Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Lương Tấn Thịnh

TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. (6.0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu.

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Chính Hữu, Đồng chí, SGK Ngữ Văn 9, tập một, NXBGD, 2018)

1. Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên một văn bản (chú thích tên tác giả) em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được ra mắt bạn đọc có cùng năm sáng tác với bài thơ này. (1.0 điểm)

2. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh? (1.5 điểm)

3. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép có quan hệ bổ sung (gạch chân và chú thích rõ)  (3.5 điểm)

Phần II (4.0 điểm)

Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, những dòng viết về tình cảm của ông Sáu dành cho con đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:

“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rẫu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

1. Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả miêu tả đôi mắt của những ai? Em hiểu gì về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt ấy? (1.5 điểm)

2. Bằng một đoạn văn tự sự khoảng 2/3 trang giấy thi có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, hãy kể lại đoạn truyện về cuộc chia tay đầy xúc động của cha con ông Sáu trước lúc ông lên đường. (gạch chân và chú thích rõ yếu tố miêu tả nội tâm) (2.5 điểm)

--- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1

Câu 1:

- Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Văn bản cùng năm sáng tác: Làng – Kim Lân

Câu 2:

- Kiểu câu đặc biệt.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh tình đồng chí sâu đậm, đặc biệt, thiết tha.

+ Tạo kết thúc cho câu trước và làm nền để mở đầu cho câu sau.

Câu 3:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận văn học theo phép lập luận diễn dịch và sử dụng câu ghép có quan hệ bổ sung.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

- Giới thiệu chung:

+ Tác giả Chính Hữu và tác phẩm Đồng chí.

+ Vị trí đoạn thơ: nằm ở phần đầu, nói về cơ sở hình thành tình đồng chí.

- Phân tích:

+ Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".

+ "Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá".

+ Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo".

+ Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: Họ là những người nông dân nghèo.

+ Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

+ Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hang ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. (6.0 điểm) Trong một bài thơ, Nguyễn Duy đã nhắc đến mối quan hệ giữa người và trăng:

“Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Để rồi khi gặp lại trăng, nhà thơ thấy:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Câu 1 (1.0 điểm) Những câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Câu 2 (0.5 điểm) Vì sao “vầng trăng” lại trở thành “người dưng qua đường”?

Câu 3 (0.5 điểm) Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ:

“Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Câu 4 (3.0 điểm) Từ khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 10 đến 12 câu làm rõ những suy ngẫm của nhà thơ khi gặp lại ánh trăng. Đoạn văn em vừa viết có sử dụng câu phủ định (gạch chân dưới câu phủ định).

Phần II. (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

 “Con ơi! Con ơi! Con có ý oán thầy giáo con vì người đã nóng quá. Con nghĩ lại xem đã bao nhiêu lần con gắt gỏng, mà gắt gỏng với ai? Với cha con, với mẹ con là những người đáng lẽ con phải kính nể.

Thầy giáo con đôi khi nóng nảy, không phải là không có cớ. Đã bao nhiêu năm, người khó nhọc dạy trẻ. Trừ một vài đứa có nghĩa và ở thuỷ chung với thầy, còn phần đông là những kẻ vong ân, chúng đã phụ lòng tốt của người và không nghĩ đến công lao của người. Hết thảy bọn chúng con đều gieo cho thầy những mối ưu phiền hơn là những sự như ý. Một người hiền lành nhất trên trái đất này, ở vào địa vị thầy, cũng phải đâm ra tức giận. Lắm phen, trong mình khó xử, thầy cũng phải gắng đi làm vì không đến nỗi phải nghỉ, con có biết đâu! Thầy gắt vì thầy đau, nhất là những khi thầy thấy các con biết rõ là thầy yếu lại thừa cơ nghịch ngợm thì thầy đau khổ biết dường nào!

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (7.0 điểm)

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Áng trăng”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”.

 (Ngữ văn 9, tập một, 'NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ánh trăng”. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ để bài thơ?

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Từ hồi về thành phố/quen ánh điện cửa gương " và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

3. Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vầng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu phép.

(Gạch dưới một câu ghép và một câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp).

Phần II. Làm văn (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thấy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?

2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy?

3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước).

- Hoàn cảnh đó có ý nghĩa trong việc thể hiện chủ đề bài thơ: khi đất nước mới vừa hòa bình, con người ta sống trong ấm no, đủ đầy, sẽ dễ quên đi những khó khăn và những ân nghĩa ở trong quá khứ. Bởi vậy bài thơ ra đời như một sự nhắc nhở con người thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung”.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: hoán dụ. “Ánh điện, cửa gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.

- Hiệu quả nghệ thuật: cách nói hoán dụ giúp tăng hiệu quả biểu đạt, làm cho lời thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm hơn.

Câu 3:

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hóan dụ: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Câu 4:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 12 câu.

+ Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: phân tích khổ thơ thứ hai, tập trung thể hiện tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vầng trăng làm rõ được sự bất ngờ, ngạc nhiên, ân hận của nhân vật trữ tình. Từ đó rút ra bài học cho bản thân về sự ân nghĩa, thủy chung trong cuộc đời.

+ Viết theo lối diễn dịch: câu chủ đề đặt ở đầu đoạn.

+ Sử dụng lời dẫn trực tiếp: câu dẫn trực tiếp dẫn nguyên văn và đặt trong ngoặc kép.

+ Sử dụng câu ghép: câu ghép là câu có hai hoặc nhiều vế chủ - vị và không bao chứa nhau.

Phần II. Làm văn

Câu 1:

- Từ ngữ xưng hô: “thầy”, “con”, “ngài”.

Câu 2:

- Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ kính trọng, biết ơn của vị danh tướng đối với người thầy cũ. Vị danh tướng giờ đã trở thành người có địa vị, quyền cao chức trọng nhưng vẫn giữ thái độ biết ơn, thành kính đối với người thầy năm xưa. Đó chính là phẩm chất đạo đức cao quý của vị danh tướng.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)

Đọc kỹ bài ca dao và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 1: (0.5 điểm)

Vì sao “Anh” lại “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”?

Câu 2 (1.5 điểm)

Tìm và nêu giá trị biểu cảm của phép tu từ nổi bật trong bài ca dao.

Câu 3 (1.0 điểm)

Theo em, đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu “Nhớ ai dãi nắng dầm sương” là chỉ ai? Vì sao em xác định như vậy?

II. Phần tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

 “Tâm lý chưa đi đã sợ không tới, chưa làm đã sợ không xong ... là những rào cản cản trở lớn nhất mà người ta tự dựng lên cho mình trong quá trình hình thành nhân cách. Nếu như không gạt bỏ những sợ hãi luôn vây lấy mình như sợ khó, sợ thất bại ... thì đến bao giờ ta mới chạm được những gì ta muốn, chưa nói đến việc có thành công không.”

(Khi người ta trẻ - Báo Thanh niên)

Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 2 (4.0 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Mỗi tác phẩm là tiếng lòng mang nhiều nỗi niềm, khát vọng của tác giả gửi đến người đọc. Tác phẩm nào ở học kì 1 trong chương trình Ngữ văn lớp 9 để lại trong lòng em ấn tượng khó quên? Hãy trình bày cảm nhận của em về tác phẩm đó?

Đề 2: Chiến tranh đã khép lại nhưng vết thương của chiến tranh để lại trong lòng người vẫn còn đó với nỗi đau day dứt khôn nguôi cho những người ở lại. Em hãy chọn trong vai nhân vật bé Thu hoặc ông Sáu kể lại cuộc gặp gỡ và chia ly của cha con đầy xúc động đã làm se thắt bao trái tim người đọc.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc hiểu văn bản

Câu 1:

- Nhân vật trữ tình “Anh” “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” vì đây là những thứ bình dị, gần gũi, thân thương làm cho nhân vật trữ tình dù đi xa cũng không thể quên được những thứ quá đỗi thân thương ấy.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ nổi bật: điệp từ “nhớ”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh những nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Đồng thời bày tỏ tình cảm tha thiết, gắn bó của nhân vật với những điều thân thương nơi quê nhà.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I. (6.0 điểm) Trong một bài thơ, Nguyễn Duy đã nhắc đến mối quan hệ giữa người và trăng:

“Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Để rồi khi gặp lại trăng, nhà thơ thấy:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Câu 1 (1.0 điểm) Những câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Câu 2 (0.5 điểm) Vì sao “vầng trăng” lại trở thành “người dưng qua đường”?

Câu 3 (0.5 điểm) Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ:

“Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Câu 4 (3.0 điểm) Từ khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 10 đến 12 câu làm rõ những suy ngẫm của nhà thơ khi gặp lại ánh trăng. Đoạn văn em vừa viết có sử dụng câu phủ định (gạch chân dưới câu phủ định).

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Lương Tấn Thịnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?