TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021
MÔN LỊCH SỬ 8
ĐỀ SỐ 1
Phần A Trắc nghiệm khách quan (3,0đ)
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ở đâu?
A. Cửa biển Ba Lạt ngày 31/8/1858
B. Cửa biển Quảng Yên ngày 01/9/1858.
C. Cửa biển Đà Nẵng ngày 01/9/1858
D. Cửa biển Hải Phòng ngày 17/2/1858.
Câu 2: lãnh tụ chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà nẵng là ai?
A. Nguyễn Danh Phương
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3: Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai?
A.Trương Định.
B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Nguyễn Trung Trực.
D.Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4: Đầu năm 1867 các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp là những tỉnh nào sau đây?
A. Ba tỉnh miền Đông.
B. Ba tỉnh miền Tây.
C. Ba tỉnh miền Đông và tỉnh Vĩnh long
D. Sáu tỉnh Nam Kì.
Câu 5: Phong trào Cần Vương diễn ra qua mấy giai đoạn?
A. Hai giai đoạn
B. Ba giai đoạn.
C. Bốn giai đoạn.
D. Năm giai đoạn.
Câu 6. Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa của đối tượng nào sau đây?
A. Phong trào của nông dân.
B. Phong trào Cần Vương.
C. Phong trào của binh lính.
D. Phong trào của dân tộc ít người.
Câu 7. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?
A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.
D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.
Câu 8 . Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở đâu?
A. Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
B. Vùng núi Lam Sơn miền Tây Thanh Hóa
C. Vùng Mã Cao miền Tây Thanh Hóa
D. Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ( Nga Sơn-Thanh Hóa)
Câu 9: Điền sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian sau
a. Tháng 2/1859 | |
b. Ngày 5/6/1862 | |
c.Ngày 6/6/1884 | |
d. Ngày 13/7/1885 | |
II. Phần tự luận (7đ)
Câu 1: (3đ) Nêu nguyên nhân dẫn đến việc kí hiệp ước Giáp tuất? Trình bày nội dung của hiệp ước? Hiệp ước dẫn đến hậu quả gì?
Câu 2: (2đ) Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp? Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?
Câu 3: (2đ) Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương?
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Đọc kĩ và chọn đáp án đúng trong các ý sau.
1. Pháp đã lợi dụng sự việc nào để đem quân ra đánh chiếm Bắc Kì năm 1873?
A. Triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng Hạ Long dẹp cướp biển.
B. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên chống Pháp khắp nơi.
C. Nhân dân Bắc Kì tích cực ủng hộ nhân dân Nam Kì chống Pháp.
D. Trương Định không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà vẫn chống Pháp.
2. Khi Pháp đem quâm xâm lược nước ta thì thái độ của triều đình Huế là:
A. Tập trung huấn luyện binh sĩ sẵn sàng chống Pháp.
B. Chỉ lo cố thủ đợi Pháp đến đánh rồi chống trả
C. Ra sức đàn áp, ngăn cản các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân.
D. Kêu gọi nhân dân nổi dậy cùng triều đình chống Pháp.
3. Mở đầu cuộc xâm lược nước ta, sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà vì:
A. Vũ khí của quân ta mạnh hơn quân Pháp.
B. Pháp không liên kết với quân Tây Ban Nha.
C. Quân ta anh dũng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.
D. Pháp thực hiện âm mưu đánh chắc, tiến chắc.
4. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
B. Ngày 01-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
C. Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.
D. Ngày 24-6-1867, Pháp tấn công 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Câu 2. (1,0 điểm) Nối tên các Hiệp ước (cột A) với nội dung của Hiệp ước (cột B)
Cột A | NỐI | Cột B |
1. Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) | 1 → | a. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. |
2. Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) | 2 → | b. Thừa nhận Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (Côn Đảo). |
3. Hiệp ước Quí Mùi (Hác-măng) | 3 → | c. Chế độ phong kiến Việt Nam đã sụp đổ, và được thay bằng chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa. |
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) | 4 → | d. Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. Mọi việc của triều đình Huế đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. |
Câu 3. (1,0 điểm) Chọn và điền từ thích hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu lịch sử sau: Chọn các từ sau để điền: Phồn Xương, tinh nhuệ, Bắc Giang, Phan Bội Châu, Tôn Thất Thuyết, bắt liên lạc, hợp tác.
"Từ năm 1897 - 1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn. Đề Thám cho khai khẩn đồn điền (1) ............, lo tích lũy lương thực, xây dựng quân đội (2) ............, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước trong đó có (3)......... và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, (4) ......... với Đề Thám".
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm (2điểm)
Câu 1 (1 điểm) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào ngày:
A. 1/8/1858. B. 5/8/1858
C. 25/8/1858. D.1/9/1858.
2. Mục tiêu tấn công đầu tiên của Thực dân Pháp vào nước ta là:
A. Thuận An. B. Gia Định.
C. Đà Nẵng D. Hà Nội
3. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào:
A. 24/2/1859 B. 24/2/1861.
C. 5/6/1862. D.6/5/1862
4. Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là:
A. Vua Hàm Nghi . B. Tôn Thất Thuyết.
C. Phan Đình Phùng. D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 2(1điểm): Cho các cụm từ (từng bước, hoàn toàn, kiên quyết, đường lối) điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
A. Từ năm 1858 dến năm 1884 là quá trình Triều đình Huế đi từ đầu hàng……(a)….đến đầu hàng……(b)….trước Thực dân Pháp.
B. Khi Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược thì Triều đình Huế có tổ chức kháng chiến nhưng thiếu sự.......(c).......không có .......(d)......sáng suốt, linh hoạt.
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 4
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?
A. Viên Chưởng Cơ
B. Phạm Văn Nghị
C. Nguyễn Mậu Kiến
D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 4: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Câu 5: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
A. Giúp vua cứu nước
B. Bảo vệ cuộc sống
C. Giành lại độc lập.
D. Cứu nước, cứu nhà.
Câu 6: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
Câu 7: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
A. Cải cách kinh tế, xã hội
B. Cải cách duy tân
C. Chính sách ngoại giao mở cửa
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 5
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương.
D. Phong trào Duy Tân.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892
C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885
D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 - Trường THCS Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 Trường THCS Lý Thái Tổ có đáp án
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 Trường THCS Bùi Thị Xuân có đáp án
Chúc các em học tốt!