TRƯỜNG THCS DỊCH VỌNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 12 bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Dòng nào nói đúng về tác giả và thời gian sáng tác bài thơ Nhớ rừng!
A. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
B. Tác giả Thứ Lễ - Bài thơ được sáng tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
D. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác trước năm 1930
Câu 2. Ý nghĩa câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ Nhớ rừng là gì?
A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ
B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất
C. Thể hiện niềm khát khao tự do một cách mãnh liệt
D. Thể hiện nỗi chán ghét thực tại nhạt nhẽo, tù túng
Câu 3. Dòng nào không phải là tâm tư của tác giả Thế Lữ gửi gắm trong bài thơ Nhớ rừng?
A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt
B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối
C. Lòng yêu nước kín đáo, sâu sắc
D. Tâm trạng an phận thủ thường, không muốn thay đổi
Câu 4. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của dân chài lưới trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh?
A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mơi hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (4 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản?
Câu 2: (6 điểm)
Cảm nhận của em về văn bản Đi bộ ngao du (Trích E-min hay về giáo dục của Giăng Giắc Ru - Xô).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (4 điểm)
a. Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu:
- Thuế máu - nhan đề bóc trần luận điệu khai hoá, bảo hộ của thực dân Pháp.
- Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân một cách đanh thép.
b. Nhận xét về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản Thuế máu:
- Tác giả sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “bản xứ” làm bia đỡ đạn.
- Sử dụng từ ngữ trào phúng như: “Chiến tranh vui tươi”, “lập tức họ biến thành...”, “được phong cho cái danh hiệu tối cao”... khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai.
- Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái “Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp.
Câu 2:
Cảm nhận về văn bản Đi bộ ngao du (Trích E-min hay về giáo dục của Giăng Giắc Ru - Xô):
a. Hiểu được đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị:
- Đi bộ khiến cho con người thoải mái, chủ động và tự do.
---(Đáp của câu 2 đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Câu 2: (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thẳm”.
Qua bài thơ Quê hương em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Phép tu từ nhân hoá: “trăng nhòm”, điệp từ: “ngắm”.
b. Giá trị các biện pháp tư từ trong câu thơ trên: (1,5 điểm)
- Nghệ thuật nhân hoá: Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ.
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Câu 2:
a. Hình thức
Yêu cầu viết dưới dạng đoạn văn ngắn.
b. Nội dung của vấn đề chứng minh
Tình yêu quê hương, đất nước trong sáng và đằm thắm.
- Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện trong cách cảm nhận, miêu tả về làng quê.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất:
Câu 1: Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ Nhớ rừng và Ông đồ là gì?
A. Thương người và hoài cổ.
B. Coi thường và khinh bỉ cuộc sông tầm thường hiện tại.
C. Nhớ tiếc quá khứ.
D. Đau xót và bất lực.
Câu 2: Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu trong bài thơ cùng tên hiện ra như thế nào?
A. Được mọi người yêu quý vì đức độ.
B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp.
C. Bị mọi người quên lãng theo thời gian.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ Khi con tu hú?
A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ.
D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Câu 4: Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét: “Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè...”.
A. Tràn ngập âm thanh.
B. Có màu sắc tươi sáng.
C. Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu.
D. Ảm đạm, ủ ê.
---(Để xem những câu hỏi còn lại của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (4 điểm)
Chép chính xác bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2: (6 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) nói lên cái thú đi bộ của mình trong thành phố hoặc ở thôn quê.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
a.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
b. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung:
+ Thể hiện cốt cách và tâm hồn thi sĩ, chiến sĩ của Hồ Chí Minh.
+ Một hồn thơ chan hoà với thiên nhiên; một chiến sĩ cách mạng ung dung, lạc quan.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Giọng thơ thanh thoát, hồn nhiên, vui tươi, giàu cảm xúc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Dịch Vọng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !