TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói:
“Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?”
Nhà hiền triết bảo:
“Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”.
Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi:
“Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?”
Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ.
Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác.
Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm.
Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Phần đọc hiểu văn bản (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Cái bánh đời
Cháu hỏi ông: Đời là gì vậy?
Biết nói làm sao nhỉ, cháu ơi!
Đời như cái bánh thơm ngon ấy
Cháu cũng như ông có một đời
Nghe thế cháu cười reo, rối rít
Bánh cháu còn nguyên, rất ngọt bùi
Bánh của ông ăn, còn quá ít
Cho ông một nửa sống thêm vui
- Ôi cháu của ông, cháu thật ngoan
Nhưng đời lại không thể “ăn gian”
Bánh đời của cháu còn to lắm
Nhớ để ăn chung bạn một bàn
Tố Hữu
Câu 1 (0,5): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (2,0): Phân tích ý nghĩa hình tượng “cái bánh đời” ?
Câu 3 (3,5): Những suy nghĩ gợi ra từ lời người ông nói với cháu trong khổ thơ cuối?
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)
Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà thơ dùng để ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.
Câu 3: Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”.
Câu 4: Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy).
Phần II. Làm văn (6 điểm)
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc hiểu:
Câu 1. Phép điệp và liệt kê (đồng thời nêu được dẫn chứng minh họa) đã được nhà thơ dùng đề ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết.
Câu 2.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).
- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.
Câu 3. Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè...
Câu 4. Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.
- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:
+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...
+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...
+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt ...
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)
Câu 1: Anh(chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trong bài thơ trên bằng một, hai câu ngắn gọn?
Câu 2: Hãy nêu thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc?
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng?
Câu 4: Cụm từ “ đan vào nhau” có ý nghĩa gì?
Câu 5: Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề bài thơ là “hỏi”?
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vịnh khoa thi Hương
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Câu 1: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”?
Câu 2: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?
Câu 3: Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?
Câu 4: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng?
Câu 5: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết
Phần II. Làm văn (6 điểm)
Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1:
- Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX
- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự.
Câu 2:
- Kì thi có sự xáo trộn thiếu nề nếp quy củ trường thi ở Nam Định thi lẫn với trường thi Hà Nội.
- Nhà nước tổ chức chứ không phải triều đình.
Câu 3:
- Sĩ tử lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác.
- Quan trường ậm ọe âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo.
Câu 4:
- Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất; quan sứ đến >< mụ đầm ra.
- Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 11 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Võ Văn Kiệt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !