TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3 điểm)
a. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng như thế nào?
b. Viết một đoạn văn thuyết minh (khoảng 10 dòng), đề tài: Mùa thu xứ Huế, có yếu tố miêu tả để thuyết minh.
Câu 2: (2 điểm)
a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
b. Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 3: (5 điểm)
Hãy tưởng tương em gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3 điểm)
a. Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
- Giúp cho thuyết minh được cụ thể hơn, sinh động hơn và hấp dẫn hơn.
- Bài thuyết minh có thể kết hợp yếu tố miêu tả.
- Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
b. Yêu cầu viết đoạn văn:
- Đoạn văn khoảng 10 dòng.
- Không sai các lỗi: dùng từ, ngữ pháp, chính tả, viết tắt.
- Đề tài: Mùa thu xứ Huế.
- Đoạn văn có tính chất thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả để minh hoạ vẻ đẹp thơ mộng của cảnh vật mùa thu ở xứ Huế.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (3.0 điểm)
a. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:
Nói băm nói bổ
Nửa úp nửa mở
b. Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì?
Câu 2:
Đọc đoạn văn sau, thực hiện các yêu cầu a,b:
“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cùng bị người ra rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu … Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
a. Nhận biết
Chỉ ra các phương thức được sử dụng trong đoạn văn
b. Thông hiểu
Viết câu khái quát nêu lên ý chính của đoạn văn
Câu 3 (5.0 điểm)
Viết bài văn tự sự (có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) thay lời ông Hai, nhân vật trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, kể lại sự việc từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
--- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
a.
- Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo. (phương châm lịch sự)
- Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (phương châm cách thức)
b. Việc sử dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói ở đâu? Nói để làm gì?
Câu 2:
a. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
b. Nội dung chính: tâm trạng đầy đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian.
Câu 3:
a. Giới thiệu chung:
- Tác giả.
- Tác phẩm.
- Nội dung phần cần phân tích.
b. Phân tích:
- Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:
+ Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ.
+ Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi.
+ Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.
+ Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:
- Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;
- Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.
- Cho tương lai cả gia đình.
+ Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:
- Không dám bước chân ra khỏi nhà.
- Không dám nói chuyện với vợ.
- Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.
- Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong, soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng...
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.
Câu 2: (2 điểm)
Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó.
Câu 3: (5 điểm)
Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
a. Nội dung đoạn thơ: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê.
- Nghệ thuật:
+ Từ gợi tả (xanh biếc, nước gương trong, tỏa, lấp loáng).
+ Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh.
b. Đoạn thơ có thể phân làm hai ý nhỏ:
- Hai câu đầu: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương. Điểm sáng nghệ thuật cần khai thác:
+ Từ gợi tả màu sắc: xanh biếc, lấp loáng, động từ khẳng định "có".
+ Nghệ thuật nhân hóa: "soi tóc những hàng tre".
- Hai câu cuối: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. Điểm sáng nghệ thuật:
+ So sánh để khẳng định "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”.
+ Động từ "tỏa" rất gợi hình. Từ láy "lấp loáng" gợi hình ảnh.
Câu 2: (2 điểm)
a. Tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: ca ngợi những con người lao động mới. Những con người vô danh đã âm thầm sống, lao động và suy nghĩ... như vậy cho đất nước.
b. Câu văn thể hiện chủ đề truyện ngắn: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
Câu 3: (6 điểm)
a. Về hình thức:
- Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao.
- Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí.
- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể.
- Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả.
- Thứ tự kể: Theo dòng cảm xúc, tâm sự của nhân vật bé Thu với em về nỗi niềm của chính mình.
b. Về nội dung:
- Nhân vật chính: bé Thu.
- Tình huống truyện: giả định em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu.
---(Để xem tiếp đáp án câu 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
(1) Công nghệ hiện đại đã làm thay đổi cuộc sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, mang lại những trải nghiệm mới mẻ với vô số tiện ích giúp tìm kiếm, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng song cũng có những mặt trái nhất định.
(2) Công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người. Đó là sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng … và từ đó Internet cũng được kết nối ở mọi nơi: từ quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, khách sạn đến các tụ điểm công cộng …
(3) Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng công nghệ là thường xuyên, như một phần không thể thiếu. Vào mạng để làm việc, học tập, tìm kiếm thông tin; ngoài ra còn trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm khi tham gia các diễn đàn … Việc chia sẻ buồn vui trên blog, các trang mạng xã hội đang trở thành “cơn sốt”. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực mà công nghệ hiện đại mang lại thì việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào những sản phẩm công nghệ hiện đại cũng đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại, ipad, máy vi tính để tán gẫy, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến. Thay vì như trước đây, giới trẻ dành nhiều thời gian cho đọc sách, gặp gỡ trực tiếp bạn bè để cùng nhau làm bài tập nhóm, trò chuyện, vui chơi, … thì bây giờ lại gặp nhau qua màn hình máy tính, smartphone,…- một thế giới ảo. Việc đó vô tình khiến chúng ta dần đánh mất những bản năng vốn có của con người. Đến khi phải đối mặt với thế giới thực tại lại thấy xa lạ, khó hòa nhập.
(Theo duonggcv.wordpress.com)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Tìm từ trái nghĩa của các từ: nhanh chóng, dễ dàng, mạnh mẽ, thật.
Câu 3: Nội dung chính của văn bản
Câu 4: Tìm các từ thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó, trong đoạn (2).
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (4.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố
tre ăn đời ở kiếp với người nông dân
Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
thương nhau mắt nhìn không chớp
ân tình xòe những bàn tay”
(Nguyễn Trọng Hoàn, Trích Lũy tre, Tam ca, tr 9 10, NXB Hội nhà văn, 2007)
a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên
b. Trong những dòng thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viết về cây tre?
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ thuộc trường từ vựng tả đặc điểm, phẩm chất cây tre trong hai dòng thơ sau:
Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
d. Theo em, phẩm chất nào của cây tre trong đoạn thơ trên có nhiều nét tương đồng nhất với con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về phẩm chất ấy.
Câu 2: (6.0 điểm)
Nhập vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để kể lại câu chuyện từ khi nghe tin làng theo Tây đến kết thúc truyện.
--- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
a. Từ láy: Phong phanh, dẻo dai,
b. Biện pháp tu từ: nhân hóa.
c.
- Trường từ vựng chỉ đặc điểm, phẩm chất của cây tre: trong trắng, xanh, săn, ngay thẳng.
- Tác dụng: vừa tả được đặc điểm của cây tre lại vừa gợi liên tưởng đến những phẩm chất đáng quý của con người.
d.
- Chỉ ra được phẩm chất tương đồng của cây tre với con người Việt Nam.
- Viết được đoạn văn về phẩm chất ấy với yêu cầu:
+ Đúng hình thức, thể thức một đoạn văn.
+ Giải thích ngắn gọn và nêu vai trò, ý nghĩa của phẩm chất ấy.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hoàng Hoa Thám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !