Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Lê Duẩn

TRƯỜNG THCS LÊ DUẨN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4,0 điểm) Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)

Câu 2: (6,0 điểm)

Vết nứt và con kiến

Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)

Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3: (10 điểm) Nhận xét về truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:

"Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật".

Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4 điểm) Học sinh có thể viết thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn nhưng bài làm trả lời đươc các ý sau:

- Xác định biện pháp tu từ: 1,5 điểm

- Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời như hòn lửa

- Biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ: Sóng cài then; đêm sập cửa, câu hát căng buồm.

- Giá trị của biện pháp tu từ: 2,5 điểm

- Gợi lên khung cảnh hoàng hôn rực rỡ, tráng lê, kỳ vĩ. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. 1 điểm

- Hình ảnh con người đẹp khỏe khoắn, niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trước cuộc sống mới... 1,5 điểm

Câu 2: (6 điểm)

* Về kỹ năng:

- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.

- Bài viết cần có bố cục đủ 3 phần, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng cụ thể sinh động, lời văn trong sáng.

* Về kiến thức:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện "Vết nứt và con kiến", rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai.

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (6 điểm)

Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "chiếc bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đã làm rõ điều đó.

Câu 2 (4 điểm)

Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:

Dưới đây là lời kể của một người mẹ - một trong hàng trăm người tham gia "hôi của" trong vụ tai nạn xe tải chở hàng nghìn thùng bia lon Tiger bị lật tại vòng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) vào chiều 04/12/2013:

Hôm đó, tôi đang trên đường đón con gái học lớp 7 về. Đến gần vòng xoay Tam Hiệp, tôi thấy phía trước hỗn loạn khi có chiếc xe tải bị lật giữa đường, nhiều người mạnh ai nấy lao vào hốt bia bị đổ. Không chút suy nghĩ, tôi vội dựng xe giữa đường, kêu con giữ xe và cũng lao vào hốt bia. Đến khi tôi trở ra, trên tay đầy bia và nhìn thấy con gái mặt buồn thiu, tôi cũng chẳng chút bận tâm. Suốt đoạn đường về nhà, con tôi chỉ lặng thinh và mãi sau mới hỏi: "Mẹ lấy bia làm gì khi nhà mình không ai uống?"

(Theo Việt Nam Nét ngày 08/12/2013)

Câu 3: (10 điểm)

Trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi viết:

"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh".

(Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13- NXB GD 2005)

Qua "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", em hãy làm sáng tỏ "điều mới mẻ", "lời nhắn nhủ" mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem "góp vào đời sống".

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: 4 điểm.

1. Yêu cầu chung:

* Hình thức:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để suy nghĩ trình bày về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đó là vai trò của một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm văn học.

- Bài viết lập luận chặt chẽ. Văn viết mạch lạc, trong sáng; chuyển ý linh hoạt, không mắc các lỗi.

* Về nội dung kiến thức:

a. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện:

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (...), để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

---(Để xem tiếp đáp án của những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (4 điểm) Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua hai câu thơ:

Đầu súng trăng treo (Đồng chí – Chính Hữu)

Vầng trăng thành tri kỷ (Ánh trăng – Nguyễn Duy)

Câu 2: (6 điểm)

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép. Dẫn từ sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD- 2007, trang 22).

Từ nội dung câu chuyện trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4,0 điểm) Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

(Từ ấy - Tố Hữu)

Câu 2: (4,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau (bằng cách viết một đoạn văn khoảng 15 câu):

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

(Quê hương - Tế Hanh)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 3: (12,0 điểm)

Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

(Trích Ý nghĩa văn chương- SGK Ngữ văn 7, tập hai)

Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: HS viết thành đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ (Đoạn diễn dịch, qui nạp hoặc T-P-H); (1 điểm)

* Yêu cầu về nội dung:

  • Phép ẩn dụ: Hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí để chỉ lí tưởng cộng sản.
  • Phép so sánh: Tâm hồn giống như một vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim.
  • Phân tích hiệu quả thẩm mỹ: (2 điểm)
  • Phép ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh (bừng, chói), nhà thơ muốn khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng rực rỡ, chói lòa xua tan những u ám, tối tăm; làm bừng sáng tâm hồn người thanh niên trí thức tiểu tư sản giàu nhiệt huyết nhưng chưa tìm được đường đi đúng đắn, đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời. Cách nói thể hiện thái độ thành kính, ân tình của nhà thơ với Đảng.
  • Phép so sánh: So sánh cái trừu tượng (tâm hồn) với cái cụ thể (khu vườn), kết hợp với phép đảo ngữ (rất đậm hương, rộn tiếng chim: một khu vườn tràn đầy màu sắc, hương thơm, âm thanh...), tác giả đã diễn tả niềm vui sương mãnh liệt khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản; ánh sáng của lí tưởng cộng sản có sức mạnh kì diệu đã làm bừng lên một sức sống mới mẻ trong tâm hồn nhà thơ. Niềm vui sống, sự sáng suốt, minh mẫn đến kì lạ của tinh thần trí tuệ khi được lí tưởng chiếu dọi làm tâm hồn nhà thơ trở nên sảng khoái, say mê, náo nức... Đây là giây phút đặc biệt thiêng liêng trong cuộc đời của Tố Hữu và nhà thơ đã ghi lại chân thành, cảm động.

Câu 2: (4 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đúng số câu qui định, cấu trúc chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, có chất văn; không mắc lỗi về chính tả. (1 điểm)

* Yêu cầu về nội dung:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Con người trong hai đoạn thơ đều hiện lên mạnh mẽ, khỏe khoắn, đầy hào hứng, nhiệt tình với những cánh buồm căng tràn hi vọng, ước mơ và ăm ắp vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của người dân chài: dân trai tráng, hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo, câu hát căng buồm...

* Bức tranh thiên nhiên và con người trong mỗi đoạn thơ mang một vẻ đẹp riêng: (2 điểm)

  • Bức tranh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp của buổi sáng trong trẻo, mát lành, ánh sáng dịu dàng, bầu trời trong xanh, gió nhẹ, nắng hồng, báo hiệu một chuyến đi biển thật bình yên và may mắn.
  • Vẻ đẹp của con người là những chàng trai vô cùng vạm vỡ, rắn chắc (với các động từ mạnh: phăng, vượt, phép so sánh hăng như con tuấn mã..). Đó là vẻ đẹp thể chất của con người lao động nhuộm nắng gió biển khơi, là những người con ưu tú nhất, mạnh mẽ nhất của làng chài quê hương...
  • Bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên mặt biển vô cùng tráng lệ, rực rỡ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa. Phép so sánh, nhân hóa gợi tả không gian mênh mông, làn nước biển lấp lánh phản chiếu sắc đỏ của ánh hoàng hôn đang rực lên... Những con sóng dài được hình dung như những then cài mà cánh cửa là màn đêm đang buông xuống. Biển đêm trở thành một ngôi nhà gần gũi, ấm áp thân thuộc với con người.
  • Vẻ đẹp của con người lao động trong đoạn thơ này là câu hát căng tràn sức sống. Lời hát như khúc tráng ca lên đường, thể hiện niềm vui, lòng lạc quan yêu đời của người dân chài. Đó không chỉ là sức mạnh thể chất mà chủ yếu là sức mạnh tinh thần, là tư thế chủ động, làm chủ thiên nhiên, biển trời của những con người trên những đoàn thuyền nối nhau ra khơi (chứ không phải là chiếc thuyền đơn lẻ)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (4 điểm) Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, 2005)

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)

Câu 2 (6 điểm).

Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:

"Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công".

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.

Câu 3 (10 điểm).

Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:

"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh."

(Sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 12, 13 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2010)

Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (4,0 điểm)

a, Yêu cầu về kỹ năng:

  • Trên cơ sở có sự hiểu biết về đoạn thơ, qua việc chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, HS viết thành bài văn cảm thụ ngắn có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình ảnh "cánh buồm ".
  • Kết hợp bình, cảm thụ về nội dung và nghệ thuật.
  • Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Lê Duẩn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?