TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại quốc tế chủ nghĩa. Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
(Trích từ Lịch sử thế giới hiện đại/ trang 201 – Nhà xuất bản Giáo dục )
Qua đoạn tư liệu trên, em hãy rút ra nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945 ) ?
Câu 2: Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, một phong trào khởi nghĩa vũ trang mới dưới danh nghĩa Cần Vương diễn ra sôi nổi, gây nhiều tổn thất cho địch.
Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm sáng tỏ:
a. Tác dụng của chiếu Cần Vương ?
b. Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao ?
Câu 3:
Trước sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, trong 20 năm đầu thế kỷ XX của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đã diễn ra quá trình tìm kiếm con đường cứu nước mới. Dựa vào những hình ảnh trên và sự hiểu biết của mình, anh (chị) hãy làm sáng tỏ: Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những điểm gì khác so với con đường đi của những người đi trước ?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
- Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị…
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít nhằm gây chiến tranh để chia lại thế giới.
- Chính sách thỏa hiệp, “ dung dưỡng “ của các nước phương tây tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh.
- Các nước đế quốc hình thành hai khối đối lập.
Câu 2:
a/ Tác dụng của chiếu Cần Vương
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta –> Phong trào Cần vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỉ XIX.
b/ Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao ?
* Nhận xét: Trong các cuộc khởi nghĩa của PTCV thì khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất, - Bởi vì:
+ Quy mô rộng lớn, địa bàn rộng, lan rộng ra khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
+ Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
+ Lực lượng tham gia: được sự ủng hộ nhiệt tình và đông đảo của các tầng lớp nhân dân và các dân tộc người thiểu số về vật chất và lực lượng
+ Chế tạo được loại vũ khí tối tân: súng trường theo mẫu Pháp.
+ Có sự chuẩn bị chu đáo, tích trữ lương thực.
+ Về quân sự, biết sử dụng những phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giao chiến với quân địch, đánh nhiều trận lớn gây cho địch nhiều tổn thất
=> Đánh dấu bước phát triển cao nhất của p/t CV dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
Câu 3:
a. Con đường đi cứu nước của những người đi trước ?
- Các bậc sĩ phu và văn thân yêu nước chủ yếu là dựa vào các nước để giúp VN chống Pháp
VD : Như Phan Bội Châu sang Nhật để dựa vào Nhật giúp VN chống Pháp, hay học tập những kinh nghiệm cũa Nhật để lãnh đạo đồng bào ta chống Pháp.
VD : Như Phan Châu Trinh là chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, nhờ Pháp đánh đổ vua và phong kiến hủ bại, tạo điều kiện để giành độc lập.
b. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Là quá trình khảo sát, lựa chọn
+ Đi đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế giới
+ Từ đó người rút ra kết luận : CMTS Pháp, CMTS Mĩ là những cuộc cách mạng chưa tới nơi. Người ta đã cách mạng hàng trăm năm rồi mà dân chúng vẫn cực khổ và đang toan tính làm lại cuộc cáh mạng khác.
+ Cuộc CM tới nơi mà NAQ tìm kiếm là cuộc CMGPDT, đồng thời giải phóng người lao động.
- > Vì vậy Người khẳng định VN phải đi theo CM tháng Mười Nga : Con đường CM vô sản. (Đây là con đường cứu nước đúng đắn nhất đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác.
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?
A. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho Đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc.
C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô.
D. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc.
Câu 2: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?
A. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận. B. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán.
C. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài. D. Kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng.
Câu 3: Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách:
A. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít.
B. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
C. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít.
D. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu.
Câu 4: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.
B. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam.
C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến.
D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây.
Câu 5: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?
A. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn.
B. Gia Định không có quân triều đình đóng.
C. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.
D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia.
Câu 6: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?
A. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.
C. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.
Câu 7: Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì:
A. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
B. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực.
C. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng.
D. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô.
Câu 8: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?
A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki.
B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu.
C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng.
D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng.
Câu 9: Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là:
A. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. B. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.
C. Đức tấn công Anh, Pháp. D. Đức tấn công Liên Xô.
Câu 10: Điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là:
A. Có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. Có một nền chính trị độc lập.
C. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
D. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần trắc nghiệm:
1 | B | 13 | D |
2 | D | 14 | B |
3 | B | 15 | C |
4 | C | 16 | D |
5 | B | 17 | B |
6 | B | 18 | B |
7 | D | 19 | D |
8 | C | 20 | D |
9 | B | 21 | C |
10 | A | 22 | D |
11 | A | 23 | C |
12 | D | 24 | D |
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là:
A. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân.
B. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống.
C. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống.
D. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.
Câu 2: Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là:
A. Thể chế Xã hội chủ nghĩa. B. Thể chế quân chủ chuyên chế.
C. Thể chế quân chủ lập hiến. D. Thể chế Cộng hòa.
Câu 3: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
A. Là cuộc cách mạng tư sản B. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Là cuộc cách mạng vô sản D. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Câu 4: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) buộc các nước tư bản phải
A. xem xét lại con đường phát triển B. tăng cường chạy đua vũ trang.
C. chống lại Quốc tế Cộng sản. D. tìm cách tiêu diệt Liên Xô.
Câu 5: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì:
A. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi.
B. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau.
C. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế,tiềm lực quân sự.
D. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?
A. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt.
B. Lênin từ Phần Lan trở về nước.
C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
D. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva.
Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước?
A. Tình hình chính trị không ổn định.
B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài.
D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn.
Câu 8: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh
A. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.
B. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
C. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.
D. sự ra thất bại của phe Liên minh.
Câu 9: Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?
A. Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
B. Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.
C. Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.
D. Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.
Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô rong những năm 1921- 1941.
A. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
B. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc.
C. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc
D. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần trắc nghiệm:
1 | D | 13 | C |
2 | D | 14 | C |
3 | D | 15 | C |
4 | A | 16 | C |
5 | A | 17 | C |
6 | C | 18 | A |
7 | C | 19 | D |
8 | A | 20 | D |
9 | C | 21 | D |
10 | D | 22 | B |
11 | A | 23 | C |
12 | D | 24 | B |
ĐỀ SỐ 4
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. Chỉ hoạt động cầm chừng và địa bàn ở trung du và miền núi.
B. Chấm dứt hoạt động.
C. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn.
D. Chỉ hoạt động cầm chừng.
Câu 2: Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
A. Đòi quyền lợi dân tộc. B. Đòi quyền tự do, dân chủ.
C. Đòi quyền lợi kinh tế. D. Đòi quyền lợi giai cấp.
Câu 3: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Học sinh, sinh viên. B. Tiểu thương, tiểu chủ.
C. Chủ các hãng buôn. D. Nhà báo, nhà giáo.
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.
B. Thực dân pháp rất chú trọng khai đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
C. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh.
D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.
Câu 5: Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?
A. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.
C. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
Câu 6: Đặc điểm của phong trào Cần vương là:
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
C. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.
D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
Câu 7: Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh nghiệm gì?
A. Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến.
B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.
C. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc.
D. Tranh thủ sự ửng hộ giúp đỡ bên ngoài.
Câu 8: Chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước ta là giai cấp:
A. địa chủ phong kiến. B. công nhân.
C. tư sản. D. nông dân.
Câu 9: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế:
A. Xây dựng. B. Công nghiệp phục vụ đời sống.
C. Khai mỏ. D. Luyện kim.
Câu 10: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:
A. Tầng lớp tiểu tư sản. B. Tầng lớp địa chủ nhỏ.
C. Tầng lớp tư sản. D. Giai cấp nông dân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần trắc nghiệm:
1 | C | 13 | D |
2 | C | 14 | D |
3 | C | 15 | B |
4 | C | 16 | C |
5 | D | 17 | B |
6 | D | 18 | B |
7 | A | 19 | C |
8 | A | 20 | D |
9 | C | 21 | A |
10 | D | 22 | A |
11 | A | 23 | C |
12 | D | 24 | A |
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là:
A. Đức tấn công Liên Xô. B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
C. Quân đội Đức tấn công Ba Lan. D. Đức tấn công Anh, Pháp.
Câu 2: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?
A. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng.
B. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng.
C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki.
Câu 3: Khi biết tin Pháp tấn công Đà Nẵng, Ông đã tự chiêu mộ 300 người, xin Vua được ra chiến trường. Ông là ai ?
A. Phan Văn Trị. B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Phạm Văn Nghị. D. Nguyễn Trị Phương.
Câu 4: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859) đã:
A. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
B. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
D. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
Câu 5: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?
A. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia.
B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn.
C. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.
D. Gia Định không có quân triều đình đóng.
Câu 6: Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?
A. Phe Liên minh. B. Phe Hiệp ước.
C. Phe Trục . D. Phe Đồng minh.
Câu 7: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.
B. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.
C. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.
D. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
Câu 8: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây.
B. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam.
C. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.
D. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến.
Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngưn cản không cho nhân dân chống Pháp.
B. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo.
C. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ.
D. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất.
Câu 10: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là:
A. Trận Cuốcxcơ. B. Trận công phá Béclin.
C. Trận Mátxcơva. D. Trận Xtalingrát.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Phần trắc nghiệm:
1 | C | 13 | B |
2 | A | 14 | C |
3 | C | 15 | C |
4 | A | 16 | A |
5 | D | 17 | C |
6 | D | 18 | A |
7 | A | 19 | D |
8 | D | 20 | C |
9 | B | 21 | B |
10 | D | 22 | A |
11 | D | 23 | C |
12 | A | 24 | A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lộc Phát. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Giang
Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Sào Nam