồn mây súng ngửi trời..."
Trong bài thơ" Đồng chí" của Chính Hữu cũng có câu:
"...Đầu súng trăng treo..."
Hãy so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu thơ trên. Qua sự giống và khác nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam.
Câu 2: (6 điểm) Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
(Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
Câu 3: (5 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
* Nét giống nhau:
- Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền với cây súng. Cây súng là vũ khí chiến đấu của người lính. Hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều trong thi ca Việt Nam. Tuy vậy hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ trên không gợi lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh mà vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bình thản. (0,5đ)
* Nét khác:
- Ở câu thơ: "Heo hút cồn mây súng ngửi trời" Hình ảnh người lính với cây súng được đặt trong không gian cao, rộng với "cồn mây, trời", gợi cho người đọc sự hình dung: người lính Tây Tiến leo dốc dài và gian khổ để lên được đỉnh núi rất cao. Hình ảnh "súng ngửi trời" là hình ảnh nhân hóa gợi cho người đọc thấy được độ cao của núi, sự heo hút, âm u, mù mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài hước, tinh nghịch, hồn nhiên và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến. Cách thể hiện ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn nhiên, phóng khoáng mà tài hoa. (1,5đ)
- Câu thơ "Đầu súng trăng treo" gợi một không gian yên tĩnh vắng lặng, người lính đứng gác mà trăng treo đầu súng. Súng và trăng gợi nhiều liên tưởng. Súng là vũ khí chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Câu thơ thể hiện khát vọng hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và của nhân dân ta. Hình ảnh thơ thể hiện sự lên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cách diến đạt của chính Hữu: bình dị, mộc mạc mà không kém phần tinh tế. (1,5đ)
- Qua đó thấy được nét chung về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam: đó là những con người hồn nhiên, bình dị, yêu cuộc đời, yêu đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc (0,5đ)
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (8 điểm)
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 2: (12 điểm)
Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (8,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện.
Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
1. Nêu tóm tắt nội dung và phân tích ý nghĩa câu chuyện: (3,0 điểm)
- Trong câu chuyện trên chú tiểu là người mắc lỗi, làm trái qui định vượt tường trốn ra ngoài chơi. Hành động đó mang tính biểu trưng cho những lầm lỗi của con người trong cuộc sống.
- Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
- Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống.
- Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.
- Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
- Câu chuyên cho ta bài học quí giá về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.
2. Suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống: (4 điểm)
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quí của con người.
- Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản...Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, sự khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
- Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
* Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần tìm được những dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
3. Rút ra bài học nhận thức: (1 điểm)
- Cần phải sống khoan dung nhân ái.
- Sống khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình.
Câu 2: (12,0 điểm)
A. Yêu cầu cần đạt:
Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khuyến khích các bài viết sáng tạo.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã học về Truyện Kiều, đặc biệt là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" cần làm rõ được sự am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật Thúy Kiều là một phương diện thể hiện tài năng của Nguyễn Du với các nội dung sau:
---(Để xem đầy đủ đáp án của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3,0 điểm) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ ấy ?
Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích giá trị, ý nghĩa (cả về nghệ thuật và nội dung) của chi tiết cái bóng trong truyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 3: (12 điểm) Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sỹ trong hai bài thơ: "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (3 điểm)
Chép đúng, đủ 4 câu thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Yêu cầu học sinh biết viết một đoạn văn và nêu được cái ý cơ bản sau:
- Bằng biện pháp tu từ nhân hóa, những hình ảnh giàu sức biểu cảm, cách nói giảm 4 câu thơ khổ cuối bài thơ "Sang thu" (Hữu Thỉnh) đã thể hiện cảm nhận về sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa cuối hạ sang đầu thu. Những yếu tố về thời tiết (nắng, mưa, sấm) được phát hiện trong những biến đổi tinh vi (vẫn còn, vơi dần, bớt).
- Đoạn thơ còn có nghĩa ẩn dụ: Khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn con người. Dù tuổi đã "sang thu" nhưng vẫn còn rạo rực, nồng nàn tình cảm trước thiên nhiên cuộc đời. "Sấm" là những vang động, "hàng cây đứng tuổi" là hình ảnh con người từng trải bình tĩnh đón nhận những tác động bất thường của cuộc sống trong sự lạc quan tin yêu.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (2 điểm)
Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện Kiều lại viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Em hãy so sánh hai câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ đó.
Câu 2: (3 điểm)
Trong câu chuyện "Lỗi lầm và sự biết ơn" (Ngữ văn 9 – Tập 1 – Trang 160) có câu:
"Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người"
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên ? (Viết thành văn bản khoảng một trang giấy thi).
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng trong khoảng 15 dòng? (3đ)
Câu 2. Thuật ngữ là gì? Cho 2 ví dụ về thuật ngữ và giải thích 2 thuật ngữ đó? (3đ)
Câu 3. Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long? (4đ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Tóm tắt đoạn trích "Chiếc lược ngà": HS tóm tắt có đầy đủ các ý sau
- Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình nơi anh Sáu ở, anh Sáu khao khát cháy bỏng được gặp đứa con gái đầu lòng lên tám tuổi là bé Thu. Nhưng suốt gần 3 ngày đêm ở nhà bé Thu nhất định không chịu nhận ba, mặc dù anh đã tìm hết cách để chứng minh anh là ba nó. Con bé bướng bỉnh, cứng đầu làm cho anh không kìm được sự nóng giận, anh đã đánh con bé.
- Khi được bà ngoại cho biết nguyên nhân vết thẹo trên mặt ba nó là do giặc Mĩ gây lên, nó mới chịu nhận anh Sau là ba thì cũng là lúc anh Sáu phải trở lại căn cứ. Chia tay con trở lại căn cứ anh Sáu luôn day dứt vì đã đánh con, anh dồn hết tình cảm và tâm sức vào làm chiếc lược bằng ngà voi cho con gái. Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt anh còn cố trao lại chiếc lược nhờ anh Ba trao tận tay cho con gái.
Câu 2. Thuật ngữ là:
- Những từ ngữ biểu thị một khái niệm khoa học, công nghệ, thường được sử dụng trong văn bản khoa học hoặc công nghệ.
- Ví dụ: (HS có thể lấy các ví dụ bất kì – nhưng phải giải thích đúng)
- Ẩn dụ: là biện pháp nghệ thuật tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thụ phấn là: Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học)
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Trần Cao Vân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !